Overweight Cargo là gì? Được quy định ra sao? Giải đáp A-Z

Thuật ngữ siêu trường, siêu trọng để chỉ hàng hóa được chuyên chở mà không phải là chỉ những chiếc xe đầu kéo. Và theo luật giao thông vận tải cũng có quy định về các loại hàng hóa khác nhau, trong đó có hàng Overweight Cargo.

Khái niệm thuật ngữ Overweight Cargo là gì, đặc điểm loại hàng này ra sao, quy định thế nào khi vận chuyển,…cũng chính là những kiến thức hữu ích nhất về hàng siêu trọng mà Ratraco Solutions chúng tôi muốn chuyển tải cho các bác tài, doanh nghiệp, chủ hàng, các đơn vị vận chuyển đã và đang quan tâm.

Overweight Cargo là gì? Ví dụ loại hàng này?

Nội dung sau đây mà Ratraco thu thập được sẽ giúp bạn biết rõ hàng Overweight Cargo là hàng gì cùng một số ví dụ về hàng Overweight Cargo:

Khái niệm Overweight Cargo

Overweight Cargo là gì? Overweight Cargo danh từ trong tiếng Anh được gọi là hàng siêu trọng. Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 32 tấn. Khi sắp xếp hàng siêu trọng lên phương tiện đường bộ và đường thủy thì trọng lượng sẽ trên 20 tấn.

Overweight Cargo là gì? Được quy định ra sao? Giải đáp A-Z
Overweight Cargo hiểu theo nghĩa tiếng Việt là Hàng siêu trọng, là hàng không thể tháo rời được và trọng lượng của loại hàng này thường lớn hơn 32 tấn.

Ví dụ hàng siêu trường siêu trọng

Ví dụ một số mặt hàng siêu trường, siêu trọng thường gặp như:

  • Máy móc công nghiệp nặng: Máy ép thủy lực, máy dập khuôn, máy CNC cỡ lớn;
  • Kết cấu xây dựng: Cột bê tông, dầm cầu, giàn giáo siêu dài, giàn khoan, thép tấm, thép cuộn, thép định hình, khung nhà công trình, kết cấu bê tông,…;
  • Thiết bị năng lượng: Tuabin gió, máy phát điện, máy biến áp;
  • Phương tiện vận tải: Thân tàu, xe quân sự, cánh máy bay, xe đào công trình, xe cẩu,…
Xem thêm  Hàng Container là gì? Khác gì so với hàng hóa còn lại?

Cách quy đổi trọng lượng tính cước hàng siêu trường siêu trọng

Cước phí vận tải hàng siêu trường siêu trọng sẽ được quy đổi từ trọng lượng của chúng, tùy các mốc đo lường sẽ có chi phí khác nhau. Quy định được sử dụng phổ biến như sau:

  • Các hàng hóa có thể tích nhỏ hơn 1,5m3: Trọng lượng tính cước là trọng lượng thực tế tính cả bao bì;
  • Các hàng hóa lớn hơn 1,5m3: Mỗi 1,5m3 được tính là 1 tấn, nhân lên tương ứng;
  • Đơn vị quy định là tấn, nếu trường hợp có số lẻ khối lượng dưới 0,5 tấn có thể bỏ qua, ngược lại trên 0,5 tấn sẽ tính thành 1 tấn;
  • Tương tự với tấn, km cũng là đơn vị chuẩn, nếu dưới 1km được bỏ qua, ngược lại trên 0,5 km sẽ tính là 1 km.

Quy định về vận tải hàng siêu trọng Overweight Cargo đường bộ

Quy định của Overweight Cargo là gì? Đối với hàng Overweight Cargo cần tuân thủ các quy định đặt ra nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.

Những quy định cần nắm về hàng siêu trọng Overweight Cargo vận chuyển bằng đường bộ mà Đơn vị vận chuyển container Ratraco Solutions cập nhật chi tiết mới nhất như sau:

Quy định về phương tiện vận tải hàng siêu trường, siêu trọng

1. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là phương tiện có kích thước, tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển; đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

Xem thêm  Thủ tục nhập khẩu motor ra sao? Chia sẻ mới nhất

2. Trường hợp các rơ moóc kiểu module có tính năng ghép nối được với nhau sử dụng để chở hàng siêu trường, siêu trọng, cơ quan đăng kiểm xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường của xe với nội dung: “Được phép ghép nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép”.

Overweight Cargo là gì? Được quy định ra sao? Giải đáp A-Z
Khi vận chuyển Overweight Cargo sẽ có những quy định riêng liên quan tới phương tiện vận tải cũng như quy định về việc lưu hành phương tiện vận tải hàng siêu trọng trên đường bộ.

Quy định về việc lưu hành phương tiện vận tải hàng siêu trường, siêu trọng đường bộ

1. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ phải thực hiện theo quy định.

2. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu thông trên đường bộ phải tuân thủ các điều kiện qui định ghi trong Giấy phép lưu hành xe; đồng thời tuân thủ chỉ dẫn của người điều hành hỗ trợ dẫn đường, hộ tống (nếu có).

3. Các trường hợp phải có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống:

a) Khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau: chiều rộng lớn hơn 3,5 mét; chiều dài lớn hơn 20 mét;

b) Tại vị trí công trình phải gia cường đường bộ.

4. Các trường hợp phải khảo sát đường bộ:

a) Khi xếp hàng lên phương tiện có một trong các kích thước bao ngoài như sau: chiều rộng lớn hơn 3,75 mét hoặc chiều cao lớn hơn 4,75 mét hoặc chiều dài lớn hơn 20 mét đối với đường cấp IV trở xuống hoặc lớn hơn 30 mét đối với đường cấp III trở lên;

Xem thêm  Tìm hiểu hàng siêu trường siêu trọng là gì, được hiểu như thế nào là đúng?

b) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá khả năng khai thác của đường bộ. (Theo Thông tư Số: 46/2015/TT-BGTVT).

Quy trình vận tải Overweight Cargo hàng siêu trọng thế nào?

Overweight Cargo là gì đã được giải đáp, làm rõ ở trên. Tiếp theo đây sẽ là quy trình các bước vận tải hàng siêu trường siêu trọng Overweight Cargo cần nắm:

Bước 1: Tiếp nhận đơn hàng

Khách hàng cung cấp thông tin sơ bộ về đơn hàng như:

  • Loại hàng hóa;
  • Quy cách hàng hóa (số lượng, kích thước, trọng lượng);
  • Địa chỉ giao nhận hàng;
  • Hình ảnh hoặc bản vẽ của kiện hàng;
  • Tuyến đường vận chuyển;
  • Thỏa thuận về thời gian vận chuyển và giao nhận hàng.

Bước 2: Khảo sát hàng hóa

Đơn vị vận tải sẽ tiếp nhận, tiến hành khảo sát hàng hóa và tuyến đường di chuyển:

  • Khảo sát tuyến đường di chuyển để tránh trở ngại và ảnh hưởng lúc vận chuyển;
  • Đánh giá kích thước và trọng lượng hàng hóa để kiểm tra thông tin của khách hàng và đưa ra giải pháp vận chuyển.
Overweight Cargo là gì? Được quy định ra sao? Giải đáp A-Z
Quy trình các bước vận tải hàng Overweight Cargo gồm tiếp nhận đơn hàng, khảo sát, tư vấn vận tải và đóng gói, ký hợp đồng, vận chuyển và giao tới địa điểm theo yêu cầu.

Bước 3: Tư vấn vận tải và đóng gói hàng hóa

Nhân viên vận tải tư vấn về vận chuyển hàng và cách sắp xếp hàng lên xe. Nếu cần, tư vấn cách đóng gói hàng dễ hư hỏng.

Bước 4: Ký kết hợp đồng

Làm giá vận tải và ký hợp đồng vận chuyển hàng giữa hai bên.

Bước 5: Vận tải hàng hóa

Triển khai điều xe đến địa điểm nhận hàng theo hợp đồng.

Trên đây là bài tổng hợp kiến thức cần biết về thuật ngữ Overweight Cargo là gì cùng quy định, quy trình vận tải hàng siêu trường siêu trọng mà RatracoSolutions Logistics chúng tôi đã kịp thời chuyển tải cho các doanh nghiệp, chủ hàng,…nắm rõ và chọn phương tiện vận tải phù hợp. Ngoài ra, quý khách có nhu cầu vận chuyển container đường sắt Bắc Nam và liên vận Quốc tế, liên hệ ngay cho Ratraco để được hỗ trợ về dịch vụ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ