Thuế quan Customs Duty là khoản phí đánh vào hàng hóa khi đi qua biên giới quốc tế và đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết Thương mại quốc tế và bảo vệ các Ngành công nghiệp trong nước.
Trong khuôn khổ bài viết này, Ratraco Solutions chúng tôi sẽ giải đáp nhanh kiến thức cần biết gồm Customs Duty là gì? Customs Duty quy định những gì? Đặc trưng và tác động của Customs Duty?,…cùng các loại Customs Duty thông dụng hiện nay.
Custom Duty là gì và có nguồn gốc từ đâu?
Nội dung sau sẽ giúp bạn hiểu được Customs Duty là gì và có nguồn gốc xuất phát từ đâu:
Khái niệm Custom Duty
Customs Duty dịch nghĩa tiếng Việt là Thuế quan, trong đó:
- “Customs”: Danh từ chỉ các cơ quan hải quan hay liên quan đến hải quan.
- “Duty”: Danh từ chỉ nghĩa vụ hoặc thuế.
Customs Duty là một khoản phí được áp đặt lên hàng hóa hoặc sản phẩm khi chúng vượt qua biên giới quốc gia hoặc được nhập khẩu vào một quốc gia.
Thuế quan thường được sử dụng để bảo vệ nền kinh tế nội địa của một quốc gia bằng cách tạo ra một khoảng cách giữa giá cả của hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu.

Nguồn gốc thuật ngữ Custom Duty
Nguồn gốc của Custom Duty bắt nguồn từ các giao thương quốc tế khi các quốc gia áp dụng thuế để điều chỉnh luồng hàng hóa, đảm bảo cân bằng thương mại. Theo thời gian, thuế này trở thành một phần không thể thiếu trong Luật hải quan.
Quy định về đối tượng và các loại thuế quan Customs Duty
Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động vận chuyển container lạnh, container khô Nội địa và liên vận Quốc tế, Ratraco Solutions trang bị nhiều kiến thức về thuế quan, chứng từ, vận đơn,…và sau đây là quy định cần biết về thuế quan Customs Duty cho các nhà nhập khẩu tham khảo:
Đối tượng chịu thuế quan Custom Duty
Căn cứ điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về các đối tượng chịu thuế quan sau:
Điều 2. Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
4. Hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư.

Các loại thuế quan Custom Duty
Các hình thức phân loại thuế quan phổ biến gồm:
Phân loại theo cách tính thuế:
- Thuế quan theo đơn giá hàng hóa;
- Thuế quan cụ thể;
- Thuế quan hỗn hợp.
Phân loại theo đối tượng chịu thuế:
- Thuế quan xuất khẩu;
- Thuế quan nhập khẩu.
Phân loại theo tính chất áp dụng:
- Thuế quan tạm thời;
- Thuế quan vĩnh viễn.
Phân loại theo mức độ ưu đãi:
- Thuế quan không ưu đãi;
- Thuế quan ưu đãi.
Đặc trưng riêng của thuế quan (Custom Duty)
Quy định và đặc trưng riêng của Customs Duty là gì? Một số đặc trưng của Thuế quan (Custom Duty) bao gồm:
Custom Duty Do Chính phủ địa phương quy định
Thuế quan được quy định bởi Chính phủ của quốc gia đó, thường là thông qua cơ quan hải quan.
Custom Duty tạo thu nhập cho Chính phủ
Thuế quan cung cấp một nguồn thu nhập cho Chính phủ để có thể chi trả các khoản chi phí cần thiết để bảo vệ và phát triển kinh tế trong nước.
Custom Duty áp dụng với hàng nhập khẩu
Thuế quan được áp dụng cho các mặt hàng được nhập khẩu vào một quốc gia từ các quốc gia khác.
Custom Duty tạo khoảng cách giữa giá hàng nhập khẩu với hàng trong nước
Mục đích của thuế quan là tạo ra một khoảng cách giữa giá của hàng nhập khẩu và hàng trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất trong nước.
Custom Duty tính theo giá trị hoặc trọng lượng
Thuế quan có thể được tính toán dựa trên giá trị hàng hoặc sản phẩm, trọng lượng của chúng hoặc một số yếu tố khác liên quan đến tính chất sản phẩm, ngành công nghiệp tương ứng.
Custom Duty sử dụng kiểm soát nhập khẩu sản phẩm
Thuế quan cũng có thể được sử dụng để kiểm soát lưu lượng nhập khẩu của một số sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm nhạy cảm hoặc có liên quan đến an ninh quốc gia.
Custom Duty sử dụng như một công cụ thương mại
Thuế quan có thể được sử dụng như một công cụ để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm trong nước và bảo vệ các nhà sản xuất trong nước.
Custom Duty có thể được miễn, giảm hoặc tăng
Thuế quan có thể được miễn hoặc giảm trong một số trường hợp đặc biệt như các thỏa thuận thương mại hoặc các quốc gia có mối quan hệ đặc biệt.
Customs Duty đối với nền kinh tế quốc gia tác động ra sao?
Tác động của Customs Duty là gì? Có thể nói, thuế quan (Custom duty) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia. Cụ thể:
Tạo nguồn thu nhập cho Chính phủ
Thuế quan cung cấp một nguồn thu nhập cho chính phủ, giúp họ có thể chi trả các khoản chi phí cần thiết để bảo vệ và phát triển kinh tế trong nước.
Bảo vệ sản xuất trong nước
Thuế quan được sử dụng nhằm bảo vệ các sản phẩm và ngành công nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh từ các sản phẩm nhập khẩu. Điều này giúp bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước và đảm bảo sự phát triển của chúng.

Kiểm soát lưu lượng nhập khẩu
Thuế quan để kiểm soát lưu lượng nhập khẩu của một số sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm được xem là nhạy cảm hoặc có liên quan đến an ninh quốc gia.
Điều tiết đồng đều cạnh tranh
Thuế quan điều tiết đồng đều cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong nước và các nhà sản xuất nước ngoài. Điều này giúp ngăn chặn các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường và cản trở sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất.
Thúc đẩy phát triển kinh tế
Thuế quan sử dụng để thúc đẩy phát triển kinh tế bằng cách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển và cạnh tranh.
Customs Duty là gì đã được giải đáp kèm theo đó là các quy định chung về Thuế quan mà các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu nhất định phải biết để hỗ trợ quá trình nhập hàng từ nước ngoài về Việt Nam được thông quan mau chóng, hợp quy. Hãy tiếp tục đồng hành cùng trang tin tức của Ratraco Solutions để góp nhặt, tổng hợp nhiều thuật ngữ logistics – xuất nhập khẩu một cách chuẩn xác và hữu ích nhất.