Những quy định và rủi ro trong ủy thác nhập khẩu thường gặp

Cán cân Thương mại Việt Nam những năm gần đây đã có sự tăng trưởng vượt bậc cả về kim ngạch xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu. Đối với các đơn vị, chủ hàng khi muốn nhập hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam cần thực hiện quá trình ủy thác xuất nhập khẩu vì đây là một nghiệp vụ cần thiết và không thể thiếu.

Vậy ủy thác xuất nhập khẩu là gì? Quy định quy định về ủy thác nhập khẩu ra sao? Có hay không những rủi ro trong ủy thác nhập khẩu? Cùng tìm đọc thông tin sau để có câu trả lời cho vấn đề Doanh nghiệp bạn quan tâm.

Khái niệm về ủy thác nhập khẩu

Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia dựa trên các nguyên tắc đã được thống nhất là trao đổi ngang giá và lấy tiền tệ làm môi giới. Nhập khẩu không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà nó là hệ thống các quan hệ buôn bán trong nền kinh tế (có cả tổ chức bên trong và bên ngoài).

Những quy định và rủi ro trong ủy thác nhập khẩu thường gặp
Ủy thác nhập khẩu là nhờ bên thứ 3 đại diện thực hiện nhập khẩu mặt hàng bất kỳ.

Nhập khẩu ủy thác là hình thức nhờ một Đơn vị thứ 3 (Công ty chuyên về ủy thác nhập khẩu). Đơn vị đó sẽ đại diện cho Công ty nhập khẩu của bạn thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa nào đó.

Những quy định, trách nhiệm trong ủy thác nhập khẩu

Dưới đây là những nội dung quy định về ủy thác nhập khẩu cần biết:

Xem thêm  Tìm hiểu hoạt động đào tạo nguồn nhân lực Logistics tại Việt Nam

Đối tượng cần ủy thác nhập khẩu

  • Các Đơn vị Doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm đàm phán với đối tác nước ngoài, chưa rõ quy trình, thủ tục hải quan để tự nhập khẩu hàng hóa. Việc thuê một Đơn vị dịch vụ ủy thác chính là giải pháp an toàn, tiết kiệm nhất;
  • Cá nhân không có tư cách pháp nhân nên không có chức năng nhập khẩu, không ký hợp đồng được với đối tác là Doanh nghiệp nước ngoài;
  • Doanh nghiệp có đầy đủ chức năng nhập khẩu nhưng do mặt hàng mới hoặc hàng khó nhập thấy chưa đủ kinh nghiệm để nhập. Lúc này nên thuê Công ty Dịch vụ ủy thác nhập khẩu vì họ có kinh nghiệm giải quyết mọi việc nhanh hơn;
  • Hoặc do không tin tưởng người bán ở nước ngoài, cần thuê Công ty Forwarder có đại lý hoặc hệ thống bên đó thay mặt liên hệ, kiểm tra hàng hóa, kiểm chứng công ty.

Trách nhiệm của người ủy thác

  1. Gửi cho người nhận ủy thác thông tin về số lượng hàng, loại hàng, các thông số kỹ thuật khác,…để họ đặt hàng;
  2. Kết hợp với người nhận ủy thác thương lượng hợp đồng với người bán nước ngoài;
  3. Nhanh chóng gửi tiền thanh toán hàng hóa cho bên nhận ủy thác;
  4. Kiểm tra hàng hóa cùng với người nhận ủy thác tại cảng;
  5. Thanh toán phí dịch vụ ủy thác nhập khẩu đã được ghi trên hợp đồng ủy thác.
Những quy định và rủi ro trong ủy thác nhập khẩu thường gặp
Hợp đồng ủy thác nhập khẩu quy định rõ trách nhiệm của người ủy thác và người nhận ủy thác.

Trách nhiệm của người nhận ủy thác

  1. Ký kết hợp đồng nhập khẩu với người bán nước ngoài;
  2. Kiểm tra và làm các thủ tục cơ bản để quá trình nhập khẩu hàng hóa diễn ra bình thường;
  3. Người nhận ủy thác là người thanh toán tiền hàng cho người bán nước ngoài;
  4. Kê khai và tạm nộp các khoản thuế tương ứng cho hàng hóa nhập khẩu;
  5. Lưu trữ cẩn thận bộ chứng từ nhập khẩu bao gồm: hợp đồng thương mại, hóa đơn,…;
  6. Xuất trả hàng hóa đã nhập cho người ủy thác theo hợp đồng thương mại
Xem thêm  Tìm hiểu những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa

Những rủi ro trong ủy thác nhập khẩu thường gặp

Bên cạnh sự tiện lợi, dễ sử dụng sẽ có những rủi ro trong ủy thác nhập khẩu mà bạn nên cân nhắc trước khi thực hiện ký kết, cụ thể đó là:

  • Sự ủy thác khiến Doanh nghiệp thụ động hơn do phụ thuộc vào bên trung gian khiến cho các hoạt động kinh tế có thể diễn ra chậm hơn so với dự tính của Doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp, cá nhân sử dụng Dịch vụ ủy thác phải mất một khoản phí ủy thác cho Công ty dịch vụ;
  • Rủi ro mà người ủy thác phải gánh chịu có thể là thông tin sai lệch về nhà cung cấp và sản phẩm nhập khẩu, sự thông đồng giữa bên nhận ủy thác với nhà xuất khẩu.

Quy trình thực hiện ủy thác nhập khẩu

Các bước cơ bản xác định việc sử dụng Hợp đồng ủy thác nhập khẩu:

  • Bước 1: Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, có một loạt hệ thống các hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam, Doanh nghiệp cần lưu ý trước khi ủy thác nhập khẩu;
  • Bước 2: Kiểm tra về Doanh nghiệp nhận ủy thác, không phải Doanh nghiệp nào cũng uy tín để có thể tin tưởng ủy thác việc nhập khẩu nên Doanh nghiệp cần chú trọng bước này;
  • Bước 3: Xin giấy phép nhập khẩu, đối với nhiều loại hàng hóa đặc thù cần có giấy phép mới có thể nhập khẩu hoặc hàng hóa có hạn mức nhập khẩu, những điều này cần doanh nghiệp ủy thác hoặc nhận ủy thác xử lý các chứng từ, thủ tục trước khi công việc nhập khẩu được diễn ra. Nếu không có giấy phép đối với các mặt hàng này, khả năng bị hải quan giữ lại và tịch thu hàng hóa là rất lớn;
  • Bước 4: Thực hiện thủ tục nhập khẩu bình thường trên giấy tờ nhập khẩu không đứng tên chủ hàng mà là Doanh nghiệp ủy thác.
Xem thêm  6 tuyến đường sắt Việt Nam Trung Quốc nhộn nhịp nhất
Những quy định và rủi ro trong ủy thác nhập khẩu thường gặp
Quy trình ủy thác nhập khẩu hàng hóa được thực hiện rõ ràng, chi tiết theo quy định.

* Lưu ý: Khi điền tờ khai hải quan, mục tên người nhập khẩu chính là người nhận ủy thác và phải điền đầy đủ các thông tin cá nhân liên quan mà tờ khai yêu cầu,…

Trên đây là những quy định về và rủi ro trong ủy thác nhập khẩu, hy vọng các cá nhân, Doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan & nắm được những thông tin hữu ích để giúp ích, hỗ trợ hiệu quả cho công việc của mình.

Hợp đồng ủy thác nhập khẩu thuộc loại hợp đồng dịch vụ khá phổ biến được Nhà nước kiểm soát và quản lý trong các điều khoản ở các quy định, nghị định (gồm thông tin dịch vụ, mức phí, quyền và trách nhiệm của các bên,…). Vậy tóm lại, nếu đơn vị kinh doanh sản phẩm, hàng hóa nào cần cập nhật kiến thức liên quan, nhất định đừng bỏ qua bài viết tổng hợp nguồn tin quan trọng này nhé.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ