Để nhập khẩu một lô hàng đòi hỏi người làm thủ tục hải quan không chỉ nắm rõ quy trình mà còn phải biết rõ các thủ tục liên quan để tránh những sự cố phát sinh ngoài ý muốn khi nhập khẩu hàng hóa. Trong khuôn khổ bài viết này, thủ tục thông quan hàng hóa nhập khẩu sẽ được Ratraco Solutions chúng tôi cập nhật chi tiết. Cùng với đó là một vài lưu ý quan trọng khi tiến hành làm thủ tục thông quan mà doanh nghiệp cần biết.
Thông quan hàng hóa là gì?
Thông quan hàng hóa là quá trình xét duyệt hồ sơ và kiểm tra hàng hóa trước khi được nhập khẩu vào hoặc xuất khẩu ra một quốc gia nào đó. Đây là bước quan trọng không thể thiếu trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhà xuất khẩu hay nhập khẩu sau khi mở tờ khai hải quan và được phân luồng tờ khai thì sẽ tiến hành đóng thuế rồi thông quan hàng hóa.

Hàng hóa được thông quan khi nào?
Theo Luật Hải quan quy định, hàng hóa được thông quan trong các trường hợp:
1. Sau khi cá nhân/doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục hải quan.
2. Hàng hóa xuất/nhập khẩu được thông quan khi:
- Được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế
- Thuộc diện phải nộp thuế trước khi thông quan nhưng chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền phải nộp nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp.
3. Hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành sẽ được thông quan sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định pháp luật và có một trong các số chứng từ như: giấy thông báo miễn kiểm tra, kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc quyết định xử lý của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với lô hàng được phép nhập khẩu hoặc kết quả kiểm tra chuyên ngành đáp ứng yêu cầu quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.
4. Hàng hóa xuất/nhập khẩu chưa nộp thuế, đang trong thời gian chờ làm thủ tục xét miễn, miễn thuế, không thu thuế sẽ được thông quan trong các trường hợp:
- Hàng hóa phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng đã nộp đủ thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế bảo vệ môi trường và một số loại thuế khác theo quy định (nếu có);
- Hàng hóa phòng chống thiên tai, cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo, dịch bệnh, viện trợ không hoàn lại nộp đủ các loại thuế có liên quan theo quy định của pháp luật đối với trường hợp thuộc đối tượng nộp thuế;
- Hàng hóa được thanh toán bằng nguồn vốn của ngân sách nhà nước và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số tiền thuế chưa được thanh toán từ khoản ngân sách của nhà nước.
Quy trình, thủ tục thông quan hàng hóa nhập khẩu như thế nào?
Dưới đây là quy trình, thủ tục thông quan hàng hóa nhập khẩu mà Đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt Ratraco Solutions muốn chia sẻ tới Quý doanh nghiệp:
Bước 1: Xác định loại hàng nhập khẩu
Nếu là loại thông thường thì không cần lưu ý gì tuy nhiên, nếu hàng hóa bạn định nhập khẩu thuộc loại phải công bố hợp chuẩn hợp quy thì cá nhân/doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố hợp quy trước khi hàng cập bến cảng.
Bước 2: Kiểm tra bộ hồ sơ chứng từ hàng hóa
Doanh nghiệp cần chuẩn bị gồm có: Hợp đồng thương mại (Sale Contract), phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List), giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O), vận đơn lô hàng (Bill of Lading), hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
Bước 3: Khai tờ khai hải quan và truyền đi
Sau khi nhận được giấy báo hàng, doanh nghiệp cần khai tờ khai hải quan và truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu thông tin đầy đủ và chính xác.
Bước 4: Lấy lệnh giao hàng
Để lấy được lệnh giao hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị đủ bộ hồ sơ sau: bản sao CMND/ CCCD, bản sao vận đơn và bản gốc vận đơn có con dấu.

Bước 5: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
Sau khi doanh nghiệp truyền tờ khai hải quan đi, hệ thống sẽ tự phân luồng hàng hóa thành luồng xanh (doanh nghiệp in tờ khai và đóng thuế), đỏ (hàng bị kiểm hóa) hoặc vàng (đơn vị hải quan kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng).
Bước 6: Hoàn tất nghĩa vụ thuế và thủ tục hải quan
Doanh nghiệp phải nộp thuế VAT và thuế nhập khẩu, ngoài ra còn tùy vào loại hàng nhập khẩu mà có thể nộp thêm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế môi trường.
Bước 7: Vận chuyển hàng hóa về kho và bảo quản
Lưu ý khi làm thủ tục thông quan hàng hóa nhập khẩu
Khi làm thủ tục thông quan hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp CẦN LƯU Ý:
- Mỗi tờ khai sẽ được khai tối đa 50 mặt hàng, nếu nhiều hơn phải dùng nhiều tờ khai và chúng được liên kết với nhau bằng số nhánh của tờ khai;
- Trị giá tính thuế. Nếu như người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng kí tờ khai và khai thông tin nhập khẩu trong cùng 1 ngày thì sẽ có tỷ giá tính thuế giống nhau. Nếu làm thủ tục tỏng 2 ngày có tỉ giá khác nhau, doanh nghiệp sẽ báo lỗi. Khi đó, người khai hải quan sẽ dùng nghiệp vụ IDB để báo lại, thực chất là gọi lại IDA;
- Hàng hóa thuộc diện được miễn, giảm thuế. Là điều doanh nghiệp cần lưu ý để đảm bảo lợi ích khi khai báo trên hệ thống;
- Khi người khai sử dụng IDA, hệ thống sẽ tự động lấy thuế suất tại ngày dự kiến khai báo IDC để điền vào;

- Hàng hóa chịu thuế VAT. Doanh nghiệp cần nhập mã thuế suất thuế VAT vào mục có sẵn trên màn hình để đăng ký KBHQ nhập khẩu;
- Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai. Hệ thống sẽ từ chối cấp số tờ khai và báo lỗi. Song nếu hàng thuộc trường hợp cấp bách như cứu trợ, phục vụ an ninh quốc phòng thì vẫn được hệ thống chấp nhận;
- Nếu cùng mặt hàng mà thời hạn nộp thuế khác nhau, người khai sẽ phải khai trên nhiều tờ khai kđể tương ứng với từng thời hạn nộp thuế;
- Đăng ký bảo lãnh riêng trước khi cấp số tờ khai. Nếu rơi vào trường hợp này, doanh nghiệp cần chắc chắn số vận đơn phải khớp với số vận đơn khai trong màn hình nhập liệu.
Trên đây là toàn bộ quy trình, thủ tục thông quan hàng hóa nhập khẩu chi tiết cũng như giải đáp khi nào hàng được thông quan qua cửa khẩu. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang gặp bất cứ vướng mắc nào có thể tham khảo, lưu lại thông tin để áp dụng khi cần. Nếu có nhu cầu vận chuyển container đường sắt Nội địa, Quốc tế, liên hệ ngay Ratraco để được hỗ trợ.