Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt thế nào?

Có thể nói, ngân sách Nhà nước là “túi tiền” của Nhà nước. Nguồn thu của ngân sách Nhà nước phần lớn đến từ thuế. Trong đó, không thể kể đến thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với một số loại hàng hóa như tàu bay, du thuyền, thuốc lá điếu, xì gà, bài lá, bia, xăng các loại,..và dịch vụ có tính chất đặc thù như kinh doanh casino, kinh doanh xổ số, kinh doanh massage, vũ trường,…tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ điều này cũng như chưa hiểu hết cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt như thế nào?

Ratraco Solutions sẽ chỉ ra những kiến thức căn bản nhất giúp các cá nhân hiểu được khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt là gì cũng như cách tính, công thức tính, đối tượng áp dụng chịu thuế, đối tượng không phải chịu thuế,…Từ đó có sự chủ động hơn đối với các loại hình kinh doanh của mình, tuân thủ quy định nộp thuế đúng thời gian, đúng hạn mức yêu cầu, hạn chế tình trạng vướng mắc, truy thu nộp phạt thuế không đáng có về sau.

Khái niệm Thuế tiêu thụ đặc biệt và đặc điểm của loại thuế này

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

Đây là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt, mang tính chất xa xỉ do các Doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ. Các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó sẽ chịu trách nhiệm nộp thuế nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán. Mục đích nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu. Đồng thời điều tiết mạnh tới thu nhập của người tiêu dùng. Từ đó tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh.

Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt

  • Có đối tượng chịu thuế hẹp, chỉ bao gồm một số hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cần điều tiết;
  • Điều tiết một lần trong suốt quá trình lưu thông hàng hoá và dịch vụ. Cụ thể, các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB chỉ được đánh một lần ở khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ;
  • Là loại thuế gián thu. Tính chất gián thu của loại thuế này thể hiện: Thuế TTĐB đánh vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ chịu thuế TTĐB một cách gián tiếp thông qua giá cả của hàng hoá, dịch vụ mà người đó tiêu dùng;
  • Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cao. Do đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, không thực sự cần thiết nên việc áp dụng thuế suất cao là nhằm điều tiết lại quá trình sản xuất, sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ này.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt thế nào?
Thuế tiêu thụ đặc biệt được hiểu như là loại thuế đánh theo % mức chịu đối với các loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ của Doanh nghiệp.

Thời điểm xác định thuế TTĐB như sau:

  • Đối với Hàng hóa: Thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;
  • Đối với Dịch vụ: Thời điểm phát sinh doanh thu là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;
  • Đối với Hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Thực trạng hàng hóa được đưa vào diện Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thành tựu đạt được

Việc thực thi pháp luật thuế TTĐB trên thực tế đã thu được nhiều thành tựu như:

  • Nhà nước có những thay đổi phù hợp với các yếu tố khách quan, cân bằng giữa lợi ích của Nhà nước với cá nhân;
  • Tạo khung pháp lý cơ bản để việc thi hành thuế TTĐB được diễn ra thuận lợi;
  • Không gây bất lợi hoặc gây những cách hiểu khác nhau dẫn tới cách áp dụng khác nhau;
  • Các Doanh nghiệp chấp hành khá nghiêm chỉnh việc thực thi pháp luật thuế TTĐB theo các quy định về trình tự kê khai, nộp thuế, tính thuế của pháp luật. Và việc lưu, giữ các hóa đơn, chứng từ cũng được các Doanh nghiệp quan tâm một cách thích đáng để làm căn cứ nộp thuế TTĐB, khấu trừ thuế TTĐB…;
  • Thuế TTĐB mặc dù có diện đối tượng chịu thuế thu hẹp nhưng lại có thuế xuất cao hơn các loại thuế gián thu khác;
  • Thuế TTĐB đem lại được cho Ngân sách nhà nước nguốn thu không nhỏ;
  • Theo thống kê tỷ trọng số thu từ thuế TTĐB lớn thứ tư trong tỷ trọng các số thu từ sắc thuế hiện hành.

Hạn chế

Trốn thuế của các Doanh nghiệp kinh doanh:

  • Tồn tại lớn nhất của việc thực thi thuế TTĐB đó là hành vi trốn thuế của các đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là đối tượng bị áp dụng thuế TTĐB;
  • Các đơn vị tìm cách trốn thuế;
  • Nếu tồn tại sự “hợp tác ngầm” giữa cán bộ thu thuế và người nộp thuế sẽ làm thất thoát số thuế TTĐB phải nộp mà không bị xử lý;
  • Việc trốn thuế có thể thực hiện thông qua hành vi chuyển giá. Tức là hành vi do các cơ sở kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá hàng hóa, dịch vụ trong các giao dịch mua, bán giữa các cơ sở kinh doanh có mối quan hệ đặc biệt. Với mục đích giảm thiểu tới mức có thể nghĩa vụ thuế của các bên trong giao dịch đối với Nhà nước.

Ý thức, văn hóa tôn trọng pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý thuế:

  • Là đội ngũ thay mặt Nhà nước thực thi pháp luật thuế TTĐB ở thu, kiểm tra việc thi hành của người nộp thuế TTĐB;
  • Ý thức tôn trọng pháp luật của họ sẽ quyết định phần quan trọng tới việc thực thi pháp luật;
  • Hành vi trốn thuế dù tinh vi đến đâu nếu thực hiện kiểm tra một cách triệt để, công minh thì đều có thể tìm ra.

Chế tài chưa chặt chẽ:

  • Các văn bản pháp luật gần như không có chế tài xử lý thích đáng đối với đội ngũ cán bộ thuế khi có vi phạm;
  • Đối với những cán bộ đã vi phạm tùy vào mức độ vi phạm mà có mức xử lý phù hợp;
  • Nếu không có các quy định rõ ràng sẽ dẫn tới việc tiếp tay cho hoạt động trốn thuế. Hoặc chính bản thân cán bộ sẽ gợi ý cho đối tượng nộp thuế có quen biết cách trốn thuế.

Ví dụ: Đối với các mặt hàng nằm trong diện chịu thuế TTĐB như thuốc lá, bia, rượu,…Cụ thể:

  • Quy định phải in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh chiếm 50%;
  • Quy định đóng góp vào Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá;
  • Yêu cầu cấp phép toàn diện;
  • Cấm quảng cáo và khuyến mại dưới mọi hình thức.

Cách tính Thuế tiêu thụ đặc biệt như thế nào cho đúng?

Dưới đây là công thức tính Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng mới nhất:

a) Công thức chung khi tính thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp:

Thuế TTĐB phải nộp = Số lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ x Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB

b) Cách xác định thuế TTĐB phải nộp đối với hàng hóa nhập khẩu:

Đối với hàng hóa nhập khẩu thì phải tính và nộp thuế TTĐB ở cả khâu nhập khẩu và khi cơ sở nhập khẩu bán hàng trong nước. Theo đó, trình tự xác định thuế TTĐB trong trường hợp này gồm 3 bước sau đây:

  • Bước 1: Xác định thuế TTĐB phải nộp khi nhập khẩu theo công thức sau:

Thuế TTĐB phải nộp = Số lượng hàng hoá chịu thuế TTĐB nhập khẩu x Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB

  • Bước 2: Xác định thuế TTĐB phát sinh của hàng hóa tiêu thụ nội địa khi cơ sở nhập khẩu bán ra trong nước trên cơ sở giá tính thuế TTĐB và theo công thức sau:

Thuế TTĐB phát sinh của hàng hóa tiêu thụ = Số lượng hàng hoá chịu thuế TTĐB tiêu thụ nội địa Giá tính thuế TTĐB Thuế suất thuế TTĐB

  • Bước 3: Xác định thuế TTĐB cơ sở nhập khẩu phải nộp khi bán trong nước theo công thức sau:

Thuế TTĐB phải nộp của hàng hóa tiêu thụ nội địa = Thuế TTĐB phát sinh của hàng hóa tiêu thụ – Thuế TTĐB đã nộp khi nhập khẩu tương ứng với lượng hàng hóa tiêu thụ nội địa.

Đối tượng nào phải chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định?

Các đối tượng hàng hóa, dịch vụ bắt buộc phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định hiện hành, bao gồm:

Hàng hóa

  • Bài lá;
  • Bia;
  • Rượu;
  • Vàng mã, hàng mã;
  • Tàu bay, du thuyền;
  • Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
  • Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
  • Xăng các loại;
  • Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
  • Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt thế nào?
Có một số mặt hàng hoặc Dịch vụ kinh doanh đặc biệt bắt buộc phải chịu nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định hiện hành như rượu, bia, thuốc lá, xe ô tô, kinh doanh xổ số,…

Dịch vụ

  • Kinh doanh đặt cược;
  • Kinh doanh xổ số;
  • Kinh doanh casino; trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy jackpot, máy slot và các loại máy tương tự;
  • Kinh doanh Golf bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi golf;
  • Vũ trường;
  • Mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke).

Đối tượng nào không phải chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt?

1. Hàng hóa do Doanh nghiệp sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán ra, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu, bao gồm:

  • Hàng hóa do các doanh nghiệp sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài bao gồm cả sản phẩm, hàng hóa bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất, trừ ô tô dưới 24 chỗ bán cho doanh nghiệp chế xuất;
  • Cơ sở kinh doanh, sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB nếu tạm xuất tái nhập theo giấy phép tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu theo chế độ quy định thì khi tái nhập khẩu không phải nộp thuế TTĐB, nhưng khi cơ sở sản xuất bán hàng hóa này phải nộp thuế TTĐB;
  • Hàng do Doanh nghiệp sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế;
  • Hàng hóa trong nước mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm.

2. Với hàng hóa nhập khẩu không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc các trường hợp sau:

  • Hàng viện trợ nhân đạo và hàng viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu bao gồm: Hàng viện trợ nhân đạo và hàng viện trợ không hoàn lại nhằm khắc phục khó khăn trong thiên tại, bệnh dịch…; Quà biếu tặng từ tổ chức nước ngoài cho tổ chức Cơ quan nhà nước hay quà biếu tặng cho cá nhân tại Việt Nam.
  • Hàng nhập khẩu của các nước mượn lãnh thổ Việt Nam để xuất khẩu: Hàng hóa được vận chuyển không thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức nước ngoài, chỉ mượn lãnh thổ Việt nam trong một thời gian ngắn để lưu kho, truyền tải.
  • Hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ khu đặc biệt của lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật, làm thủ tục nhập khẩu sau đó làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa đó trong thời hạn không phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu;
  • Hàng tạm nhập khẩu để tham dự hội chợ, triển lãm, để giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài phải tái xuất khẩu theo thời gian quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Đồ dùng, hành lý của tổ chức cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của cơ quan ngoại giao theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật;
  • Hàng hóa được xách theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam;
  • Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế ở các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định pháp luật.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt thế nào?
Với các mặt hàng thuộc viện trợ nhân đạo như vắc xin, vật tư y tế,…khi nhập khẩu vào Việt Nam không phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt.

3. Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa trong nước bán vào khu chế xuất và chỉ sử dụng trong khu phi thuế, hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ hai loại hàng hóa sau: hàng hóa được đưa vào khu chế xuất được áp dụng quy chế khu phi thuế quan có dân cư sinh sống, không có hàng rào cứng và xe ô tô chở người dưới 24 chỗ;

4. Máy bay, du thuyền được sử dụng vào mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch; máy bay sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng;

5. Về các loại phương tiện như: xe ô tô cứu thương, xe chở tội phạm, xe tang lễ, xe có chỗ ngồi và chỗ đứng từ 24 người trở lên và các loại xe trong khu vui chơi, thể thao và các loại xe chuyên dụng không đăng ký lưu hành và tham gia giao thông;

6. Điều hòa nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống, theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải, bao gồm ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay.

Qua bài chia sẻ thông tin hữu ích trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt là gì cũng như công thức cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt như thế nào chuẩn xác nhất để luôn có sự chủ động trong mọi trường hợp. Có những đối tượng hàng hóa, dịch vụ bắt buộc phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng cũng có các đối tượng không nhất thiết phải chịu mức thuế này, do đó cần phải nắm rõ các kiến thức căn bản liên quan tới thuế TTĐB. Ngoài ra, nếu cá nhân hoặc Doanh nghiệp nào đang tìm kiếm Đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng Container đi Bắc Nam uy tín chất lượng, liên hệ ngay với RatracoSolutions Logistics, chúng tôi sẽ trực tiếp tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá chuyển gửi hàng tốt nhất đến bạn.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ
Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ