Doanh nghiệp của bạn đang muốn nắm rõ nội dung chi tiết, các chỉ mục hạng mục cần kê khai trong mẫu hợp đồng vận tải hàng hóa thông dụng? Bạn đang đặt ra những câu hỏi liên quan tới mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng Container, mẫu hợp đồng vận tải đường sắt, mẫu hợp đồng vận tải đường biển, hay mẫu hợp đồng vận tải đường hàng không,…nhưng chưa có câu trả lời thỏa đáng từ các đơn vị vận tải khác tại Việt Nam? Ratraco Solutions sẽ cập nhật nhanh những thông tin về bản hợp đồng tương ứng với từng phương thức vận tải hàng phổ biến, áp dụng mới nhất cho năm 2020. Tham khảo bài viết để biết thêm chi tiết nhé.
Hợp đồng vận tải, vận chuyển hàng hóa hàng quan trọng thế nào?
Nếu bạn đang muốn vận chuyển hàng hóa từ Nam ra Bắc thì một trong những vấn đề quan trọng nhất chính là hợp đồng kí kết vận tải hàng. Chính bởi đây là loại giấy tờ quan trọng khi bạn cần hoàn thành những thủ tục cần thiết về vận tải hàng. Dưới đây là những quy định trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa mà các chủ hàng và đơn vị vận tải cần nắm rõ:
- Hợp đồng vận tải hàng hóa là bản cam kết mang giá trị pháp lý và được thỏa thuận giữa bên vận tải với bên thuê vận tải. Bên thuê vận tải sẽ yêu cầu đơn vị vận tải chịu trách nhiệm đưa hàng hóa đến đúng địa điểm và thời gian quy định
- Hợp đồng vận tải hàng cần phải liệt kê rõ các khoản mục, các điều khoản mà 2 bên đã thỏa thuận trước đó. Mức cước phí sẽ được tính theo sự thỏa thuận trong hợp đồng
- Một số bên thuê vận tải có thể sẽ lựa chọn đường hàng không để đáp ứng sự nhanh chóng, thuận tiện nhưng nếu muốn tiết kiệm chi phí tối đa với khối lượng hàng hóa lớn thì bạn nên lựa vận tải hàng bằng đường bộ là hợp lý hơn cả
- Bên được thuê vận tải phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho toàn bộ tài sản khi đến nơi giao nhận. Hợp đồng là văn bản pháp lý đóng vai trò điều kiện cần để quá trình giao nhận diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi. Bên cạnh đó cũng đảm bảo được quyền lợi của cả 2 bên
- Bên nhận hàng sẽ kiểm tra trước khi nhận như tình trạng hàng hóa có bị vỡ, hỏng hóc gì hay không. Khi cả 2 bên đều đồng ý và giao nhận hàng thì hợp đồng vận tải sẽ chấm dứt và hết hiệu lực pháp lý.
Các mẫu hợp đồng vận tải, vận chuyển hàng phổ biến nhất của Ratraco Solutions
Mẫu hợp đồng vận tải hàng thông dụng nhất hiện nay
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-***——
HỢP ĐỒNG VẬN TẢI HÀNG HÓA
Số: ………./20……/HĐVCHH
- Căn cứ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 17/HĐBT ngày 16-01-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
- Căn cứ [TEN CAC VAN BAN] phap quy về vận tải hàng hóa của nghành hoặc địa phương nếu có).
- Căn cứ vào sự thỏa thuận của hai bên.
Hôm nay, ngày [NGAY THANG NAM] tại [địa điểm ký kết].
Chúng tôi gồm có:
Bên A: Chủ hàng
- Tên cơ quan (hoặc doanh nghiệp): [TEN DOANH NGHIEP]
- Địa chỉ: [DIA CHI DOANH NGHIEP]
- Điện thoại: [SO ĐT]
- Tài khoản số: [SO TAI KHOAN] Mở tại ngân hàng: [TEN NGAN HANG]
- Đại diện là Ông (Bà): [HO VA TEN] Chức vụ: [CHUC VU]
- Giấy ủy quyền số: [SO GIAY UY QUYEN] (nếu có).
Viết ngày [NGAY THANG NAM] Do [HO VA TEN] chức vụ: [GIAM DOC HAY TONG GIAM DOC] ký (nếu có).
Bên B: Bên chủ phương tiện
- Tên cơ quan (hoặc doanh nghiệp): [TEN DOANH NGHIEP]
- Địa chỉ: [DIA CHI DOANH NGHIEP]
- Điện thoại: [SO DT]
- Tài khoản số: [SO TAI KHOAN] Mở tại ngân hàng: [TEN NGAN HANG]
- Đại diện là Ông (Bà): [HO VA TEN] Chức vụ: [CHUC VU]
- Giấy ủy quyền số: [SO GIAY UY QUYEN] (nếu có).
Viết ngày [NGAY THANG NAM] Do [HO VA TEN] chức vụ: [GIAM DOC HAY TONG GIAM DOC] ký (nếu có). Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Hàng hóa vận tải
- Tên hàng: Bên A thuê bên B vận tải những hàng hóa sau:
- Tính chất hàng hóa :
Bên B cần lưu ý bảo đảm cho bên A những loại hàng sau được an toàn:
- [SO LOAI HANG] hàng cần giữ tươi sống: [TEN HANG]
- [SO LOAI HANG] hàng cần bảo quản không để biến chất [TEN HANG]
- [SO LOAI HANG] hàng nguy hiểm cần che đậy hoặc để riêng [TEN HANG]
- [SO LOAI HANG] hàng dễ vỡ [TEN HANG]
- [SO SUC VAT] súc vật cần giữ sống bình thường [TEN SUC VAT]
- Đơn vị tính đơn giá cước (phải quy đổi theo quy định của Nhà nước, chỉ được tự thỏa thuận nếu Nhà nước chưa có quy định)
Điều 2: Địa điểm nhận hàng và giao hàng
1/ Bên B đưa phương tiện đến nhận hàng tại (kho hàng) số nhà………………….. [DIA CHI GIAO] do bên A giao.
(Chú ý: Địa điểm nhận hàng phải là nơi mà phương tiện vận tải có thể vào ra thuận tiện, an toàn).
2/ Bên B giao hàng cho bên A tại địa điểm [DIA CHI GIAO] (có thể ghi địa điểm mà người mua hàng bên A sẽ nhận hàng thay cho bên A).
Điều 3: Định lịch thời gian giao nhận hàng
STT | Tên hàng | Nhận hàng | Giao hàng | Ghi chú | ||||
Số lượng | Địa diểm | Thời gian | Số lượng | Địa điểm | Thời gian |
Điều 4: Phương tiện vận tải
1/ Bên A yêu cầu bên B vận tải số hàng trên bằng phương tiện [TEN PHUONG TIEN] (xe tải chở hàng, vận tải container, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay,…) Phải có những khả năng cần thiết như:
- Tốc độ phải đạt [SO Km/h] km/ giờ.
- Có máy che [CHAT LIEU MAI CHE];
- Số lượng phương tiện là : [SO PHUONG TIEN]
2/ Bên B chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho phương tiện vận tải để bảo đảm vận tải trong thời gian là: [SO NGAY THANG NAM]
3/ Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tịên đi lại hợp lệ trên tuyến giao thông đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải.
4/ Bên B phải làm vệ sinh phương tiện vận tải khi nhận hàng chi phí vệ sinh phương tiện vận tải sau khi giao hàng bên A phải chịu là [SO TIEN] đồng.
5/ Sau khi bên B đưa phương tiện đến nhận hàng mà bên A chưa có hàng để giao sau: [SO PHUT] phút thì bên A phải chứng nhận cho bên B đem phương tiện về (từ 30 phút đến 60 phút có thể đòi về) và phải trả giá cước của loại hàng thấp nhất về giá vận tải theo đoạn đường đã hợp đồng. Trong trường hợp không tìm thấy người đại diện của bên A tại địa điểm giao hàng, bên B chờ sau 30 phút có quyền nhờ ủy ban nhân dân cơ sở xác nhận phương tiện có đến rồi cho phương tiện về và yêu cầu thanh toán chi phí như trên.
6/ Bên B có quyền từ chối không nhận hàng nếu bên A giao hàng không đúng loại hàng ghi trong vận đơn khi xét thấy phương tiện điều động không thích hợp với loại hàng đó, có quyền bắt bên A phải chịu phạ[SO THANG] [SO %] giá trị tổng cước phí (tương đương trường hợp đơn phương đình chỉ hợp đồng).
7/ Trường hợp bên B đưa phương tiện đến nhận hàng chậm so với lịch giao nhận phải chịu phạt hợp đồng là: [SO TIEN] đồng/ giờ.
Điều 5 : Về giấy tờ cho việc vận tải hàng hóa
1/ Bên B phải làm giấy xác báo hàng hóa (phải được đại diện bên B ký, đóng dấu xác nhận) trước giờ so với thời điểm giao hàng.
2/ Bên B phải xác báo lại cho bên A số lượng và trọng tải các phương tiện có thể điều động trong 24 giờ trước khi bên A giao hàng. Nếu bên A không xác báo xin phương tiện thì bên B không chịu trách nhiệm.
3/ Bên A phải làm vận đơn cho từng chuyến giao hàng ghi rõ tên hàng và số lượng (phải viết rõ ràng, không tẩy xóa, gạch bỏ, viết thêm, viết chồng hay dán chồng…Trường hợp cần sửa chữa, xóa bỏ… Phải có ký chứng thực). Bên A phải có trách nhiệm về những điều mình ghi vào vận đơn giao cho bên B.
4/ Bên A phải đính kèm vận đơn với các giấy tờ khác cần thiết để các cơ quan chuyên trách có thể yêu cầu xuất trình khi kiểm soát như:
- Giấy phép lưu thông loại hàng hóa đặc biệt.
- Biên bản các khoản thuế đã đóng.
- [CAC GIAY TO KHAC NEU CO]
Nếu không có đủ các giấy tờ khác cần thiết cho việc vận tải loại hàng hóa đó thì phải chịu trách nhiệm do hậu quả để thiếu như trên: Phải chịu phạt chờ đợi là [SO TIEN] đồng/giờ, hàng để lâu có thể bị hư hỏng, trường hợp hàng bị tịch thu vẫn phải trả đủ tiền cước đã thỏa thuận.
5/ Trường hợp xin vận tải đột xuất hàng hóa. Bên B chỉ nhận chở nếu có khả năng. Trường hợp này bên A phải trả thêm cho bên B một khoản tiền bằng [SO %] giá cước vận tải, ngoài ra còn phải chi phí các khoản phí tổn khác cho bên B kể cả tiền phạt do điều động phương tiện vận tải đột xuất làm lỡ các hợp đồng đã ký với chủ hàng khác (nếu có). Trừ các trường hợp bên A có giấy điều động phương tiện vận tải hàng khẩn cấp theo lệnh của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải trở lên thì không phải nộp các khoản tiền bồi thường các chi phí tổn đó.
Điều 6: Phương thức giao nhận hàng
1/ Hai bên thỏa thuận nhận hàng theo phương thức sau:
Lưu ý: Tùy theo từng loại hàng và tính chất phương tiện vận tải mà thỏa thuận giao nhận theo một trong các phương thức sau:
- Nguyên đai, nguyên kiện, nguyên bao.
- Theo trọng lượng, thể tích
- Theo nguyên hầm hay container
- Theo ngấn nước của phương tiện vận tải thủy.
2/ Bên A đề nghị bên B giao hàng theo phương thức [PHUONG THUC].
Điều 7: Trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa
1/ Bên B (A) có trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa
Chú ý:
- Tại địa điểm có thể tổ chức xếp dỡ chuyên trách thì chi phí xếp dỡ do chủ hàng (bên A) chịu.
- Trong trường hợp chủ hàng phụ trách xếp dỡ (không thuê chuyên trách) thì bên vận tải có trách nhiệm hướng dẫn về kỹ thuật xếp dỡ.
2/ Thời gian xếp dỡ giải phóng phương tiện là [SO GIO] giờ.
Lưu ý: Nếu cần xếp dỡ vào ban đêm, vào ngày lễ và ngày chủ nhật bên A phải báo trước cho bên B 24 giờ, phải trả chi phí cao hơn giờ hành chính là [SO TIEN] đồng/giờ (tấn).
3/ Mức thưởng phạt:
- Nếu xếp dỡ xong trước thời gian quy định và an toàn thì bên……………sẽ thưởng cho bên Số tiền là [SO TIEN] đồng/giờ.
- Xếp dỡ chậm bị phạt là: [SO TIEN] đồng/ giờ.
- Xếp dỡ hư hỏng hàng hóa phải bồi thường theo giá trị thị trường tự do tại địa điểm bốc xếp.
Điều 8: Giải quyết hao hụt hàng hóa
1/ Nếu hao hụt theo quy định dưới mức [SO %] tổng số lượng hàng thì bên B không phải bồi thường (mức này có quy định của Nhà nước phải áp dụng theo, nếu không hai bên tự thỏa thuận).
2/ Hao hụt trên tỷ lệ cho phép thì bên B phải bồi thường cho bên A theo giá trị thị trường tự do tại nơi giao hàng (áp dụng cho trường hợp bên A không cử người áp tải).
3/ Mọi sự kiện mất hàng bên A phải phát hiện và lập biên bản trước và trong khi giao hàng, nếu đúng thì bên B phải ký xác nhận vào biên bản, nhận hàng xong nếu bên A báo mất mát, hư hỏng bên B không chịu trách nhiệm bồi thường.
Điều 9: Người áp tải hàng hóa (nếu cần)
1/ Bên A cử [SO NGUOI] người theo phương tiện để áp tải hàng (có thể ghi rõ họ tên).
Lưu ý: Các trường hợp sau đây bên A buộc phải cử người áp tải:
- Hàng quý hiếm: vàng, kim cương, đá quý…
- Hàng tươi sống đi đường phải ướp;
- Súc vật sống cần cho ăn dọc đường;
- Hàng nguy hiểm;
- Các loại súng ống, đạn dược;
- Linh cửu, thi hài.
2/ Người áp tải có trách nhiệm bảo vệ hàng hóa và giải quyết các thủ tục kiểm tra liên quan đến hàng hóa trên đường vận tải.
3/ Bên B không phải chịu trách nhiệm hàng mất mát nhưng phải có trách nhiệm điều khiển phương tiện đúng yêu cầu kỹ thuật để không gây hư hỏng, mất mát hàng hóa. Nếu không giúp đỡ hoặc điều khiển phương tiện theo yêu cầu của người áp tải nhằm giữ gìn bảo vệ hàng hóa hoặc có hành vi vô trách nhiệm khác làm thiệt hại cho bên chủ hàng thì phải chịu trách nhiệm theo phần lỗi của mình.
Điều 10: Thanh toán cước phí vận tải
1/ Tiền cước phí chính mà bên A phải thanh toán cho bên B bao gồm:
- Loại hàng thứ nhất là: [SO TIEN] đồng.
- Loại hàng thứ hai là: [SO TIEN] đồng.
- [[CAC LOAI KHAC, SO TIEN]
Lưu ý: Cước phí phải dựa theo đơn giá Nhà nước quy định, nếu không có mới được tự thỏa thuận.
+ Tổng cộng cước phí chính là: [SO TIEN] đồng.
2/ Tiền phụ phí vận tải bên A phải thanh toán cho bên B gồm: (tùy theo chủng loại hợp đồng để thỏa thuận).
- Phí tổn điều xe một số quãng đường không chở hàng là [SO TIEN] đồng/km.
- Cước qua phà là [SO TIEN] đồng.
- Chi phí chuyển tải là [SO TIEN] đồng.
- Phí tổn vật dụng chèn lót là [SO TIEN] đồng.
- Chuồng cũi cho súc vật là [SO TIEN] đồng.
- Giá chênh lệch nhiên liệu tổng cộng là [SO TIEN] đồng.
- Lệ phí bến đổ phương tiện là [SO TIEN] đồng.
- Kê khai trị giá hàng hóa hết [SO TIEN] đồng.
- Cảng phí hết [SO TIEN] đồng.
- Hoa tiêu phí hết [SO TIEN] đồng.
3/ Tổng cộng cước phí bằng số: [SO TIEN] Bằng chữ: [[BANG CHU]
4/ Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức sau: [[HINH THUC [SO TIEN] MAT HAY CHUYEN KHOAN]
Điều 11: Đăng ký bảo hiểm
1/ Bên A phải chi phí mua bảo hiểm hàng hóa.
2/ Bên B chi phí mua bảo hiểm phương tiện vận tải với chi nhánh Bảo Việt.
Điều 12: Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu cần)
[CAC BIEN PHAP CAN THIET]Điều 13: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
1/ Bên nào vi phạm hợp đồng, một mặt phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng, mặt khác nếu có thiệt hại xảy ra do lỗi vi phạm hợp đồng dẫn đến như mất mát, hư hỏng, tài sản phải chi phí để ngăn chặn hạn chế thiệt hại do vi phạm gây ra, tiền phạt do vi phạm hợp đồng khác và tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra.
2/ Nếu bên A đóng gói hàng mà không khai hoặc khai không đúng sự thật về số lượng, trọng lượng hàng hóa thì bên A phải chịu phạt đến [SO %] số tiền cước phải trả cho lô hàng đó.
3/ Nếu bên B có lỗi làm hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận tải thì:
- Trong trường hợp có thể sửa chữa được nếu bên A đã tiến hành sửa chữa thì bên B phải đài thọ phí tổn.
- Nếu hư hỏng đến mức không còn khả năng sửa chữa thì hai bên thỏa thuận mức bồi thường hoặc nhờ cơ quan chuyên môn giám định và xác nhận tỷ lệ bồi thường.
4/ Nếu bên A vi phạm nghĩa vụ thanh toán tổng cước phí vận tải thì phải chịu phạt theo mức lãi suất chậm trả của tín dụng ngân hàng là [SO %] ngày (hoặc tháng) tính từ ngày hết hạn thanh toán.
5/ Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới [SO %] giá trị phần tổng cước phí dự chi.
6/ Nếu hợp đồng này có một bên nào đó gây ra đồng thời nhiều loại vi phạm, thì chỉ phải chịu một loại phạt có số tiền phạt ở mức cao nhất theo các mức phạt mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng này, trừ các loại trách hiệm bồi thường khi làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa lúc vận tải.
Điều 14: Giải quyết tranh chấp hợp đồng
1/ Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng.
Nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết trên cơ sở thỏa thuận bình đẳng, cùng có lợi (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung sự việc và phương pháp giải quyết đã áp dụng).
2/ Trường hợp các bên không tự giải quyết xong được thì thống nhất sẽ khiếu nại tới tòa án [TEN TOA AN KINH TE] là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những tranh chấp trong hợp đồng này.
3/ Chi phí cho những hoạt động kiểm tra xác minh và lệ phí tòa án do bên có lỗi chịu.
Điều 15: Các thỏa thuận khác, nếu cần.
Điều 16: Hiệu lực của hợp đồng
- Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày [NGAY THANG NAM] đến ngày [NGAY THANG NAM]
- Hai bên sẽ họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này vào ngày [NGAY THANG NAM]
- Hợp đồng này được làm thành……. [SO BAN] bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ [SO BAN] bản. Gửi cho cơ quan [SO BAN] bản.
Đại diện bên A Đại diện bên B
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu).
Mẫu hợp đồng vận tải hàng hóa bằng Container
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
*****
HỢP ĐỒNG VẬN TẢI HÀNG HÓA
Số: …
– Căn cứ vào Luật thương mại, Bộ luật hàng hải của nước CHXHCNVN đã được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005.
– Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phương tiện hàng hóa của 2 bên.
Hôm nay, ngày … tháng … năm 2020, chúng tôi gồm có:
Bên A: (Tên Công ty)
Điện thoại: …
Địa chỉ:
Mã số thuế:
Tài khoản VND:
Ngân hàng:
Do Ông (Bà): Chức vụ: Giám đốc
BÊN B: (Tên Công ty)
Địa chỉ:
Điện thoại:
Mã số thuế:
Tài khoản số: …
Được đại diện hợp pháp bởi: Ông….Chức vụ: Giám đốc
Hai bên cùng nhau thỏa thuận ký kết hợp đồng vận tải hàng hóa như sau:
Điều 1: Hàng hóa – Tuyến đường – Thời gian vận tải:
- Tên hàng hóa: Bổ sung các mặt hàng thể hiện trên báo giá
- Số lượng: Theo thỏa thuận của từng lô hàng vận tải
- Trọng lượng hàng hóa đóng trong Container tối đa cho phép: 28T / 40’, 25T / 20’ nếu quá tải phải thông báo cho bên B biết trước.
- Địa điểm đóng hàng: Theo yêu cầu của bên A
- Địa điểm trả hàng: Theo yêu cầu của bên A
Điều 2: Phương thức giao nhận
- Hàng hóa sẽ được giao nhận theo phương thức nguyên container, nguyên seal (chì).
- Hai bên đồng ý dùng con chì (seal) bởi bên B cung cấp để niêm phong container hàng hóa.
- Lập biên bản giao nhận ghi rõ ràng số container, chì (theo mẫu đính kèm) tại những kho giao và nhận hàng có xác nhận của hai bên.
Điều 3: Giá cước, phương thức và thời gian thanh toán
- Giá cước vận tải theo từng thời điểm đã được thỏa thuận (Theo thông tin báo giá từ bên B đã gửi cho bên A)
- Phương thức thanh toán: bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản (trả vào tài khoản của bên B).
- Hồ sơ thanh toán bao đã bao gồm: Hóa đơn GTGT kèm theo bảng kê và biên bản giao nhận hàng hóa, phiếu cân tại cảng (nếu có), Phiếu cân, Phiếu nhập tại/hoặc chứng từ thanh toán khác theo yêu cầu của khách hàng.
- Thời gian thanh toán: Cuối tháng tổng kết tất cả xuất hóa đơn một lần, hoàn tất chứng từ trước ngày 5 hàng tháng thì sẽ được thanh toán vào ngày 15 hàng tháng.
Điều 4: Trách nhiệm của mỗi bên
A – Trách nhiệm của bên A:
- Chuẩn bị đầy đủ hàng hóa theo quy định ở điều 1.Thông báo đầy đủ, chính xác và kịp thời cho bên B biết về hàng hóa, các yêu cầu vận tải cho từng chuyến và những yêu cầu về biện pháp bảo vệ, bảo quản hàng hóa nhằm đảm bảo an toàn nhất trong quá trình vận tải
- Kiểm tra lại kỹ lưỡng tình trạng, chất lượng vỏ container đảm bảo cho việc vận tải hàng hóa được an toàn trước khi sắp xếp vào container.
- Chịu trách nhiệm xếp hàng vào container và trách nhiệm dỡ hàng khỏi container, đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về khâu chèn lót, chằng buộc hàng hóa cẩn thận trong container nhằm đảm bảo an toàn hàng hóa trong quá trình vận tải.
- Xếp hàng đúng trọng lượng theo quy định ở điều 1. Nếu xếp hàng quá tải phải chịu trách nhiệm về sự an toàn cho hàng hóa, chất lượng vỏ container và các phát sinh khác do việc đóng hàng quá tải gây nên.
- Cung cấp địa chỉ giao nhận hàng không thuộc phạm vi cầu, đường cấm đối với xe chở container. Địa điểm xếp và dỡ hàng hóa phải thuận tiện nhất cho việc di chuyển của xe ô tô chở container.
- Tự chịu trách nhiệm về tính pháp lý của tất cả các mặt hàng xếp trong container. Cung cấp đầy đủ những chứng từ cần thiết hợp pháp để bên B vận tải thuận lợi.
- Kiểm tra chắc chắn lại tình trạng chì, chốt tay khóa cửa container sau khi đã thực hiện việc kẹp chì và trước khi phá chì cửa container.
- Giải phóng hàng hóa trong khoảng thời gian miễn phí lưu container, lưu bãi tại cảng gửi hàng là 03 ngày trước khi tàu chạy và tại bãi cảng trả hàng là 05 ngày sau khi tàu cập cảng.
- Thanh toán tiền cước vận tải đầy đủ đúng theo thỏa thuận tại điều 3.
- Có trách nhiệm mua bảo hiểm vận tải đường biển.
B –Trách nhiệm của bên B
- Cung cấp lịch tàu hàng tháng và báo hính thức lịch tàu từng chuyến để bên A chuẩn bị hàng hóa vận tải và có kế hoạch rõ ràng khi nhận hàng.
- Bố trí đầy đủ phương tiện vận tải, vỏ container đủ tiêu chuẩn để đóng hàng, có mặt tại nơi đóng hàng đúng thời gian yêu cầu. Nếu đến chậm và không thông báo cho bên A trước để có biện pháp xử lý kịp thời thì bên B phải chịu toàn bộ những chi phí phát sinh do sự chậm trễ theo chứng từ của bên A cung cấp.
- Cử dại diện cùng bên A thực hiện kẹp chì niêm phong container và giải quyết những vấn đề phát sinh vướng mắc.
- Có trách nhiệm vận tải hàng hóa từ kho đến kho an toàn. Tất cả mặt hàng được đóng đúng trọng lượng như trong điều 1 và đã được hạ bãi (CY) của bên B theo đúng tiến độ đều được xếp hết lên tàu (trừ khi có các thỏa thuận khác)
- Thường xuyên thông tin lịch trình vận tải hàng hóa cho bên A biết. Giao hàng theo đúng tiến độ đã thông báo, trường hợp giao chậm phải có thông báo kịp thời và rõ ràng cho bên A.
- Phát hành hóa đơn cho cước vận tải và các chi phí khác (nếu có) theo quy định của bộ tài chính sau mỗi đợt vận tải.
- Làm đại lý tại khu vực miền Bắc, đảm nhận trách nhiệm: đổi lệnh, chi hộ tiền vệ sinh container, D/O, nâng hạ, bốc xếp và một số chi phí phát sinh.
- Trường hợp bên B không đủ xe đầu kéo theo yêu cầu của bên A, bên B phải có trách nhiệm thuê xe ngoài để đảm bảo tiến độ cho bên A.
Điều 5: Điều khoản miễn trừ trách nhiệm:
Bên B được miễn trừ trách nhiệm trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa bị hư hỏng do việc chất xếp, chèn lót, gia cốc hoặc do chất lượng bao bì của khách hàng không đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận tải container.
- Bên B không chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng hàng hóa xếp trong container nếu số chì còn nguyên vẹn, vỏ container không có hiện tượng va đập và móp méo trong quá trình vận tải
- Hàng hóa bị tổn thất trong trường hợp bất khả kháng.
Điều 6: Bồi thường thiệt hại
- Việc bồi thường thiệt hại sẽ dựa trên nguyên tắc “các tổn thất phát sinh do lỗi bên nào gây ra thì bên đó sẽ phải chịu trách nhiệm và bồi hoàn thiệt hại thực tế”. Khi có lỗi xảy ra nhưng đã có biện pháp và thông tin cùng nhau xử lý kịp thời không để xảy ra thiệt hại thì không phải bồi thường.
- Nếu gây nên mất mát, hư hỏng về hàng hóa do lỗi của bên nào, thì bên đó sẽ phải bồi thường 100% giá trị tổn thất cho bên kia theo giá gốc trên hóa đơn.
- Nếu hàng hóa bị tổn thất một phần, 2 bên có trách nhiệm phối hợp cùng nhau để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
Điều 7: Phạt vi phạm
- Nếu bên A đã báo xếp hàng, sau đó lại thay đổi mà không thông báo để xe bên B phải quay về thì bên A phải trả chi phí bằng 75% cước vận tải có hàng theo chứng từ của bên B.
- Lưu ca xe 1.000.000đ/ngày.
- Nếu bên A chậm thanh toán bên B có quyền giữ hàng để đảm bảo việc thu tiền cước vận tải. Thời gian quá hạn thanh toán trong vòng 01 tháng thì bên A phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định của Ngân hàng là 150% lãi vay. Trong trường hợp chậm thanh toán trên 01 tháng bên B sẽ áp dụng mức phạt lãi suất gấp hai lần lãi suất quá hạn trên.
- Bên A có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí phát sinh và tổn thất liên quan đến việc giữ hàng của bên B để đảm bảo thanh toán.
Điều 8: Điều khoản chung
- Các điều khoản khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của hai bên chưa được quy định trong hợp đồng này, sẽ được áp dụng thực hiện theo thông lệ quốc tế và quy định của Pháp luật Việt Nam.
- Mọi tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng sẽ được hai bên hiệp thương giải quyết thông qua thương lượng trước khi áp dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp khác do pháp luật quy định.
- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản quy định trong hợp đồng. Quá trình thưc hiện nếu có vấn đề phát sinh vướng mắc hai bên cùng nhau bàn bạc giải quyết. Nếu không thương lượng được thì mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân Tp Hải Phòng theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng này có giá trị từ ngày ký đến ngày 10/2/2020. Đến hết thời hạn trên, nếu hai bên không có ý kiến gì khác, hợp đồng tự động được gia hạn thêm 01 năm.
Hợp đồng này được lập thành 02 bản (hai), mỗi bên giữ 01 bản (một) có giá trị như nhau.
Đại diện bên A Đại diện bên B
Mẫu hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường sắt Ratraco Solutions
HĐ Số: 180HĐVC2020RS/Fado TP. Hồ Chí Minh, Ngày.….tháng…..năm 2020.
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
Căn cứ Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
Căn cứ Luật đường sắt số 06/2017/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2018;
Căn cứ Thông tư số 22/2018/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2018 “Quy định về vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia”; Căn cứ vào yêu cầu của bên thuê vận chuyển, khả năng đáp ứng yêu cầu của Ratraco Solutions;
Bên A: CÔNG TY … | ||||
Địa chỉ: | … | |||
MST: | … | |||
Người đại diện: | … | |||
Chức vụ: | … | |||
Điện thoại: | … | Email: … | ||
Số Tài Khoản: | … | Ngân hàng: … | ||
Bên B: CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO | ||||
Địa chỉ: | 21 Bis Hậu Giang , P4, Q. Tân Bình , TP. Hồ Chí Minh | |||
MST: | 0316136487 | |||
Người đại diện: | Nguyễn Duy Toàn | |||
Chức vụ: | Giám Đốc | |||
Điện thoại: | 0965 131 131 | Email: info@ratracosolutions.com | ||
Số Tài Khoản: | Ngân hàng: | |||
04001010087760 | TMCP Hàng Hải Việt Nam – CN HCM |
Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng với các điều khoản sau đây:
ĐIỀU 1: THÔNG TIN HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN
- Thông tin hàng hoá:
- Hàng hóa được phép vận chuyển theo quy định của Pháp luật hiện hành.
- Hàng hóa phải có kích thước hợp lý chất xếp vừa trong các container 40 feet, 45 feet hay toa chuyên dụng bên B cung cấp, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
- Trọng lượng hàng
- Đối với container : không được vượt quá 26 tấn / 01 container 40 feet và 26,5 tấn / 01 container 45 feet.
- Việc xác định trọng lượng hàng thực tế xếp trên container được tính theo số lượng bao/kiện nhân với trọng lượng từng bao/kiện; hoặc qua cân toàn bộ xe ô tô hàng trước khi xếp vào container; hoặc theo các chứng từ xuất hàng từ kho nhà máy mà bên A chứng thực được trọng lượng hàng vận chuyển. Nếu phát hiện quá tải, bên B có quyền yêu cầu san tải hoặc từ chối vận chuyển. Khi đó mọi chi phí phát sinh sẽ do bên A chịu trách nhiệm thanh toán.
- Phương thức bảo quản:
- Đối với hàng khô thông thường, Hàng hóa được chất xếp bảo quản trong container khô 40 feet hay 45 feet hoặc toa chuyên dụng chịu được nhiệt độ nóng của môi trường bên ngoài.
- Hàng hóa cần bảo quản mát hay lạnh, cấp đông âm độ cần phải bảo quản trong Container Lạnh, phải quy định rõ nhiệt độ, độ ẩm bảo quản cụ thể xác nhận giữa 2 bên.
ĐIỀU 2: ĐỊA ĐIỂM NHẬN HÀNG VÀ GIAO HÀNG
- Địa điểm giao nhận hàng tại các Ga xếp và dỡ hàng hóa hoặc tại địa chỉ mà Bên A chỉ định; Hoặc theo hình thức khác mà hai bên cùng thỏa thuận cho từng lô hàng riêng biệt; Các địa chỉ giao nhận phải đảm bảo cho phép các phương tiện ra vào, không cấm tải, cấm đường, cấm giờ…
- Địa chỉ giao nhận hàng phải được cung cấp đầy đủ rõ ràng, đầy đủ thông tin liên hệ người nhận hàng và giao hàng.
ĐIỀU 3: GIÁ CƯỚC VẬN CHUYỂN
- Giá cước vận chuyển được quy định chi tiết theo các Phụ lục hợp đồng cụ thể.
- Phụ lục Hợp đồng là phần bổ sung đính kèm theo Hợp đồng và là thành phần không thể tách rời của Hợp đồng này.
- Phụ lục Hợp đồng quy định chi tiết về giá cước và các phụ phí khác (nếu có).
- Khi bên A có nhu cầu vận chuyển thêm các tuyến khác. Hai bên sẽ làm thêm PLHĐ tiếp theo quy định chi tiết giá cước về tuyến đó.
- Khi bên B có sự điều chỉnh về giá cước, bên B phải thông báo cho bên A bằng văn bản hay email trước 01 tháng để có kế hoạch thay đổi phù hợp.
ĐIỀU 4: THỜI GIAN GIAO NHẬN HÀNG
- Thời gian vận chuyển:
- Theo lịch tàu chạy cố định mỗi ngày và thỏa thuận chi tiết cho từng chặng cụ thể.
- Thời gian vận chuyển có thể kéo dài hơn, do các nguyên nhân khách quan. Bên B phải thông báo ngay cho bên A để hai bên chủ động có hướng xử lý phù hợp.
- Thời gian xếp dỡ:
Thời gian tổ chức xếp/dỡ cho mỗi container hàng tối đa 04 giờ đồng hồ. Thời gian này được tính từ khi bên B điều động phương tiện đến kho đóng/trả hàng theo chỉ định của bên A.
- Nếu vượt quá thời gian quy định, bên A sẽ chịu phạt phí neo xe theo quy định ở điều 10.
ĐIỀU 5: ĐẶT CỌC VÀ THANH TOÁN
- Đặt cọc, ký quỹ : Theo thỏa thuận của 2 bên.
- Quy trình đối soát công nợ và thanh toán.
- Các đơn hàng vận chuyển trong tháng sẽ được thống kê và chốt số ngày cuối cùng của tháng đó.
- Bên B sẽ gửi bảng kê đối soát và xuất hóa đơn tài chính cho bên A từ ngày 01-05 của tháng kế tiếp.
- Bên A phải thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày bên B xuất hóa đơn tài chính gửi cho bên A
- Chứng từ, phương thức thanh toán: ❖ Chứng từ thanh toán:
– Hoá đơn: Hoá đơn giá trị gia tăng hợp pháp (do bên B phát hành);
– Bảng kê đối chiếu khối lượng vận chuyển hàng hoá có xác nhận của hai bên qua email hay qua văn bản cho bên A;
– Chứng từ giao nhận là các Biên bản giao nhận tại đầu xếp/dỡ có xác nhận của người đại diện hai bên.
❖ Địa chỉ mail đối chiếu và nhận hóa đơn :
– Địa chỉ Email liên lạc của Bên A để bên B gửi mã số cho việc in hóa đơn điện tử là : …………
- Trường hợp bên A thay đổi địa chỉ email nhận hóa đơn điện tử, bên A phải có thông báo cho bên B bằng văn bản trong vòng 5 ngày kể từ khi có sự thay đổi.
Phương thức thanh toán:
- Chuyển khoản theo số tài khoản quy định trong phần thông tin hợp đồng, phí chuyển tiền do bên A chịu;
- Đồng tiền thanh toán: đồng Việt Nam {VND}.
Kỳ hạn thanh toán:
- Bên A thực hiện thanh toán cho bên B chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi hai bên hoàn thiện công tác thống kê, kiểm đếm khối lượng và bên B xuất gửi hóa đơn GTGT cho bên A;
- Trường hợp bên A chậm thanh toán sau thời hạn này bên A sẽ phải chịu phạt phí trả chậm 5%/Tổng dư nợ còn lại/ngày. Khi đó, thời gian tính tiền chịu phạt kể từ ngày đầu tiên chậm thanh toán cho đến khi bên A thanh toán đầy đủ cho bên B. Trong thời gian này bên B được quyền áp dụng một số biện pháp cho là cần thiết để đảm bảo thu hồi đủ số tiền dư nợ của bên A {tạm dừng thực hiện vận chuyển hoặc tạm giữ một số container hàng,..}; mà không chịu bất cứ một tổn thất phát sinh nào đối với bên A do hành động này của bên B tạo ra.
ĐIỀU 6: PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO NHẬN.
- Bên A yêu cầu bên B vận tải bằng phương tiện : Đường sắt kết hợp đường bộ.
- Bên B chịu trách nhiệm về pháp lý, độ an toàn kỹ thuật cho phương tiện của mình để bảo đảm vận tải hàng hóa được thông suốt trong quá trình vận chuyển.
- Hai bên thỏa thuận nhận hàng theo phương thức vận chuyển : Nguyên cont, nguyên seal, …
ĐIỀU 7: GIẤY TỜ CHO VIỆC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
- Bên A phải cung cấp các chứng từ đầy đủ pháp lý, liên quan đến lô hàng cho bên B trong quá trình vận chuyển.
- Bên B phải đảm bảo có đủ giấy phép lưu hành cho phương tiện của mình.
- Bên B phải lập biên bản bàn giao, giao nhận hàng hóa, có chữ ký xác nhận đầu nhận hàng và giao hàng đầy đủ.
ĐIỀU 8: BẢO HIỂM HÀNG HÓA
- Bên A phải chịu phí mua bảo hiểm hàng hóa (nếu cần). Phí bảo hiểm theo báo giá chi tiết của đơn vị bán bảo hiểm theo từng loại hàng hóa cụ thể.
- Bên B chiụ phí mua bảo hiểm cho phương tiện vận tải của mình.
ĐIỀU 9: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN
- Quyền và nghĩa vụ của bên A ❖ Quyền của Bên A :
– Yêu cầu bên B chuyên chở hàng hóa đến đúng địa điểm, thời điểm đã thoả thuận; – Trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận hàng hóa đã thuê Bên B vận chuyển; – Yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại (nếu có) trong quá trình vận chuyển.
❖ Nghĩa vụ của bên A:
– Trả đủ tiền cước vận chuyển cho bên B theo đúng thời hạn, phương thức thanh toán đã thoả thuận; – Bên A có trách nhiệm chuẩn bị đủ số lượng, chất lượng hàng và đóng gói hàng hóa theo quy cách của nhà sản xuất đảm bảo an toàn khi vận chuyển.
– Bàn giao hàng hóa cho bên B đúng thời gian thỏa thuận, đúng người và phương tiện mà bên B cung cấp. Cử người kiểm tra dấu hiệu niêm phong của container trước khi dỡ hàng vào kho hoặc sang phương tiện khác. Lập biên bản giao nhận hàng có xác nhận của hai bên.
– Bố trí nhân lực, phương tiện bốc dỡ hàng hóa tại 2 đầu lên hàng và xuống hàng nhanh chóng, đảm bảo tiến độ. Chịu hoàn toàn trách nhiệm về các hư hỏng do việc xếp dỡ, chèn lót hàng hóa không đúng quy cách gây ra (kể cả khi mở cửa toa hoặc container làm đổ vỡ hàng hoá), trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
– Tự chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của tất cả các loại hàng hoá thuê bên B vận chuyển .
- Cung cấp đầy đủ những chứng từ vận chuyển hợp pháp như: Hoá đơn giá trị giá tăng hoặc hoá đơn xuất kho kiêm phiếu vận chuyển nội bộ, lệnh điều động hàng, sơ đồ mô tả quá trình xếp hàng vào container… mọi trường hợp hàng hóa bị cơ quan thu giữ, phạt do không có chứng từ, Bên A chịu hoàn toàn trách nhiệm.
- Quyền và nghĩa vụ của bên B ❖ Quyền của bên B:
– Có quyền kiểm tra số lượng, chất lượng, trọng lượng hàng hóa, quy cách đóng gói hàng hóa. – Yêu cầu Bên A chất xếp hàng hóa đúng trọng tải đã thỏa thuận ban đầu;
– Từ chối vận chuyển hàng hóa không đúng với loại hàng hóa đã thoả thuận trong hợp đồng; – Yêu cầu bên A thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn;
– Từ chối vận chuyển hàng hóa cấm giao dịch, hàng hóa có tính chất nguy hiểm, độc hại.
❖ Nghĩa vụ của bên B:
– Bố trí đúng và đủ phương tiện để tiếp nhận hàng theo kế hoạch của bên A tại điều 1. Chất lượng Container phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn và phù hợp với chủng loại hàng mà bên A yêu cầu vận chuyển. Trường hợp không đủ phương tiện xếp hàng bên B phải thông báo kịp thời cho bên A biết để giải quyết chậm nhất là sau 02 giờ đồng hồ kể từ khi nhận được kế hoạch của bên A.
– Bảo đảm vận chuyển hàng hóa đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn; – Giao hàng hóa cho người có quyền nhận hoặc người theo chỉ định của Bên A;
– Chịu chi phí liên quan trong quá trình chuyên chở hàng hóa.
– Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;
– Bồi thường thiệt hại cho bên A trong trường hợp bên B để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi vận chuyển. Việc bồi thường phải giải quyết trong vòng 3 (ba) tháng kể từ khi nhận được thông báo của bên A qua email hoặc văn bản.
– Bên B phải thực hiện các biện pháp bảo mật thông tin đối với số lượng, chủng loại và giá cả hàng hoá được ghi nhận trên chứng từ vận chuyển của bên A, không được sử dụng cũng không được phổ biến, tiết lộ các thông tin cho bên thứ ba hoặc bất cứ cá nhân hay tổ chức nào khác nếu không được sự đồng ý của bên A.
– Nếu xảy ra thiệt hại do lỗi của bên B (đổ vỡ toa xe, Container hàng trong quá trình vận chuyển gây thiệt hại về hàng hoá) thì bên B phải chịu bồi thường như quy định.
ĐIỀU 10. KHIẾU NẠI, BỒI THƯỜNG
Nguyên tắc chung:
- Khi xảy ra sự cố, mỗi bên phải có trách nhiệm thông báo cho kia và cùng phối hợp giải quyết trên tinh thần hợp tác, hỗ trợ đôi bên cùng có lợi.
- Nếu trường hợp xảy ra sự cố bất thường về hàng hóa trong quá trình giao nhận bên A phải thông báo cho bên B, giữ nguyên hiện trạng và đồng ý cho bên B cử người đến kho để cùng xác nhận nguyên nhân, lập biên bản sự việc và phối hợp giải quyết. Nếu bên A không thông báo cũng như không đồng ý cho người của bên B đến để phối hợp cùng xác định nguyên nhân thì bên B sẽ không chịu trách nhiệm về những tổn thất liên quan đến sự việc xảy ra.
- Xử phạt bồi thường theo nguyên tắc tổn thất phát sinh do lỗi của bên nào thì bên đó phải chịu bồi hoàn cho bên kia. Ngoại trừ các trường hợp bất khả kháng như: thiên tai, chiến tranh, đình công, bạo loạn, sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt;
- Nếu có sự cố muốn hủy chuyến xe thì phải thông báo cho Bên kia biết trước ít nhất 12 giờ tính đến giờ xe có mặt tại điểm chất hàng, nếu vi phạm quy định này thì Bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định.
- Số tiền bồi thường sẽ được trả bằng chuyển khoản hoặc đối trừ trực tiếp vào cước vận chuyển, hình thức cụ thể do bộ phận đối chiếu thanh toán hai bên thống nhất;
- Chứng từ làm bồi thường:
- Văn bản yêu cầu bồi thường.
- Biên bản hiện trường, biên bản thương vụ (Biên bản giám định của các cơ quan quản lý nhà nước);
- Hóa đơn giá trị gia tăng của đơn hàng vận chuyển, hóa đơn phần hàng hóa bị hư hỏng;
- Các chứng từ khác có liên quan,.
Vi phạm các lỗi trong quá trình thực hiện hợp đồng
- Các vi phạm của bên B trong quá trình thực hiện hợp đồng:
Trong quá trình vận chuyển nếu xảy ra hư hỏng, mất mát hàng hóa do lỗi chủ quan của bên B thì bên B phải bồi thường:
- Với các loại hàng hóa vận chuyển có chứng từ kèm theo chứng minh được giá trị hàng hóa (hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, lệnh điều động hàng hóa). Bên B thực hiện bồi thường theo giá trị hư hỏng của hàng hóa.
- Với các loại hàng hóa vận chuyển không có chứng từ kèm theo nhưng vẫn được ghi trong bảng kê chi tiết hàng hóa mà bên A bàn giao cho bên B, không chứng minh được giá trị hàng gửi thì chi phí đền bù theo thỏa thuận riêng với từng lô hàng.
- Với các loại hàng hóa vận chuyển không được ghi trong bảng kê chi tiết hàng hóa mà bên A bàn giao cho bên B khi bên B nhận vận chuyển thì bên B không có trách nhiệm bồi thường cho bên A khi xảy ra sự cố mất mát, hư hỏng loại hàng đó.
- Vi phạm thời gian vận chuyển theo quy định , bên B phải chịu phạt 500.000 đồng/ngày.
- Lỗi hủy chuyến xe do không bố trí được phương tiện chịu phạt 30% cước phí chuyến xe
- Các vi phạm của bên A trong quá trình thực hiện hợp đồng:
- Vi phạm thời gian xếp/dỡ do lỗi của bên A tại ga Đường sắt theo quy định bên A phải trả thêm tiền phạt đọng xếp/dỡ là 500.000 đồng/ngày.
- Trường hợp bên B đã đưa container hàng đến nơi giao, nhận hàng theo kế hoạch của bên A nhưng bên A hủy kế hoạch giao, nhận hàng và phương tiện của bên B phải lưu xe qua đêm để chờ giao, nhận hàng theo yêu cầu của Bên A thì bên A phải thanh toán cho bên B số tiền là 1.500.000 đồng/container, 2,500,000 đồng/container lạnh.
- Trường hợp bên B đã đưa container hàng đến nơi giao hàng theo kế hoạch của bên A nhưng bên A hủy kế hoạch giao hàng và xe chở hàng phải quay về nơi lấy hàng thì Bên A phải thanh toán cho bên B số tiền cước vận chuyển tương ứng phát sinh theo thực tế.
- Bên A thanh toán cước vận chuyển không đúng quy định tại điều 3.3, khi đó tiền phạt do chậm thanh toán là 05%/ngày/ tổng số dư nợ phải thanh toán.
- Lỗi hủy chuyến xe chịu phạt 30% cước phí chuyến xe
- Toàn bộ các mức phạt quy định tại điều 10 chưa bao gồm thuế VAT 10%.
ĐIỀU 11: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
- Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì phát sinh các bên phải thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (có biên bản kèm theo).
- Mọi sự khác biệt hay tranh chấp phát sinh trong hợp đồng này hay từ những thỏa thuận liên quan đến việc thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết bằng sự nỗ lực hòa giải đối với các bên tham gia hợp đồng.
- Trường hợp các bên không tự giải quyết được, sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VICA). Quyết định của Trọng tài là quyết định cuối cùng và ràng buộc hai bên phải thực hiện. Bên thua sẽ chịu mọi chi phí liên quan đến việc phân giải.
- Thời gian khiếu nại: 60 ngày kể từ khi xảy ra sự cố, trong vòng 60 ngày kể từ khi tiếp nhận khiếu nại, bên bị khiếu nại phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho bên khiếu nại.
ĐIỀU 12: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
- Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …. tháng …. năm 2020 cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.
- Hợp đồng được lập thành 04 (bốn) bản, mỗi bên giữ 02 (hai) bản và có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
GIÁM ĐỐC
NGUYỄN DUY TOÀN
Đơn vị chuyên cung cấp Dịch vụ vận tải hàng uy tín chất lượng giá rẻ của Ratraco Solutions đã vừa chia sẻ đến bạn các mẫu hợp đồng vận tải từ đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không đến cho quý khách hàng có nhu cầu. Nếu bạn là phía chủ hàng kinh doanh hay là những Doanh nghiệp vừa & nhỏ đang có nhu cầu muốn tìm hiểu rõ hơn về nội dung chi tiết được nêu rõ trong bản hợp đồng vận tải mang tính pháp lý quan trọng thì nhất định đừng bỏ qua những thông tin đầy đủ, cần thiết trên nhé. Hoặc khi có bất kì thắc mắc nào liên quan tới quy trình vận tải nói chung hay các mẫu hợp đồng vận tải đường sắt, mẫu hợp đồng vận tải đường bộ nói riêng và nói chung cho các phương thức vận tải khác, hãy liên hệ với chúng tôi nhé
Thông tin liên hệ Ratraco Solutions
Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM
Hotline: 0965 131 131
Email: toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131
Trụ sở TPHCM:
- Địa chỉ: 21bis Hậu Giang, P.4, Q.Tân Bình, TPHCM
- Điện thoại : 0909 876 247 - 0901 411 247
Bình Dương:
- Địa chỉ: Ga Sóng Thần
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0909 876 247
Đồng Nai:
- Địa chỉ: Ga Trảng Bom
- Điện thoại : 0938 790 247 - 0909 876 247
Bình Định:
- Địa chỉ: Ga Diêu Trì
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0938 790 247
Đà Nẵng:
- Địa chỉ: Ga Đà Nẵng
- Điện thoại : 0909 199 247 - 0906 354 247
Nghệ An:
- Địa chỉ: Ga Vinh, Nghệ An
- Điện thoại : 0901 100 247 - 0902 486 247
Hà Nội:
- Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247
Trung Quốc:
- Địa chỉ: Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
- Điện thoại : 0909 949 247