Total Loss là gì trong XNK? Giải đáp chi tiết từ A-Z

Total Loss là tổn thất toàn bộ, hiểu nôm na là trong quá trình vận chuyển, hàng hóa sẽ bị mất phần lớn hoặc toàn bộ giá trị. Ratraco Solutions chúng tôi sẽ thông qua bài chia sẻ này để giải đáp Total Loss là gì? Các loại Total Loss nào sẽ được bảo hiểm trong quá trình xuất nhập khẩu? Đặc trưng, nội dung của Total Loss gồm những gì?,…cùng nhiều kiến thức hữu ích khác.

Total Loss trong xuất nhập khẩu là gì?

Total Loss là gì trong xuất nhập khẩu? Total Loss danh từ tiếng Việt là Tổn thất toàn bộ. Tổn thất trong bảo hiểm Vận tải quốc tế là những thiệt hại, hư hỏng của hàng hóa được bảo hiểm do rủi ro gây ra.

Total Loss là gì trong XNK? Giải đáp chi tiết từ A-Z
Total Loss hiểu theo nghĩa tiếng Việt, danh từ là Tổn thất toàn bộ và thường sử dụng trong Vận tải quốc tế.

Tổn thất toàn bộ là việc hàng hóa được bảo hiểm bị mất hoàn toàn, bị biến chất hoàn toàn hoặc hư hỏng gần như hoàn toàn khiến giá trị sử dụng vốn có bị mất đi đáng kể.

Giải đáp kiến thức khác cần biết về tổn thất toàn bộ Total Loss A – Z

Total Loss là gì đã được Ratraco Solutions – Đơn vị vận chuyển container đường sắt uy tín giải đáp ở trên. Tiếp theo là phân loại tổn thất Total Loss cần biết:

Các loại tổn thất toàn bộ thực tế được bảo hiểm

Tổn thất toàn bộ thực tế của hàng hóa được bảo hiểm có các loại:

  • Hàng hóa bị mất hoàn toàn giá trị sử dụng so với ban đầu như kính vỡ, gạo mốc, xi măng ẩm vô nước và đông cứng,…;
  • Hàng hóa bị hư hỏng, phá hỏng hoàn toàn nếu cháy nổ, thối rữa, rơi vỡ,…;
  • Hàng chở trên tàu bị mất tích (tàu mất tích và tàu bị đắm khác nhau, mất tích là không tìm thấy);
  • Hàng không còn khả năng lấy lại. Nếu lấy lại vẫn sử dụng được nhưng chi phí quá cao như: hàng chở trên tàu bị chìm, hàng bị cướp biển, chủ hàng bị tước quyền sở hữu đối với hàng hóa,…
Xem thêm  Cùng tìm hiểu định mức vận chuyển đường sông là bao nhiêu?

Phân loại tổn thất toàn bộ Total Loss

Để tránh trục lợi bảo hiểm, tổn thất toàn bộ được chia thành:

Tổn thất toàn bộ ước tính (Constructive Total Loss)

Là hàng hóa bị hư hỏng nhưng chưa mất mát hoàn toàn nhưng chi phí khôi phục hoặc tiếp tục hành trình quá cao khiến người bảo hiểm muốn từ bỏ hàng hóa.

Tổn thất toàn bộ thực tế (Actual Total Loss)

Là khi đối tượng bảo hiểm bị phá hủy hoàn toàn, hư hại nặng nề không còn khả năng sử dụng như cháy nổ, thối rữa, hoặc tàu bị đắm.

Total Loss là gì trong XNK? Giải đáp chi tiết từ A-Z
Total Loss được phân thành Tổn thất toàn bộ ước tính (Constructive Total Loss), Tổn thất toàn bộ thực tế (Actual Total Loss) với đặc trưng và nội dung riêng.

Đặc trưng tổn thất toàn bộ thực tế Actual total loss

Đặc trưng của Tổn thất toàn bộ thực tế (Actual total loss) trong lĩnh vực bảo hiểm tàu biển, hàng hóa gồm:

Chịu trách nhiệm bồi thường

Nếu tàu biển mất tích, người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu họ nhận được tin tức cuối cùng về tàu biển trước khi kết thúc thời hạn bảo hiểm. Điều này giúp xác định trách nhiệm của người bảo hiểm và tránh không phải chịu trách nhiệm bồi thường sau khi thời hạn bảo hiểm kết thúc.

Mất mát không thể phục hồi

Tổn thất toàn bộ thực tế xảy ra khi tàu biển hoặc hàng hóa bị phá hủy hoàn toàn hoặc hư hỏng không khôi phục được. Đồng nghĩa không có khả năng sửa chữa, tái sử dụng hoặc khôi phục lại tàu biển hoặc hàng bị mất mát.

Không yêu cầu tuyên bố từ bỏ

Nếu tổn thất toàn bộ thực tế, người được bảo hiểm yêu cầu người bảo hiểm bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm mà không cần tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm. Điều này khác với các hình thức tổn thất khác, nơi người được bảo hiểm phải từ bỏ quyền lợi bồi thường để nhận một phần tiền bảo hiểm.

Xem thêm  Tìm hiểu điều kiện nhập khẩu nông sản chính ngạch vào Trung Quốc

Ảnh hưởng đến các bên liên quan

Tổn thất toàn bộ thực tế không chỉ gây mất mát về mặt kinh tế cho người được bảo hiểm mà còn ảnh hưởng đến các bên liên quan như công ty bảo hiểm, chủ hàng, và các bên tham gia trong chuỗi cung ứng.

Việc xác định và giải quyết tổn thất toàn bộ thực tế đòi hỏi sự hợp tác, thương lượng giữa các bên để đảm bảo công bằng, minh bạch trong quá trình bồi thường.

Liên quan đến tình huống ngoại lệ

Tổn thất toàn bộ thực tế xảy ra trong các tình huống ngoại lệ và khẩn cấp như tai nạn đáng ngờ, thảm họa tự nhiên, hoặc sự cố không lường trước. Điều này khiến tổn thất toàn bộ thực tế trở thành trường hợp đặc biệt và đáng quan tâm trong lĩnh vực bảo hiểm.

Nội dung tổn thất toàn bộ ước tính Constructive Total Loss

Trước khi cứu vớt hàng, chủ hàng phải dự kiến tình hình thực tế đang xảy ra cho hàng hóa. Nếu xét thấy giá trị hàng hóa cộng với chi phí phát sinh xấp xỉ bằng giá trị bảo hiểm hoặc khả năng vượt quá giá trị bảo hiểm phải báo cho người bảo hiểm để yêu cầu người bảo hiểm bồi thường tổn thất toàn bộ ước tính.

Sau khi người được bảo hiểm làm văn bản từ bỏ hàng và gửi cho người bảo hiểm tình hình tổn thất hàng hóa. Nếu người bảo hiểm xét thấy hàng bị tổn thất không nghiêm trọng và có khả năng về đến cảng đích mà chi phí không vượt quá giá trị bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ từ chối việc từ bỏ này, lúc này chỉ được xem là tổn thất bộ phận.

Nhưng nếu người bảo hiểm xét thấy hàng bị tổn thất nghiêm trọng, Công ty bảo hiểm có thể sẽ cử người đến nơi xảy ra sự cố hay ủy thác cho Đại lý bảo hiểm. Nếu chi phí đi lại cộng với chi phí hàng tổn thất vượt quá số tiền bảo hiểm, Công ty bảo hiểm chấp nhận từ bỏ hàng.

Xem thêm  Thủ tục nhập khẩu hạt nhựa về Việt Nam thế nào năm 2025?

Quy trình yêu cầu bồi thường thiệt hại toàn bộ thực tế và ước tính

Quy trình yêu cầu bồi thường thiệt hại toàn bộ ước tính Constructive Total Loss và yêu cầu bồi thường thiệt hại toàn bộ thực tế Actual Total Loss:

Quy trình yêu cầu bồi thường thiệt hại toàn bộ thực tế

Quy trình áp dụng giải quyết khiếu nại tổn thất thực tế toàn bộ trong bảo hiểm hàng hải:

  • Bước 1: Nếu hàng bị hư hỏng hoàn toàn, trước tiến cần nộp đơn yêu cầu bồi thường với Công ty bảo hiểm;
  • Bước 2: Sau đó, Công ty bảo hiểm sẽ điều tra khiếu nại của người được bảo hiểm;
  • Bước 3: Sau khi hoàn tất quá trình điều tra và Công ty bảo hiểm xác nhận rằng tổn thất thực sự là tổn thất toàn bộ, họ sẽ thanh toán toàn bộ giá trị hàng hóa theo quy định trong Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa đường biển cho người được bảo hiểm.
Total Loss là gì trong XNK? Giải đáp chi tiết từ A-Z
Các bên liên quan cần nắm rõ và phân biệt đúng quy trình yêu cầu bồi thường thiệt hại toàn bộ thực tế với ước tính khác nhau thế nào.

Quy trình yêu cầu bồi thường thiệt hại toàn bộ ước tính

Quy trình giải quyết khiếu nại trong trường hợp tổn thất toàn bộ mang tính ước tính phức tạp hơn so với tổn thất toàn bộ thực tế:

  • Bước 1: Người được bảo hiểm (chủ hàng hoặc chủ tàu) cần nộp đơn yêu cầu bồi thường cho Công ty bảo hiểm;
  • Bước 2: Sau đó, họ cần phải giao lại quyền sở hữu hàng hóa được bảo hiểm cho bên bảo hiểm và bên bảo hiểm sẽ tiếp quản để cứu hộ sau khi bán hàng;
  • Bước 3: Số tiền thu được từ việc bán hàng sẽ được dùng để bồi thường cho người được bảo hiểm.

Total Loss là gì cùng những kiến thức liên quan tới phân loại, đặc trưng, nội dung của Total Loss, quy trình yêu cầu bồi thường thiệt hại toàn bộ ước tính và thực tế đã được giải đáp. Theo đó, các bên tham gia trong lĩnh vực vận tải biển, hàng hải,…nên tham khảo bài chia sẻ nội dung hữu ích về Total Loss của Ratraco Solutions nêu trên để hiểu rõ mọi thiệt hại, tổn thất có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên biển.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ