ACFTA là gì? Nội dung và quy định cụ thể trong ACFTA

Nhằm tăng cường mối quan hệ về kinh tế tài chính cùng hợp tác tăng trưởng giữa các nước trong khu vực với nhiều nước khác, các nước ASEAN đã ký kết những hiệp định quan trọng mang tính chiến lược về lâu về dài, trong đó phải kể đến là Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA).

Vậy pháp luật về Hiệp định ACFTA là gì, nội dung, ý thức hiệp định và cam kết của các bên tham gia được quy định như thế nào? Ratraco Solutions xin chia sẻ đến quý bạn đọc tất tần tật những kiến thức căn bản đầy đủ về ACFTA, giới thiệu tổng quan chung về thị trường ASEAN và thị trường Trung Quốc, tham khảo để hiểu thêm về hiệp định quan trọng này được áp dụng hiệu quả ra sao nhé.

Tổng quan về thị trường các nước ASEAN và Trung Quốc

Thị trường ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm 10 quốc gia, là một thị trường tiềm năng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam cả về quy mô và chất lượng. Theo thống kê của Ban Thư ký ASEAN, 10 nước ASEAN có tổng cộng 541,787 triệu dân; tốc độ tăng trưởng dân số bình quân trong những năm gần đây khoảng 1,6; 1,7%. (ASEAN Statistical Year Book 2003), tổng kim ngạch nhập khẩu của các nước ASEAN duy trì hàng năm ở mức trên 300 tỷ USD, năm 2000 là 359,271 tỷ USD, năm 2001 là 324,022 tỷ USD, năm 2002 là 341,590 tỷ USD.

Trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, các nước ASEAN đã duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao là 7,4%/năm (giai đoạn 1990-1995) và có vẻ như chưa coi trọng việc tập trung vào hội nhập sâu hơn nữa sau AFTA. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, do phải đối đầu với một loạt vấn đề phát sinh, các nước ASEAN đã bắt đầu có những bước đi sau AFTA, làm sâu sắc hơn quá trình hội nhập trong khu vực, nhằm biến ASEAN thành một cơ sở sản xuất và thương mại thống nhất hơn, tăng cường khả năng cạnh tranh và hấp dẫn đầu tư. Nhờ đó, các nước ASEAN đã dần lấy lại đà tăng trưởng, đạt bình quân 3,2% năm 2001; 4,4% năm 2002.

Để có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, hầu hết các nước ASEAN đều có nhu cầu nhập khẩu khá lớn để phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế. Đây là một dịp tốt để các nhà xuất khẩu Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu sang các nước ASEAN. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là hiện nay lượng hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN còn chưa tương xứng với tiềm năng (trung bình trong những năm gần đây khoảng 2,5 tỷ USD/năm) do nhiều nguyên nhân, trong đó có những bất lợi thế về mẫu mã, giá cả, dịch vụ đi kèm, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của ta và ASEAN có nhiều điểm tương đồng, v.v. các nước ASEAN lại thường có chỉ có nhu cầu nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị công nghệ cao từ các nước phát triển để phục vụ sản xuất trong nước.

Thị trường Trung Quốc

Thị trường Trung Quốc là một thị trường có sức tiêu thụ rất lớn và tiềm năng với tất cả các nước trong đó có Việt Nam. Nước ta lại có lợi thế về vị trí địa lý gần gũi khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Sau khi quan hệ hai nước được bình thường hóa năm 1991, quan hệ thương mại Việt-Trung có nhiều khởi sắc. Việt Nam bắt đầu tăng cường xuất khẩu các mặt hàng sang Trung Quốc như nông sản, thủy hải sản, cao su, dầu thô, khoáng sản, v.v. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc thường không ổn định, trong cơ cấu mặt hàng chủ yếu là nguyên liệu thô, giá cả bấp bênh, trong khi đó Trung Quốc lại nhập khẩu nguyên liệu thô của ta và xuất sang Việt Nam hàng tiêu dùng với chất lượng trung bình và giá rẻ và các mặt hàng máy móc có giá trị cao.

Khu vực thị trường thu hút nhiều hàng hóa xuất khẩu nhất với Việt Nam chính là vùng Tây Nam, giáp biên giới Việt Trung. Vùng này bao gồm 12 tỉnh, thành phố với diện tích hơn 5 triệu km2 (chiếm trên 60 % diện tích toàn Trung Quốc), dân số hơn 300 triệu người. Đây là vùng miền núi, nhiều dân tộc, trình độ sản xuất và mức sống của nhân dân chưa phát triển bằng vùng Duyên hải Trung Quốc như Quảng Đông, Phúc Kiến, Thượng Hải,…

Để cải thiện đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về giàu nghèo giữa miền Đông và miền Tây, trong những năm gần đây Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã triển khai chính sách “đại khai phá miền Tây”, với nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi, tập trung nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế thương mại…cho vùng nay nên nhu cầu về hàng hoá ở đây rất đa dạng, yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa không cao, phù hợp với trình độ sản xuất, hàng hóa hiện có của Việt nam, là một trong những thị trường giàu tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nổi lên 2 mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh về kim ngạch là thủy sản và nông sản. Đây cũng chính là 2 mặt hàng có lợi thế xuất khẩu của nước ta.

Hiệp định ACFTA là gì?

ASEAN có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030, gồm thị trường tiêu dùng trị giá hơn 4 nghìn tỷ đô la Mỹ. Thành tựu kinh tế này sẽ được thúc đẩy bởi bốn yếu tố chính: xu hướng nhân khẩu học mạnh mẽ (65% dân số 600 triệu của ASEAN sẽ là tầng lớp trung lưu), tăng đầu tư nước ngoài, tăng mức thu nhập và tiến bộ kỹ thuật số.

Tăng cường quỹ đạo tăng trưởng liên tục của khối là các Hiệp định thương mại tự do (FTA) khác nhau, một số hiệp định lớn nhất thế giới. FTA này mang lại nhiều cơ hội cho các Nhà đầu tư nước ngoài, từ việc tận dụng Singapore làm trung tâm dịch vụ tài chính của khu vực hoặc chuyển hoạt động sản xuất sang các khu vực chi phí thấp ở Việt Nam, Indonesia và Malaysia.

ACFTA là gì? Nội dung và quy định cụ thể trong ACFTA
ACFTA là Hiệp định ký kết giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, thiết lập để tăng cường hợp tác và mở rộng kinh tế, thương mại giữa các bên liên quan.

Các Doanh nghiệp quốc tế có thể hưởng lợi từ mạng lưới FTA của ASEAN dưới dạng giảm chi phí cho Nhà nhập khẩu, cải thiện thông quan hải quan và tăng khả năng tiếp cận các sản phẩm được hưởng ưu đãi. Hơn nữa, có rất nhiều lợi ích về thuế và tài chính như miễn thuế và khấu trừ. Hiệp định ACFTA hay còn gọi là Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc được kí kết ngày 29/11/2004 tại Lào. Hiệp định ACFTA với mục tiêu hướng tới tăng cường các quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn trong thế kỉ 21, giảm thiểu các rào cản thương mại và làm sâu sắc hơn mối liên kết kinh tế giữa các quốc gia khu vực ASEAN và Trung Quốc.

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Australia-New Zealand: Khu vực Thương mại Tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA) có hiệu lực vào tháng 1 năm 2010 và hiện loại bỏ 90% hàng hóa trao đổi giữa ASEAN, Australia và New Zealand. FTA bao gồm khoảng 653 triệu dân và hơn 4,3 nghìn tỷ đô la Mỹ. Hiệp định sẽ được thực hiện đầy đủ vào năm 2025, vào thời điểm đó, hầu như tất cả thương mại giữa các quốc gia ASEAN, Australia và New Zealand sẽ được miễn thuế.

Nội dung và quy định cụ thể trong ACFTA

Mục tiêu

  • Mục tiêu đầu tiên của ACFTA là tăng cường hợp tác và mở rộng kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các nước trong ASEAN và Trung Quốc;
  • Tích cực tự do xúc tiến thương mại hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, tạo ra các cơ chế đầu tư thông thoáng, rõ ràng giữa các thành viên tham gia ACFTA;
  • Khai thác các lĩnh vực mới và thiết lập thêm các biện pháp thích hợp cho hợp tác kinh tế chặt chẽ giữa ASEAN và Trung Quốc;
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn của các nước thành viên ASEAN và tạo nhịp cầu giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các bên tham gia.

Các biện pháp hợp tác kinh tế

  • Tham gia vào Hiệp định thương mại tự do ASEAn – Trung Quốc (ACFTA), cả 2 bên đều tích cực loại bỏ thuế và hàng rào phi thuế quan với các hoạt động thương mại hàng hóa;
  • Tiến tới tự do hóa thương mại dịch vụ về cơ bản và trong tất cả các lĩnh vực;
  • Thiết lập cơ chế đầu tư cạnh tranh, cởi mở nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy hoạt động đầu tư trong khuôn khổ FTA;
  • Áp dụng ứng xử đặc biệt, linh hoạt vào các nước thành viên mới trong khối ASEAN;
  • Áp dụng linh hoạt cho các bên trong đàm phán FTA đối với các khu vực nhạy cảm của lĩnh vực dịch vụ đầu tư và hàng hóa. Sự linh hoạt này  sẽ được các bên đàm phán và đi đến thống nhất dựa trên nguyên tắc có đi có lại để 2 bên cùng có lợi;
  • Thiết lập biện pháp tạo thuận lợi đầu tư và thương mại có hiệu quả. Điều này được thể hiện ở việc không hạn chế việc đơn giản hóa thủ tục hải quan và các thỏa thuận công nhận lẫn nhau;
  • Mở rộng hợp tác kinh tế ra các lĩnh vực khác để có thể đồng thuận của cả ASEAN và Trung Quốc. Bên cạnh đó, sẽ làm sâu sắc thêm liên kết đầu tư giữa 2 Bên và hình thành nên các chương trình hành động để thực hiện các lĩnh vực hợp tác;
  • Thiết lập cơ chế thích hợp nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung trong Hiệp định ACFTA.
ACFTA là gì? Nội dung và quy định cụ thể trong ACFTA
Hiệp định ACFTA đặt ra các mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu, kèm theo đó là các biện pháp hợp tác kinh tế về lâu về dài, các bên cùng có lợi.

Điều kiện hàng hóa áp dụng thuế suất ACFTA

Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 128/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (thuế suất ACFTA). Theo đó, hàng hóa để được áp dụng thuế suất  ACFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Được nhập khẩu từ các nước thành viên Hiệp định (trong đó có cả hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước Việt Nam);
  • Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu là thành viên Hiệp định vào Việt Nam, do Bộ Công Thương quy định;
  • Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu E của Bộ Công Thương.

>>> Xem thêm: AANZFTA là gì?

Các cam kết chính trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)

Tiến trình đàm phán trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) sẽ tập trung vào 2 đầu mối chính là Ủy ban đàm phán thương mại ASEAN-Trung Quốc (TNC) và Nhóm đàm phán thương mại ASEAN (TNG). Theo đó, phiên họp của Nhóm đàm phán thương mại ASEAN (TNG) sẽ diễn ra trước phiên họp của các nước ASEAN và Trung Quốc 1 ngày.  Mục đích chính của phiên họp là để thảo luận các vấn đề có liên quan trước khi đưa ra trong hội nghị với Trung Quốc. Trong phiên đàm phán gần đây nhất là TNC 19, diễn ra vào 21-23/6/2005 tại Trung Quốc đã đưa ra các cam kết chính như sau:

Về hàng hóa

Theo quy định của ACFTA, lộ trình tự do thuế quan giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ được chia làm 4 loại bao gồm: Danh mục hàng loại trừ hoàn toàn, danh mục thu hoạch sớm, doanh mục nhạy cảm và thông thường. Trong quá trình thực hiện ASEAN 6 sẽ thực thi nhanh hơn khối ASEAN 4.

Danh mục loại trừ hoàn toàn:

Đây là danh mục các nước không được phép tự tự do hóa thương mại. Theo quy định của WTO. Hiệp định khung danh mục này sẽ bao gồm những mặt hàng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, sức khỏe con người, động vật, môi trường và những sản phẩm có giá trị cổ học. Đối với các nước ASEAN sẽ tự xác định những mặt hàng cụ thể để đưa vào trong danh mục GEL. Bên cạnh đó, sẽ cam kết giảm thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng này. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam cũng đang nghiên cứu về danh mục loại trừ hoàn toàn trong Hiệp định ACFTA.

Danh mục thu hoạch sớm:

ASEAN và Trung Quốc sẽ sớm hoàn tất danh mục thu hoạch sớm và đưa vào khung hiệp định. Thời điểm hiện tại đã có 4 nước hoàn tất thủ tục trong nước và đưa EHP vào thực hiện đó là Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc.

Đối với danh mục hàng thu hoạch sớm Việt Nam sẽ áp dụng cho các mặt hàng nông sản, thủy sản thuộc phân loại hàng hóa từ chương 1 đến chương 8 trong Biểu thuế. Đồng thời, danh mục thu hoạch sớm sẽ đưa vào Hiệp định sớm hơn những sản phẩm hàng hóa khác.

Danh mục nhạy cảm:

Danh mục nhạy cảm là những sản phẩm hàng hóa được bảo hộ sản xuất trong nước. Vì thế, những mặt hàng này sẽ lộ trình tự do hóa chậm hơn những hàng hóa có trong danh mục EHP. Với danh mục này, các quốc gia sẽ không có lộ trình cắt giảm cụ thể. Thay vào đó mỗi nước sẽ áp dụng một mức thuế lớn hơn 0% trong năm 2012 – 2015. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia sẽ được phép chọn hàng hóa để đưa vào danh mục nhạy cảm, nhưng không được phép ở dưới mức trần đã thỏa thuận.

Danh mục thông thường:

Đối với hàng hóa thuộc danh mục thông thường sẽ là những mặt hàng còn lại trừ những mặt hàng đã được quy định ở trên. Tính đến thời điểm hiện tại, các nước ASEAN 6 và Trung Quốc đã thống nhất mô hình giảm thuế với những mặt hàng này. Cụ thể, các nước CLMV sẽ được hưởng ưu đãi đối xử đặc biệt khi tham gia giảm thuế trong Hiệp định ACFTA. Đồng thời, sẽ giảm tất cả dòng thuế về 0% vào năm 2015 (riêng 6 nước trong ASEAN là năm 2010).

ACFTA là gì? Nội dung và quy định cụ thể trong ACFTA
Những cam kết của ACFTA chủ yếu liên quan tới các vấn đề về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, cơ chế giải quyết tranh chấp và quy tắc xuất xứ.

Về dịch vụ

Đối với lĩnh vực dịch vụ, ASEAN và Trung Quốc sẽ hoàn thành đàm phán lĩnh vực này trước tháng 9/2005. Thông qua đó, Bộ trường kinh tế các nước ASEAn sẽ ký kết vào trong Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) 37 vào cuối tháng 9/2005.

Về đầu tư

Trong TNC 14 ASEAN và Trung Quốc thảo luận những nguyên tắc cơ bản của Hiệp định ACFTA, song Trung Quốc vẫn giữ quan điểm chỉ nên “bảo hộ và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư”. Chính vì thế, các nước ASEAN cố gắng thuyết phục Trung Quốc chấp nhận bổ sung  tự do hóa đầu tư. Nguyên nhân cũng bởi Trung Quốc chưa thực sự coi trọng thu hút đầu tư từ các quốc gia trong ASEAN. Trong khi đó các nước ASEAN lại muốn biến khu vực này thành nơi đầu tư, từ đó đầu tư vào Trung Quốc để hưởng các ưu đãi trong Hiệp định ACFTA.

Về cơ chế giải quyết tranh chấp và quy tắc xuất xứ

Nhóm đàm phán về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN tiến gần hơn đến thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng cách thực hiện hòa giải, thủ tục thiết lập cơ quan xét xử, chỉ định trọng tài. Bên cạnh đó, còn rất nhiều vấn đề khác mà các bên đang tranh cãi như điều khoản bồi thường, khung thời gian cho các thủ tục pháp lý, tranh chấp khi có nhiều bên tham gia…Cả 2 bên tiến hành thảo luận và hoàn thiện dự thảo Hiệp định vào năm 2004.

Với những nội dung chia sẻ hữu ích về Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc trên đây mà RatracoSolutions Logistics vừa cập nhật chi tiết, hi vọng đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn khái niệm ACFTA là gì, có vai trò gì trong mối quan hệ hợp tác kinh tế và mở rộng thương mại đầu tư giữa các nước liên quan với nhau. Kèm theo đó là những cam kết được đưa ra để các bên liên quan cùng tham gia thực hiện, áp dụng theo đúng yêu cầu luật định. Nếu bạn còn những thắc mắc nào bàn về hiệp định về thương mại, kinh tế, trao đổi hàng hóa nói chung,…hãy tiếp tục theo dõi và cập nhật những tin bài liên quan tiếp theo nhé!

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ