Hàng tồn kho là gì? Hàng tồn kho bao gồm những loại nào?

Hàng tồn kho là gì? Khái niệm hàng tồn kho chắc hẳn không còn quá xa lạ với nhiều người, trên thực tế, khi nghe đến “hàng tồn kho” nhiều người sẽ nghĩ ngay đây là loại hàng không bán được mà bị tồn lại trong kho, nên điều này được coi là tiêu cực đối với Doanh nghiệp khi có lượng lớn hàng tồn kho. Tuy nhiên, với một lượng hàng tồn kho nhất định thì DN vẫn cân nhắc đến việc nên hay không nên giữ lại mặt hàng này.

RatracoSolutions Logistics chúng tôi sẽ chỉ rõ những kiến thức liên quan đến khái niệm hàng tồn kho là gì, loại hàng nào được xếp vào danh sách hàng tồn, thế nào là quản lý hàng tồn kho hiệu quả cũng như lý do chính của việc Doanh nghiệp lưu trữ hàng tồn. Tham khảo, tìm đọc để hiểu thêm về những mặt hàng tồn chiếm số lượng lớn của không ít Doanh nghiệp hiện nay, có ảnh hưởng hay tác dụng như thế nào trong hoạt động kinh doanh của một Công ty.

Hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho là gì? Khi nhắc đến hàng tồn kho (hàng lưu kho), nhiều người thường nghĩ ngay đến những lô hàng bị tồn lại tại xưởng do bán ra thị trường không được. Hay nói một cách đơn giản, hàng tồn kho là những mặt hàng bị ế và sẽ thanh lý. Thế nhưng, xét theo khía cạnh khác thì đây là cách hiểu sai lầm vì khái niệm hàng tồn kho là một chủ đề lớn trong kinh doanh và kinh tế học. Theo đó, hàng tồn kho là những mặt hàng, sản phẩm được Doanh nghiệp giữ lại để có kế hoạch bán ra sau cùng.

Hàng tồn kho là gì? Hàng tồn kho bao gồm những loại nào?
Hàng tồn kho là loại hàng được các Doanh nghiệp giữ lại để có kế hoạch bán ra sau cùng.

Hiểu theo cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một Công ty nào đó sản xuất ra để bán và kèm những thành phần khác tạo ra sản phẩm. Như vậy có thể thấy, hàng tồn kho là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm, đồng thời còn là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp. Nếu biết Quản trị hàng tồn kho hiệu quả đúng cách thì có thể sẽ làm giảm các khoản chi phí và tăng thêm lợi nhuận cho phía công ty.

Xem thêm  Hàng Consol là gì? Cách đóng hàng như thế nào?

Hàng tồn kho bao gồm những loại hàng nào?

Xét về đặc điểm hàng hóa, có thể phân biệt hàng tồn kho thành 4 loại cơ bản

  • Nguồn vật tư: Đồ dùng văn phòng, vật liệu làm sạch máy, dầu, nhiên liệu, bóng đèn và những thứ tương tự. Những loại hàng này đều cần thiết cho quá trình sản xuất.
  • Nguyên liệu thô: Là những nguyên liệu được bán đi hoặc giữ lại để sản xuất trong tương lai, được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về.
  • Bán thành phẩm: Là những sản phẩm được phép dùng cho sản xuất nhưng vẫn chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
  • Thành phẩm: Là sản phẩm hoàn chỉnh hoàn thành sau quá trình sản xuất.

Tùy thuộc vào tính chất khác nhau của từng Doanh nghiệp, 4 loại hàng tồn kho trên được duy trì sẽ khác nhau từ Công ty này đến Công ty khác.

Xét về chủng loại hàng hóa, hàng tồn kho của mỗi Doanh nghiệp có thể bao gồm tất cả các sản phẩm thương mại

  • Hàng hóa mua về để bán (hàng tồn kho, hàng bất động sản, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng gửi đi gia công chế biến)
  • Sản phẩm dở dang (sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho)
  • Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán
  • Nguyên liệu, vật liệu
  • Công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường
  • Chi phí sản xuất, kinh doanh Dịch vụ dở dang
  • Nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu và thành phẩm, hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.

Thế nào là quản lý hàng tồn kho?

Quản lý hàng tồn kho được hiểu là việc kiểm soát quá trình đặt hàng, lưu trữ và sử dụng hàng tồn trong Doanh nghiệp. Hàng tồn kho có thể là nguyên liệu thô, linh kiện và hàng hóa bán thành phẩm, thành phẩm, việc nhập kho và xử lý các mặt hàng đó. Doanh nghiệp phải thường xuyên sử dụng kho hàng và việc quản lý hàng tồn kho vì điều này mang tính chất quyết định đến các kế hoạch khác trong việc sản xuất và điều chuyển hàng hóa. Người quản lý kho cần phải nắm được các tiêu chí cần thiết để đảm bảo sự hoạt động hiệu quả cho kho hàng.

Xem thêm  Mã loại hình xuất nhập khẩu là gì? Gồm bao nhiêu loại?
Hàng tồn kho là gì? Hàng tồn kho bao gồm những loại nào?
Việc quản lý hàng tồn kho của Doanh nghiệp cần phải đáp ứng hiệu quả mọi điều kiện cần thiết.

Để quản lý hàng tồn kho hiệu quả, bạn cần phải biết:

  • Cách kiểm soát lượng hàng tồn như thế nào?
  • Tỷ lệ hàng tồn kho hợp lý bao nhiêu?
  • Điều kiện cơ sở vật chất, máy móc sản xuất, trang thiết bị có đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của nguyên vật liệu và thời gian sản xuất hay không?
  • Diện tích kho hàng có đủ điều kiện chứa số lượng hàng hóa như vậy không?
  • Nhu cầu của khách hàng về mặt hàng?
  • Chi phí cơ hội của việc quản lý hàng tồn kho?
  • Chi phí quản lý trong thời gian hàng tồn kho có phù hợp không?

Doanh nghiệp lưu trữ hàng tồn kho nhằm mục đích gì?

Tại sao các Công ty giữ lại lượng lớn hàng tồn trong khi chi phí lưu trữ lại khá đắt đỏ? Câu trả lời là hàng tồn kho có tầm quan trọng đặc biệt đối với các Doanh nghiệp. Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu, 3 lý do chính để lưu giữ hàng tồn đó là “Dự phòng – Đầu cơ – Giao dịch”. Cụ thể:

Dự phòng

Việc giữ lại hàng tồn kho như một “tấm đệm” cho những tình huống kinh doanh xấu nằm ngoài dự đoán vì sẽ có những bức phá bất ngờ về nhu cầu thành phẩm ở một thời điểm nào đó. Tương tự cũng sẽ có những sự sụt giảm khó lường trong cung ứng nguyên liệu ở một vài thời điểm. Ở cả 2 trường hợp này, một Doanh nghiệp nếu khôn ngoan, chắc chắn sẽ muốn có vài “tấm đệm” để đương đầu với những thay đổi khôn lường.

Đầu cơ

Doanh nghiệp giữ hàng tồn kho để có được những lợi thế khi giá cả có sự thay đổi, biến động. Nếu giá nguyên liệu thô tăng, Doanh nghiệp sẽ muốn giữ nhiều hàng tồn kho so với yêu cầu với giá thấp hơn.

Xem thêm  Surrendered bill of lading là gì? Tìm hiểu vai trò và tầm quan trọng

Giao dịch

Để tránh tắc nghẽn trong quá trình sản suất và bán hàng, Doanh nghiệp sẽ duy trì hàng tồn kho. Bằng việc duy trì hàng tồn theo cách này, các Doanh nghiệp sẽ đảm bảo được việc sản xuất không bị gián đoạn do thiếu nguyên liệu thô. Mặt khác, việc bán hàng cũng không bị ảnh hưởng do không có sẵn hàng hóa thành phẩm.

Hàng tồn kho là gì? Hàng tồn kho bao gồm những loại nào?
Các DN trữ hàng tồn kho nhằm mục đích giao dịch, đầu cơ, dự phòng phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Những kiến thức liên quan đến hàng tồn kho là gì, quản lý hàng tồn kho là gì, những mặt hàng thuộc hàng tồn kho cũng như lý do Doanh nghiệp phải lưu trữ hàng tồn kho đã được RatracoSolutions Logistics chia sẻ chi tiết. Theo đó, hàng tồn kho không phải là hàng hết hạn, quá hạn sử dụng mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giao dịch, đầu cơ và dự phòng trong trường hợp cần thiết. Do đó, việc nắm rõ khái niệm về hàng tồn kho sẽ giúp ích hiệu quả cho các đơn vị kinh doanh, các tổ chức DN trong việc lưu kho hàng hóa số lượng lớn.

Đồng thời, nếu bạn chưa biết cách quản lý hàng tồn kho như thế nào, có thể tham khảo bài chia sẻ trên để áp dụng một cách hiệu quả, đúng đắn, đảm bảo lợi ích thiết thực cho chính DN…Liên hệ với Ratraco Solutions theo hotline bên dưới khi bạn cần tư vấn thêm về “Dịch vụ cho thuê kho bãi” chứa hàng nhiều tiện ích giá tốt nhất.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

3 những suy nghĩ trên “Hàng tồn kho là gì? Hàng tồn kho bao gồm những loại nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ