Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ có rất nhiều thuật ngữ mà các doanh nghiệp, nhất là các Công ty logistics, Vận chuyển quốc tế cần thiết phải nắm rõ và hiểu đúng là IMO. Ratraco Solutions chúng tôi sẽ thông qua bài viết này để giải đáp rõ hơn thuật ngữ IMO là gì trong logistics, viết tắt của từ gì? IMO quy định những gì? Công thức tính và Cơ quan nào có thẩm quyền thu hội phí IMO?,…
IMO trong xuất nhập khẩu là gì?
IMO là gì trong logistics? IMO là viết tắt của “International Maritime Organization”, là Tổ chức Hàng hải Quốc tế – Cơ quan đặc biệt của Liên Hợp Quốc, thành lập năm 1948 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1959.

Tổ chức IMO đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và quản lý mọi vấn đề liên quan đến Ngành hàng hải quốc tế, đặc biệt là các quy định về An toàn hàng hải, bảo vệ môi trường biển và thiết lập các tiêu chuẩn vận hành cho các hoạt động vận tải biển toàn cầu.
Quy định chính và mới nhất của IMO trong xuất nhập khẩu
Những quy định chính và quy định MỚI NHẤT của IMO là gì trong logistics? IMO đưa ra nhiều quy định liên quan đến vận chuyển hàng hóa quốc tế, bao gồm:
Quy định về an toàn container (CSC)
CSC (Convention for Safe Containers) là Công ước quy định về an toàn với các container sử dụng trong vận chuyển quốc tế. Công ước này yêu cầu các container phải được kiểm tra và chứng nhận về chất lượng, sự an toàn trước khi được đưa vào sử dụng. Từ đó giúp ngăn ngừa tai nạn hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển container hàng hóa.
Quy định về bảo vệ môi trường (MARPOL)
MARPOL (Marine Pollution) là một công ước khác của IMO nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động hàng hải gây ra. MARPOL bao gồm một loạt các quy định về việc hạn chế các chất gây ô nhiễm như dầu, chất thải từ tàu, và khí thải từ các động cơ của tàu.
Quy định về an toàn hàng hải (SOLAS)
SOLAS (Safety of Life at Sea) là một trong những Công ước quan trọng nhất mà IMO ban hành. Công ước này quy định các yêu cầu về bảo vệ sự an toàn cho con người và hàng hóa trên biển.
Các tiêu chuẩn SOLAS gồm việc trang bị phương tiện cứu sinh, hệ thống báo động, kiểm tra an toàn định kỳ của tàu và yêu cầu về quy trình xử lý trong tình huống khẩn cấp.

Một số quy định MỚI NHẤT mà các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần lưu ý:
Quy định về tăng cường quản lý Carbon (Quy định mới nhất)
IMO đặt ra mục tiêu giảm 50% lượng khí thải carbon từ các tàu vào năm 2050, so với mức năm 2008. Đồng nghĩa với việc các tàu phải áp dụng các công nghệ mới, hiệu quả hơn để giảm phát thải, gồm việc sử dụng nhiên liệu sạch hơn và cải tiến hệ thống động cơ.
Quy định về cập nhật các tiêu chuẩn container (Quy định mới nhất)
IMO đang thực hiện các thay đổi liên quan đến tiêu chuẩn an toàn của container. Quy định mới yêu cầu các container phải được kiểm tra định kỳ và có chứng nhận an toàn từ Cơ quan có thẩm quyền. Điều này giúp bảo vệ hàng hóa, các tàu vận chuyển và các tàu khác trong quá trình di chuyển.
Quy định về thông tin hàng hóa – SOLAS VGM (Quy định mới nhất)
SOLAS VGM (Verified Gross Mass) là quy định yêu cầu các chủ hàng phải cung cấp thông tin chính xác về khối lượng hàng hóa trước khi tàu xuất phát. Quy định này nhằm ngăn chặn các tai nạn xảy ra do việc không chính xác trong việc khai báo khối lượng hàng hóa, đảm bảo sự an toàn cho tàu và các tàu khác trong quá trình vận chuyển.
Tiêu chuẩn IMO cho Ngành vận tải container
Tiêu chuẩn của IMO là gì trong logistics? Một số tiêu chuẩn chính yếu IMO như:
- Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (MARPOL), đặt ra các tiêu chuẩn để ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu, gồm các quy định về xả dầu, nước thải và các chất độc hại khác;
- Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS), đặt ra các tiêu chuẩn an toàn tối thiểu cho tàu, gồm các tiêu chuẩn liên quan đến tính toàn vẹn của cấu trúc, PCCC, thiết bị cứu sinh và điều hướng;
- Công ước quốc tế về tiêu chuẩn đào tạo, chứng nhận và trực ca cho thuyền viên (STCW), đặt ra các tiêu chuẩn đào tạo và chứng nhận tối thiểu cho thuyền viên;
- Bộ luật quốc tế về kết cấu và thiết bị của tàu chở xô hóa chất nguy hiểm (Bộ luật IBC), đặt ra tiêu chuẩn vận chuyển an toàn các vật liệu nguy hiểm bằng đường biển.
Cách tính và cơ quan có thẩm quyền thu hội phí IMO tại Việt Nam
IMO là gì trong logistics đã được Đơn vị vận chuyển container lạnh, vận chuyển cont khô Ratraco Solutions giải đáp ở trên. Vậy cách tính và cơ quan có thẩm quyền thu hội phí IMO tại Việt Nam là những cơ quan nào? Tìm đọc nội dung sau để có câu trả lời:
Cách tính hội phí IMO
Cách tính hội phí IMO được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 25/2012/TT-BGTVT như sau:
HP = BA + (V – G) x K
* Trong đó:
- HP: Mức thu hội phí IMO;
- BA: Mức thu tối thiểu đối với từng loại tàu (tính bằng đồng Bảng Anh);
- V: Tổng dung tích của tàu để tính phí (GT);
- G: Mức giảm trừ dung tích tàu có dung tích lớn nhất ở mức trên liền kề;
- K: Hệ số điều chỉnh mức thu theo dung tích từng tàu.

Cơ quan có thẩm quyền thu hội phí IMO tại Việt Nam
Thẩm quyền thực hiện thu hội phí IMO được quy định tại Điều 6 Thông tư 25/2012/TT-BGTVT như sau:
Tổ chức thu hội phí IMO
1. Văn phòng Cục hàng hải Việt Nam, các Chi cục Hàng hải và Cảng vụ hàng hải (gọi tắt là cơ quan thu hội phí IMO) thực hiện thu hội phí IMO theo quy định tại Thông tư này.
2. Các cơ quan được giao thu hội phí IMO có trách nhiệm thực hiện thu đúng, thu đủ theo quy định của Thông tư này.
3. Việc thu hội phí IMO phải bảo đảm các yêu cầu:
a) Công khai cách tính mức thu tại nơi cơ quan thu hội phí IMO;
b) Chủ tàu nộp hội phí IMO có thể nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản về tài khoản của cơ quan được giao thu hội phí IMO; trường hợp hội phí IMO nộp bằng chuyển khoản thì tổ chức, cá nhân nộp hội phí IMO phải nộp giấy ủy nhiệm chi chuyển tiền có xác nhận của ngân hàng nơi tổ chức, cá nhân nộp tiền.
4. Tàu biển được cấp giấy chứng nhận đã nộp hội phí IMO sau khi chủ tàu đã nộp đủ hội phí IMO theo quy định.
5. Các Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm kiểm tra việc nộp hội phí IMO đối với các tàu biển. Trường hợp phát hiện tàu chưa nộp hội phí IMO thì thực hiện thu theo quy định tại Thông tư này.
Theo đó, thẩm quyền tiến hành thu hội phí IMO tại Việt Nam thuộc về Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam, các Chi cục Hàng hải và Cảng vụ hàng hải.
IMO là gì trong logistics cùng những kiến thức liên quan tới Tổ chức Hàng hải Quốc tế International Maritime Organization như quy định, cách tính, cơ quan thu hội phí,…đều đã được Ratraco Solutions thông tin chi tiết cho các chủ hàng, các đơn vị xuất nhập khẩu nắm bắt kịp thời. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ giúp chúng tôi để nhiều doanh nghiệp cùng biết tới tổ chức IMO này khi tham gia vào lĩnh vực vận tải biển quốc tế nhé!