Partial Loss là gì? Cùng khám phá chi tiết và chính xác nhất

Trong quá trình vận tải hàng hóa bằng đường biển, không thể tránh khỏi những rủi ro, tổn thất phát sinh đột ngột gây ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giao nhận hàng, kể cả hàng nguyên container FCL hay hàng lẻ LCL. Một trong số các tổn thất phải kể đến đó là Partial Loss. Vậy, Partial loss là gì? Hãy cùng Ratraco Solutions chúng tôi tìm đọc nội dung bài chia sẻ sau đây để hiểu rõ hơn thuật ngữ Partial loss.

Khái quát chung về tổn thất trong trong Bảo hiểm vận tải quốc tế

Tổn thất là gì? Là những mất mát thiệt hại của đối tượng được bảo hiểm do rủi ro được bảo hiểm gây ra. Tổn thất bao hàm một khái niệm rất rộng. Nếu phân loại chúng ta có thể phân thành các loại sau:

Tổn thất “động”

Tổn thất “động” là tổn thất của vật thể do tác động bên ngoài gây làm giảm giá trị của vật thể. Ví dụ như tác động của khoa học kỹ thuật làm cho hàng hóa điện tử trở nên lỗi thời, hoặc sự giảm giá hàng hóa bởi một lý do nào đó cũng được coi là tổn thất động. Các loại tổn thất động này không được bảo hiểm.

Partial Loss là gì? Cùng khám phá chi tiết và chính xác nhất
Trong vận tải biển quốc tế, bảo hiểm sẽ phân loại tổn thất thành tổn thất “động” và tổn thất “tĩnh” với đặc trưng riêng, tình trạng tổn thất cũng khác nhau.

Tổn thất “tĩnh”

Tổn thất “tĩnh” là những tổn thất mà chính bản thân vật thể bị hư hỏng, mất mát hay bị hủy hoại. Tổn thất này thường sẽ không được bảo hiểm. Tổn thất này có thể là:

  • Tổn thất của chính vật thể đó;
  • Tổn thất về chi phí, ngoại tệ phát sinh từ tổn thất vật chất của vật thể đó;
  • Tổn thất vì thu nhập trên vật thể đó do sự mất sử dụng gây ra;
  • Tổn thất trách nhiệm đối với người khác: ví dụ như hai tàu đâm va nhau, tàu A có lỗi hoàn toàn, do tàu A phải chịu trách nhiệm bồi thường cho tàu bị đâm va. Tổn thất trách nhiệm này cũng được bảo hiểm.
Xem thêm  Tìm hiểu ưu nhược điểm của dịch vụ vận tải hàng hóa đường thủy

Thuật ngữ Partial loss là gì?

Partial loss là gì? Theo nghĩa tiếng Việt, Partial loss là Tổn thất bộ phận. Là những tổn thất mất mát hay hư hại trên một bộ phận của đối tượng bảo hiểm trong Hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ: Một tàu chở gạo gặp bão và bị ướt 10 tấn. Do vậy, số gạo bị ướt giảm giá thương mại một phần chính là Tổn thất bộ phận.

Trong Partial loss sẽ chia ra làm 2 loại tổn thất: Tổn thất riêng (Particular average) và Tổn thất chung (General Average)

Tổn thất riêng (Particular Average)

Particular Average là tổn thất của từng quyền lợi bảo hiểm do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên. Lấy ví dụ như: Trên hành trình hàng hóa bị mưa gió, nước biển làm ẩm mốc hàng hóa, trong trường hợp này chủ hàng phải tự chịu trách nhiệm hoặc đòi bồi thường từ Công ty bảo hiểm chứ không được phân bổ trách nhiệm này cho chủ tàu hoặc các chủ hàng khác. Tổn thất trong trường hợp này là tổn thất riêng.

Partial Loss là gì? Cùng khám phá chi tiết và chính xác nhất
Partial loss được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là Tổn thất bộ phận, loại tổn thất này cũng sẽ phân thành Particular average (Tổn thất riêng) và  General Average (Tổn thất chung).

Tổn thất chung (General Average)

General Average là những thiệt hại xảy ra do những chi phí hay sự hy sinh cố ý của những người trên tàu nhằm cứu tàu, hàng hóa hoặc cước phí khỏi tai nạn trong hành trình chung trên biển. Có 2 nguyên tắc thông báo đây là tổn thất chung:

  • Nguyên tắc 1: Tổn thất chung xảy ra là vì sự an toàn chung của chủ tàu, hàng hóa trên biển;
  • Nguyên tắc 2: Các chi phí phát sinh để tránh hiểm họa cho tàu hoặc hàng. Tuy chi phí này không thật sự cần thiết nhưng là hậu quả trực tiếp của tổn thất chung (lợi ích chung) được tính là tổn thất chung.
Xem thêm  Quy định xử phạt xe chở hàng quá tải bằng đường bộ hiện nay

Tổn thất chung General Average lại được chia thành:

  • Hy sinh tổn thất chung:

Hy sinh tổn thất chung là những thiệt hại hoặc chi phí phát sinh do hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung. Ví dụ: Tàu phải vứt hàng xuống biển vì bão lớn để cứu tàu, cứu toàn bộ hành trình thì hàng bị vứt xuống biển là hy sinh tổn thất chung.

  • Chi phí tổn thất chung:

Chi phí tổn thất chung là chi phí phải trả cho người thứ ba trong trường hợp cứu tàu, chi phí thoát nạn để tàu tiếp tục hành trình. Ví dụ: Các chi phí sau được xem là chi phí tổn thất chung như: chi phí để tàu ra vào cảng lánh nạn, chi phí lưu kho lưu bãi tại cảng lánh nạn, chi phí sửa chữa những hư hại của tàu, chi phí tăng thêm về nhiên liệu,…

Partial loss do nguyên nhân nào gây ra? Khác nhau giữa tổn thất bộ phận và tổn hại là gì?

Nguyên nhân gây ra Tổn thất bộ phận Partial loss là gì? Thông thường, nhiệm vụ xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất của hàng hóa sẽ được giao cho Giám định viên hàng hóa. Muốn biết nguyên nhân cụ thể là gì và tổn thất bộ phận có gì khác so với tổn hại, tìm đọc nội dung sau:

Nguyên nhân gây tổn thất bộ phận

Bạn có thể tham khảo qua một số nguyên nhân mà Đơn vị vận chuyển container Ratraco Solutions chúng tôi ghi nhận được gồm:

  • Hiện tượng biển thủ hàng hóa trong quá trình vận tải;
  • Tốc độ phương tiện không phù hợp với các điều kiện khai thác;
  • Bao bì bị hư hỏng trong khi xếp dỡ;
  • Do ảnh hưởng của nhiệt độ không thích hợp (nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp);
  • Do thông gió không kịp thời;
  • Hàng hóa bị thấm nước, ẩm ướt;
  • Tổn thất hàng hóa do côn trùng, vi sinh vật có hại gây ra,…
Xem thêm  Vai trò của vận chuyển đường sắt ở nước ta hiện nay
Partial Loss là gì? Cùng khám phá chi tiết và chính xác nhất
Có nhiều nguyên nhân gây ra Tổn thất bộ phận Partial loss trong vận tải biển quốc tế và việc xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất hàng thuộc về Giám định viên hàng hóa.

Khác nhau giữa tổn thất Loss và tổn hại Damage

Giữa tổn thất Loss và tổn hại Damage khác nhau như sau:

  • Tổn thất là mất mát (Loss):

Tổn thất bộ phận là việc mất mát, là một rủi ro mà mắt không thể nhìn thấy, tay không thể sờ được. Ví dụ như khi ta giao 10 kiện hàng, nhưng khi về đến cảng chỉ còn 8 kiện, như vậy 2 kiện mất là tổn thất mà ta không thể xác định được bằng mắt hay bằng tay.

  • Tổn hại là hư hỏng, tổn hại (Damage):

Tổn hại là rủi ro mà mắt có thể nhìn thấy, tay có thể sờ được. Ví dụ như hàng hóa khi về đến cảng thì bị vỡ, bị gãy,…những tổn thất này chúng ta có thể xác định được bằng mắt, bằng tay.

Partial loss là gì đã được giải đáp kèm theo đó là những nguyên nhân gây ra tổn thất bộ phận, phân loại tổn thất cùng sự khác nhau so với tổn hại Damage cũng đã được chúng tôi chia sẻ một cách chi tiết ở trên. Các nhà nhập khẩu, xuất khẩu, doanh nghiệp quan tâm tới các thuật ngữ logistics, vận tải biển, vận tải đường sắt, đường bộ,…hãy tiếp tục đồng hành cùng trang tin tức tổng hợp của Ratraco Solutions để góp nhặt nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ