AANZFTA là gì? Tìm hiểu những quy định trong hiệp định AANZFTA

AANZFTA là hiệp định thương mại toàn diện nhất của ASEAN từng tham gia. Nội dung chính của AANZFTA bao gồm nhiều cam kết liên quan đến hàng hóa, đầu tư, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, thể nhân, chính sách cạnh tranh và hợp tác kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thắc mắc chưa hiểu hết khái niệm Aanzfta là gì?

Những quy định cụ thể trong Hiệp định AANZFTA, nội dung chi tiết của Hiệp định – những cam kết giữa các quốc gia liên quan sẽ được Ratraco Solutions chia sẻ trong bài viết này để các cá nhân, Tập đoàn, Doanh nghiệp lớn nhỏ quan tâm có thể tiện tham khảo để có cái nhìn tổng quan và sự hiểu biết nhất định về Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Australia và New Zealand.

Khái niệm về Hiệp định AANZFTA và tình hình hợp tác hiện nay

AANZFTA là gì? Hiệp định AANZFTA – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là ASEAN-Australia-New Zealand Free Trade Area, viết tắt là AANZFTA. Hiệp định AANZFTA hay còn được gọi là Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Australia và New Zealand được kí kết tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 vào ngày 27/02/2009 tại Hua Hin, Thái Lan. Hiệp định này có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 01/01/2010.

Thành viên gồm có:

  • Australia;
  • New Zealand;
  • Brunei Darussalam;
  • Cambodia;
  • Indonesia;
  • Lao;
  • Malaysia;
  • Myanmar;
  • Philippines;
  • Singapore;
  • Thailand;
  • Vietnam.

Hiệp định AANZFTA như là một Hiệp định thương mại tự do toàn diện, tạo ra cơ hội mới cho khoảng 663 triệu người lao động ASEAN, Úc và New Zealand – một khu vực có Tổng sản phẩm quốc nội khoảng 4.000 tỉ USD vào năm 2016. Với tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, AANZFTA đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững trong khu vực bằng cách cung cấp chế độ đầu tư và thị trường tự do cho 12 bên kí kết Hiệp định (Theo The ASEAN-Australia-New Zealand Free Trade Area – AANZFTA).

AANZFTA là gì? Tìm hiểu những quy định trong hiệp định AANZFTA
AANZFTA là Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Australia và New Zealand, là hiệp ước thương mại toàn diện, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ giữa các bên với nhau.
Lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết trong Hiệp định AANZFTA
Nước 2005 Thuế cơ sở (%) 2010

(%)

2013

(%)

Tổng số dòng thuế cắt giảm Năm hoàn thành cắt giảm thuế
Úc 47,6 96,4 96,5 100,0 2020
Bru-nây 68,0 75,7 90,0 98,9 2020
My-an-ma 3,7 3,6 3,6 85,2 2024
Cam-pu-chia 4,7 4,7 4,7 88,0 2024
In-đô-nê-xi-a 21,2 58,0 85,0 93,2 2025
Lào 0,0 0,0 0,0 88,0 2023
Ma-lai-xi-a 57,7 67,7 90,9 96,3 2020
Niu Di Lân 58,6 84,7 90,3 100,0 2020
Phi-li-pin 3,9 60,3 91,0 94,6 2020
Xin-ga-po 99,9 100,0 100,0 100,0 2009
Thái Lan 7,1 73,0 87,2 99,0 2020
Việt Nam 29,3 29,0 29,0 89,8 2020

Tại buổi tham vấn trực tuyến giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Australia, New Zealand lần thứ 25, các Bộ trưởng đều cho rằng đã có những tiến triển nhất định trong quá trình đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA) và tiếp tục thúc đẩy đàm phán trong thời gian tới.

Nhìn chung, đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề đến nền kinh tế, xã hội của các quốc gia trên toàn thế giới. Một trong số những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất là vận tải, du lịch, sản xuất, bán lẻ và các dịch vụ khác cũng như sự sụp đổ của chuỗi cung ứng và các thị trường tài chính. Trước tình hình này, các Bộ trưởng của hai bên đều tái khẳng định cam kết mở cửa thị trường thương mại và đầu tư nhằm củng cố tính đàn hồi và bền vững của các chuỗi cung ứng khu vực và duy trì luồng chu chuyển của hàng hóa và dịch vụ giữa các bên.

Đồng thời, các Bộ trưởng cũng chỉ đạo các quan chức tham gia đàm phán cần xem xét đưa vào tiến trình đàm phán những điều khoản nhằm khuyến khích thương mại và đầu tư, tháo gỡ những rào cản không cần thiết nhằm khôi phục lòng tin của cộng đồng Doanh nghiệp trong khu vực. Đây được xem là những tín hiệu rất đáng mừng.

Tìm hiểu về những quy định trong Hiệp định AANZFTA

Nội dung chính của Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Australia và New Zealand – Hiệp định AANZFTA bao gồm có 18 chương với 4 phụ lục chính. Nội dung sẽ xoay quanh bản Hiệp định này sẽ về lộ trình cắt giảm thuế, quy tắc xuất xứ, cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, di chuyển thể nhân. Cụ thể:

Về thương mại hàng hóa

Trong Hiệp định AANZFTA sẽ chia lộ trình cắt giảm thuế thành 3 nhóm. Mỗi nhóm sẽ có lộ trình cắt giảm thuế nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào cam kết trong Hiệp định.

  • Nhóm 1: Úc, New Zealand;
  • Nhóm 2: Là các quốc gia trong ASEAN-6 (bao gồm 6 nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Brunei và Philipin;
  • Nhóm 3: CLMV (bao gồm 4 nước trong ASEAN là Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia.

Danh mục cắt giảm thuế sẽ áp dụng cho Danh mục thông thường (NT) giảm còn 0% trong 10 năm (chiếm 90%). Danh mục nhạy cảm (ST) chiếm 10% dòng thuế (trong đó Danh mục nhạy cảm thường (ST1) chiếm 6% và 4% thuộc danh mục nhạy cảm cao (ST2). Trong số 45 dòng thuế thuộc danh mục nhạy cảm thường có 1% sẽ được loại trừ nghĩa vụ cắt giảm/xóa bỏ thuế quan. Trên thực tế, cả Úc, New Zealand và ASEAn đều cam kết số dòng thuế thuộc danh mục NT lớn hơn 90% (khoảng 96 – 98%).

Quy tắc xuất xứ

Bao gồm những tiêu chí về xuất xứ thuần túy, hàm lượng giá trị khu vực sẽ lớn hơn 40%, tiêu chí chuyển đổi nhóm và các mặt hàng cụ thể.

Thủ tục hải quan

Tạo thuận lợi cho thương mại bằng việc đẩy mạnh hợp tác và hài hòa các thủ tục hải quan. Trong đó, sẽ quan tâm đặc biệt đến cơ chế hải quan một cửa, sử dụng công nghệ điện tử trong thông quan và phân loại hàng hóa trước khi nhập cảng.

Quy định về kiểm dịch động thực vật

Quy định cụ thể tại Chương 5 và Chương 6. Các quy trình chủ yếu về nâng cao tính minh bạch, khuyến khách trao đổi trong việc áp dụng thủ tục và quy định liên quan. Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan kiểm dịch động vật của các bên tham gia. Bên cạnh đó, sẽ ưu tiên áp dụng tham vấn mỗi khi có tranh chấp liên quan đến việc sử dụng các chế tài (quy định phù hợp với quy định của WTO).

Quy định về các biện pháp tự vệ (thuộc Chương 7)

theo đó bên có quyền tham gia áp dụng biện pháp tự vệ khi hàng hóa nhập khẩu tăng lên đột biến do thực hiện cam kết trong AANZFTA. Sự gia tăng đột biến hàng hóa này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp nội địa sản xuất hàng hóa tương tự. Điều kiện được áp dụng biện pháp tự vệ khi nhập khẩu từ một bên vượt quá 3% so với tổng nhập khẩu từ các bên khác và khi tổng nhập khẩu từ các bên khác vượt quá 9%.

Về đầu tư

Bao gồm các quy định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc…Đặc biệt là quy định dành ứng xử đặc biệt và khác biệt cho các nước thành viên mới trong ASEAN. Theo đó, các bên sẽ dành đối xử đặc biệt cho những nước này bằng việc hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp thông tin chi nhà đầu tư…cho phép các nước này đưa ra cam kết phù hợp với mức độ phát triển của họ.

>>> Xem thêm: C/O Form AJ là gì?

Mục tiêu chính của Hiệp định AANZFTA là gì?

Sau khi tìm hiểu và biết được AANZFTA là gì thì chúng ta cũng cần quan tâm về Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Australia và New Zealand sẽ hướng đến một số mục tiêu sau:

  • Từng bước tự do hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hàng hóa giữa các bên. Đồng thời, không hạn chế, xóa bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong quan hệ giữa các thành viên tham gia;
  • Từng bước thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các bên với phạm vi ngành đáng kể;
  • Tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy và tăng cường cơ hội đầu tư giữa các bên thông qua việc phát triển môi trường đầu tư thuận lợi;
  • Thành lập một khuôn khổ nhằm tăng cường, đa dạng hóa và đẩy mạnh quan hệ hợp tác, đầu tư kinh tế giữa các bên;
  • Dành đối xử đặc biệt và khác biệt đối với những quốc gia thành viên ASEAn, nhất là đối với những nước mới để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập kinh tế một cách có hiệu quả nhất.
AANZFTA là gì? Tìm hiểu những quy định trong hiệp định AANZFTA
Hiệp định AANZFTA hướng đến mục tiêu tự do hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan,…và nhiều mục tiêu quan trọng khác.

Có thể nói rằng, AANZFTA sẽ đem lại nhiều cơ hội cho các nước trong khu vực ASEAN mở rộng hội nhập và đẩy mạnh xuất khẩu. Với việc tham gia AANZFTA, Việt Nam tiếp tục khẳng đinh vị thế, tiếng nói của mình không những trong khu vực mà trên toàn thế giới, thể hiện nỗ lực tăng cường hội nhập kinh tế với quốc tế và khu vực. AANZFTA sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các bên, trong đó Việt Nam là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ AANZFTA, với những cơ chế về tự do thương mại và những ưu ái mà Hiệp định dành cho các nước mới, hàng hóa Việt Nam có cơ hội rất lớn trong việc mở rộng thị trường sang Úc, New Zealand.

Những cam kết quan trọng trong Hiệp định AANZFTA cần biết

Trong Hiệp định AANZFTA sẽ có những cam kết của phía Việt Nam, cam kết của Úc và New Zealand dành cho Việt Nam được quy định rõ ràng, cụ thể như sau:

Cam kết của Việt Nam

Lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam cam kết trong AANZFTA là đến năm 2022 với tỉ lệ xóa bỏ thuế quan là 92% số dòng thuế, 8% số dòng thuế còn lại được cắt giảm theo lộ trình riêng hoặc được giữ nguyên thuế suất.

Để thực hiện cam kết, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 168/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Úc-New Zealand giai đoạn 2015-2018. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.

Năm 2015, có 2.666 dòng thuế được xóa bỏ thuế quan (chiếm 28,1% biểu thuế), tập trung vào nhóm các mặt hàng: Ngũ cốc; Gỗ; Rau quả; Thủy sản; Bông các loại, chất dẻo nguyên liệu; Gốm, sứ; Nguyên liệu dược phẩm; Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; Than đá; Hóa chất…

Năm 2018, có 8.127 dòng thuế được xóa bỏ thuế quan (chiếm 86% biểu thuế), tập trung vào nhóm các mặt hàng: Bánh, kẹo; Dược phẩm; Giấy; Gỗ; Hàng may mặc và đồ phụ trợ may mặc; Hóa chất; Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Ngô; Nguyên phụ liệu dược phẩm…

Lộ trình giảm và xóa bỏ thuế quan cuối cùng trong AANZFTA là năm 2022 với 8.669 dòng thuế được xóa bỏ thuế quan (chiếm 92% biểu thuế). Các mặt hàng như hoa quả (cam, quýt); rượu bia, xì gà, dầu mỏ, lá thuốc lá, một số sản phẩm sắt, thép, xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa… sẽ không phải xóa bỏ thuế quan mà có lộ trình cắt giảm riêng với năm kết thúc 2020/2022.

Cam kết của Úc và New Zealand dành cho Việt Nam

Năm 2015, Úc xóa bỏ thuế quan khoảng 97% dòng thuế (trong đó có 0,4% dòng thuế được cắt giảm về 0% so với năm 2014, chủ yếu là các mặt hàng dệt may). Các dòng thuế còn lại hiện Úc chưa được xóa bỏ thuế quan đều ở mức thuế suất thấp (từ dưới 10%), chủ yếu đối với một số mặt hàng như: măng tre, chỉ phẫu thuật, gỗ và sản phẩm gỗ, ván sợi, thảm, áo khoác, chăn, sản phẩm từ chất dẻo, sản phẩm từ sắt thép, vải các loại…

Năm 2015, New Zealand cam kết xóa bỏ thuế quan khoảng 91%, hiện còn duy trì thuế suất thấp (dưới 10%) đối với các mặt hàng thuộc nhóm: Bánh, kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, chất dẻo nguyên liệu, dầu mỡ động thực vật, gỗ và sản phẩm gỗ, hóa chất, linh kiện, phụ tùng ô tô, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hóa chất, cao su…Đến cuối lộ trình năm 2022, Úc và New Zealand sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu từ ASEAN. (Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính).

Ratraco Solutions đã cập nhật nhanh các thông tin chia sẻ chuẩn xác và đầy đủ nhất về Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Australia và New Zealand, quý bạn đọc nào quan tâm có thể tham khảo, tìm đọc để có thêm sự hiểu biết nhất định về hiệp định quan trọng này. Qua đây, bạn không chỉ nắm được khái niệm aanzfta là gì mà còn biết được vai trò, trách nhiệm, cam kết giữa các nước liên quan với nhau như thế nào đối với vấn đề thương mại hàng hóa, thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, quy định kiểm dịch động thực vật mà còn là các vấn đề về đầu tư,…tạo tiền đề vững chắc cho những kế hoạch vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa số lượng lớn sắp tới.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247
Xem thêm  Tìm hiểu thủ tục nhập khẩu Pin Lithium về Việt Nam từ A-Z

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ