ISF là gì? Những thông tin chi tiết cần biết về ISF

Mỹ được biết đến là một trong những quốc gia có hàng rào an ninh nghiêm ngặt nhất thế giới, hàng hóa khi nhập khẩu vào nước này cũng có chính sách kiểm soát rất chặt chẽ. Cụ thể, những mặt hàng khi nhập khẩu vào Mỹ đều phải kê khai hải quan tự động, gọi tắt là khai ISF. Muốn biết cụ thể ISF là gì, mời tham khảo thông tin chia sẻ của RatracoSolutions Logistics để có câu trả lời thỏa đáng nhất. Đồng thời, Quý Doanh nghiệp có thể tìm hiểu những điểm mạnh của chúng tôi khi thực hiện Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường biển đi xuất khẩu Châu Âu để tiện so sánh với các Đơn vị vận tải biển khác trên thị trường hiện nay.

ISF được hiểu là gì?

ISF là gì? ISF viết tắt của cụm từ Importer Security Filing, là khai báo an ninh cho người nhập khẩu khi nhập hàng hóa vào Mỹ. ISF còn được gọi là “10 + 2”, là hồ sơ theo yêu cầu của CBP để ghi lại thông tin và chi tiết nhập khẩu, khi các chuyến hàng đi từ điểm này đến điểm khác. Các Nhà nhập khẩu không khai báo ISF đúng cách trước khi hàng hóa của họ vận chuyển sẽ bị phạt 5.000 USD. ISF phải được truyền ít nhất 24 giờ trước khi chuyến hàng khởi hành đến Hoa Kỳ.

Mỹ hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Đặc biệt là trong bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thương mại về các mặt hàng thời vụ mùa dịch như khẩu trang, găng tay y tế,…Vì vậy, khi xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý tới vấn đề khai ISF.

ISF là gì? Những thông tin chi tiết cần biết về ISF
ISF – viết tắt của cụm từ Importer Security Filing, là khai báo an ninh cho người nhập khẩu khi nhập hàng hóa vào Mỹ hay còn được gọi là “10 + 2”.

Đi sâu về chi tiết khai ISF hiện nay, các Nhà cung cấp Dịch vụ logistics tại Việt Nam hầu hết đều nhờ đến đại lý hoặc tổng hành dinh tại Mỹ để hỗ trợ phần khai báo ISF này. Chính vì như thế mà việc thực hiện chi tiết khai báo ISF theo qui định của ISF từ 24 giờ trước khi hàng lên tàu đến Mỹ đã được qui định thành 48 tiếng hoặc thậm chí là 72 tiếng truớc khi lên tàu tại cảng đi.

Tất cả những quy định về thời gian trên nhằm tạo một khoảng thời gian cần thiết cho các văn phòng đầu đến tại Mỹ thao tác nhập liệu theo đúng tiến độ và có thể sửa chửa các thiếu sót kịp trước khi đến hạn qui định. Như vậy, nhìn chung, hầu hết các văn phòng tại Việt Nam hiện nay hay các quốc gia khác trên thế giới nội tại phải thực hiện việc này trước 48 tiếng hoặc nhiều hơn so với ngày tàu rời khỏi cảng đi. Các Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ cần đặc biệt lưu ý đến việc khai ISF này để đảm bảo hàng hóa của mình.

Thông tin bạn cần biết về ISF Importer Security Filing

Khai báo ISF gồm những thông tin gì? Để file ISF, bạn cần có 10 thông tin từ Nhà nhập khẩu hoặc Nhà cung cấp và 2 thông tin từ Hãng vận chuyển:

Từ Nhà nhập khẩu hoặc Nhà cung cấp

  • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp);
  • Tên và địa chỉ của người bán (hoặc chủ sở hữu) – Real Shipper;
  • Tên và địa chỉ của người mua (hoặc chủ sở hữu) – Real Consignee;
  • Tên và địa chỉ người giao hàng;
  • Nơi đóng hàng vào container;
  • Tên và địa chỉ của người gom hàng;
  • Số hồ sơ Đơn vị nhập khẩu;
  • Số người nhận hàng;
  • Nước xuất hàng;
  • Biểu thuế quan hài hòa hàng hóa cho từng sản phẩm của lô hàng.
Xem thêm  Hàng đông lạnh được bảo quản như thế nào trong quá trình vận chuyển?

Từ hãng tàu

  • Kế hoạch xếp hàng lên tàu;
  • Thông báo trạng thái container.
ISF là gì? Những thông tin chi tiết cần biết về ISF
Khi khai báo ISF file ISF cần có 10 thông tin từ Nhà nhập khẩu hoặc Nhà cung cấp và 2 thông tin từ hãng vận chuyển hàng hóa đường biển.

Ngoài ra, người khai ISF sẽ cần số vận đơn để liên kết việc khai ISF với việc khai AMS (manifest) phù hợp.

  • Số MBL và SCAC CODE (số vận đơn hãng tàu phát hành);
  • Số AMS HBL và SCAC CODE (số vận đơn mà trên vận đơn đó có thông tin của actual shipper + actual Cnee).

Lưu ý khi khai ISF: Thông thường Nhà nhập khẩu tại Mỹ sẽ thực hiện khai ISF dựa vào những thông tin vận chuyển được cung cấp bởi Nhà xuất khẩu. Trường hợp nhà nhập khẩu nhờ Công ty dịch vụ khai ISF, Nhà nhập khẩu cần cung cấp thêm POA (power of attorney).

Ai là người file ISF? Tùy vào điều kiện giao hàng để xác định người file ISF là ai. Chủ yếu vẫn là nhà nhập khẩu tại Mỹ sẽ file ISF 10+2. Với các lô hàng không có đích đến là Mỹ, nhưng trong lộ trình di chuyển của tàu mẹ, hàng có ghé qua các cảng của nước Mỹ thì hàng hóa phải được file ISF 5+2, thường thì NVOCC sẽ file cái này.

>>Xem thêm: Hàng Consol là gì?

Một số lỗi thường gặp khi làm thủ tục an ninh cho hàng xuất khẩu đi Mỹ

Dưới đây là một số lỗi khá phổ biến khi làm thủ tục an ninh cho lô hàng xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ:

Kê khai chậm AMS: Trừ phi hàng hóa được chuyển qua cảng chuyển tải, nếu không thì hàng hóa sẽ không được xếp lên tàu vận chuyển để xuất khẩu hàng đi Mỹ nếu kê khai chậm hoặc không hoàn thành việc kê khai. Bạn cần nắm rõ các thông tin về lịch tàu của đại lý vận tải để lên kế hoạch trước.

Chỉnh sửa AMS: Việc chỉnh sửa AMS thường xảy ra do số lượng hàng hóa thực tế xuất đi có sự khác biệt so với lúc kê khai AMS ban đầu, hoặc thông tin về người nhận hàng sai sót, khi đại lý vận tải đã hoàn tất việc kê khai. Lúc đó đại lý vận tải phải kê khai lại AMS và Hải quan Mỹ sẽ áp dụng mức lệ phí chỉnh sửa là 40 đô la Mỹ cho một lần chỉnh sửa.

Chậm kê khai ISF: Trên nguyên tắc việc kê khai ISF do nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm. Nhưng nếu chậm kê khai ISF hoặc kê khai không đầy đủ thì nhà nhập khẩu có thể chịu mức phạt lên đến 5.000 đô la Mỹ/lô hàng. Thường các công ty vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp gia đình ở Mỹ hay bị vướng mắc về việc khai ISF này. Đã có trường hợp công ty nhập khẩu là một công ty lớn ở Mỹ cũng bị sai sót khi kê khai ISF. Vì vậy các công ty xuất khẩu Việt Nam cần đảm bảo với nhà nhập khẩu Mỹ đã thông suốt việc kê khai ISF này.

Hàng hóa bị giữ lại để soi container (X-ray): Đây là vướng mắc lớn nhất hiện nay mà các công ty xuất khẩu hay gặp phải. Lưu ý là việc giữ lô hàng lại để soi hàng là do Hải quan Mỹ thực hiện lúc container đang ở cảng chuyển tải hoặc container đã đến Mỹ. Tùy theo điều kiện thương mại (FOB hoặc CIF) mà nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu Mỹ chịu trách nhiệm chi trả chi phí này. Chi phí phát sinh bao gồm: phí soi container (thường khoảng 200-300 đô la Mỹ/container 40 feet) và chi phí lưu container ở cảng (vì thời gian để kiểm tra thường mất một tuần hoặc hơn).

Xem thêm  Cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được tính như thế nào?

Thế mạnh nổi bật của Dịch vụ vận tải hàng xuất khẩu nguyên container đường biển Ratraco Solutions

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO cung cấp Dịch vụ vận tải biển xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Châu Âu với những điểm mạnh nổi bật như:

  • Tính an toàn được đảm bảo ở mức cao nhất bởi các phương tiện vận tải rất hiếm xảy ra va chạm, đổ vỡ;
  • Năng lực vận tải biển lớn, không hạn chế, gửi hàng càng nhiều càng tiết kiệm chi phí;
  • Khách hàng được tư vấn để hiểu rõ Luật vận chuyển hàng xuất khẩu Quốc tế đường biển;
  • Đội ngũ kỹ thuật khảo sát, tư vấn và bốc xếp, đóng gói hàng riêng biệt, cam kết hàng được bảo quản kỹ càng;
  • Savata là đơn vị có mối liên kết chặt chẽ với các hãng, đơn vị tàu hàng lớn có thương hiệu trên thị trường;
  • Trang bị Container đủ kích cỡ, đa tải trọng, phương tiện nâng dỡ hàng hóa hiện đại và chắc chắn;
  • Sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của khách về thời gian, giá cả, lịch tàu biển, thủ tục, vận đơn đường biển;
  • Am hiểu nhiều chính sách quản lý chuyên ngành đa dạng nhiều mặt hàng;
  • Luôn đủ chỗ trên tàu để phục vụ nhu cầu vận tải biển Quốc tế tại mọi thời điểm, kể cả mùa cao điểm;
  • Có Hợp đồng rõ ràng, quy định trách nhiệm của Đơn vị vận chuyển hàng hóa đường biển;
  • Khách hàng được mua bảo hiểm hàng hóa khi sử dụng Dịch vụ chuyển hàng xuất khẩu nguyên chuyến;
  • Ứng dụng CNTT trong việc hỗ trợ khách hàng truy cập, tìm kiếm thông tin hàng nhanh thuận tiện;
  • Ngoài Dịch vụ vận tải biển, chúng tôi nhận xử lý các thủ tục xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa,…;
  • Kết hợp phương thức vận tải đường bộ, giúp vận chuyển các đơn hàng giao tận nơi một cách linh hoạt nhất;
  • Hỗ trợ làm thủ tục hải quan, ủy thác xuất nhập khẩu nếu được khách hàng yêu cầu;
  • Các thủ tục giao nhận tương đối nhanh đơn giản giúp chủ hàng tiết kiệm đáng kể thời giờ, công sức;
  • Chính sách đền bù 100% giá trị hàng hóa bị thiệt hại theo giá thị trường nếu phát hiện lỗi do vận chuyển.

Công ty nhận vận chuyển các mặt hàng từ Việt Nam – Châu Âu bằng đường biển, bao gồm hàng nông sản, đồ gia dụng, đồ điện, hàng nội thất, vật liệu xây dựng, hàng điện tử,…vận chuyển được mọi khối lượng, số lượng theo nhu cầu khách hàng. Chúng tôi cũng am hiểu thị trường từng quốc gia nên khách hàng có thể an tâm về hàng hóa sẽ được bảo quản và vận chuyển an toàn, linh hoạt thông qua mạng lưới toàn cầu và các mối liên kết chặt chẽ giữa các Đại lý vận chuyển uy tín.

Ngoài vận chuyển hàng thường, hàng nguyên Container, chúng tôi còn nhận vận chuyển Container hàng lạnh, đông lạnh với hệ thống bảo quản hàng đạt chuẩn yêu cầu khách hàng đặt ra. Công ty cũng hỗ trợ khách hàng về mặt giấy tờ và thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang các nước nhanh thuận lợi, đúng quy trình, nguyên tắc và pháp luật.

ISF là gì? Những thông tin chi tiết cần biết về ISF
Ratraco Solutions chuyên vận chuyển hàng đường biển đi Châu Âu xuất khẩu với năng lực vận tải lớn, không hạn chế số lượng, gửi hàng càng nhiều càng tiết kiệm chi phí,…

Các chứng từ cần chuẩn bị xuất khẩu đi Châu Âu

Chứng từ tại Việt Nam:

  • Invoice;
  • Packing List;
  • Sale contact hoặc P.O;
  • Tờ khai hải quan hàng xuất;
  • Airway bill hoặc Bill of lading;
  • Một số loại giấy tờ khác (Tùy mặt hàng): CO (Chứng chỉ xuất), Fumigation (Chứng chỉ hun trùng), Msds (Phân tích thành phần hàng hóa, ), giấy phép xuất khẩu….

Chứng từ tại nước xuất khẩu:

  • Invoice;
  • Packing List;
  • Sale contact hoặc P.O;
  • Tờ khai hải quan hàng nhập;
  • Airway bill hoặc Bill of lading;
  • Một số loại giấy tờ khác (Tùy mặt hàng): C.o (Chứng chỉ xuất), Fumigation (Chứng chỉ hun trùng), Msds (Phân tích thành phần hàng hóa), giấy phép nhập khẩu…
Xem thêm  Phí local charges là gì? Tìm hiểu chi tiết và chính xác về Local charges

Thời gian vận chuyển hàng hóa sang Châu Âu

  • Địa điểm cảng đi/cảng đến là ở trung tâm Thành phố, Nội địa hay Vùng quê;
  • Thời gian vận chuyển: Ngày lễ (nhân viên được nghỉ); điều kiện thời tiết;
  • Loại hàng hóa vận chuyển: Một số hàng hóa đặc biệt, hoặc hàng hạn chế sẽ có thời gian vận chuyển lâu hơn vì các loại thủ tục, hồ sơ cần thiết;
  • Thủ tục, hồ sơ: Kiểm dịch, kiểm tra, cung cấp các chứng từ hải quan xuất nhập khẩu,…).

Ngoài ra, một số yếu tố khác như tình hình ngành vận tải biển cụ thể tại thời điểm đó (có bị kẹt cảng hay tắc nghẽn gì không),…cũng ảnh hưởng đến thời gian vận tải hàng hóa từ Việt Nam – Hà Lan, Đức, các nước Châu Âu,…

Các dịch vụ vận tải đã và đang triển khai cung cấp

  • Dịch vụ khai báo hải quan hàng xuất nhập khẩu nguyên cont, nguyên chuyến, hàng lẻ (khi có yêu cầu);
  • Dịch vụ hàng nguyên container (FCL – Full Container Load): Container 20 feet, 40 feet, 40 HQ, REF (container hàng giữ lạnh);
  • Dịch vụ vận chuyển container Nội địa và Quốc tế với giá cả cạnh tranh;
  • Hàng lẻ (LCL – Less Container Load): Hàng có số lượng nhỏ không đủ đóng riêng một container. Thông thường < 10 CBM (khối);
  • Hàng Bulk: Những mặt hàng không thể cho vào container mà phải đóng kiện để trên boong hoặc trong khoang như những thiết bị xây dựng máy đào, cẩu… các thiết bị quá khổ, quá tải;
  • Xếp và dỡ hàng theo yêu cầu (bằng xe forklift, cẩu);
  • Nhận hàng từ kho người gửi – Giao đến kho người nhận.

Quy trình vận tải biển đi xuất khẩu Việt Nam – Châu Âu

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng qua Hotline/Email khi có nhu cầu chuyển hàng Việt Nam – Châu Âu nguyên container đường biển;
  • Bước 2: Phía đơn vị cung cấp dịch vụ Ratraco sẽ liên hệ với chủ hàng để trao đổi hàng hóa vận chuyển về một số thông tin cần thiết như tên, số lượng, khối lượng, thời gian và địa điểm vận chuyển, hợp đồng, giá cước phí chuyển hàng xuất khẩu đường biển và bảo hiểm hàng hóa;
  • Bước 3: Sau khi ký kết hợp đồng, chúng tôi sẽ điều động xe tới kho trung chuyển hàng về cảng hoặc khách hàng có thể tự chở hàng đến nơi quy định. Lúc này, hàng hóa sẽ được bốc dỡ, sắp xếp cẩn thận lên tàu và xuất phát đúng lịch hẹn. Vận chuyển đến nơi, đơn vị cung cấp dịch vụ chở hàng về kho của quý khách;
  • Bước 4: Khi hàng đến nơi, khách hàng sẽ tiến hành kiểm tra về tình trạng/hiện trạng hàng hóa lại một lần rồi thanh toán và giao nhận hàng để kết thúc Hợp đồng vận tải hàng hóa Cảng – Cảng bằng đường biển.

RatracoSolutions Logistics đã tổng hợp những thông tin cần biết về ISF là gì cũng như cách thức khai báo ISF, thực trạng khai báo Importer Security Filing hiện nay. Các chủ hàng, Doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào có nhu cầu tìm hiểu vấn đề này hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc làm thủ tục an ninh cho hàng hóa xuất sang Mỹ nhất định đừng bỏ qua bài chia sẻ trên. Hoặc nếu trường hợp đơn vị bạn cần tìm kiếm một đối tác gửi hàng, Công ty vận tải biển chuyên nghiệp, giá cạnh tranh tốt nhất với quy trình vận hành, kinh doanh hiệu quả, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp và cung cấp dịch vụ liên quan nhé!

Liên hệ Vận tải container Nam <–> Bắc

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Miền Nam

TP.HCM Bình Dương Đồng Nai
Mr Lưu Toàn: 0909 876 247 Ms Quyên: 0901 411 247 Ms Hoa: 0938 790 247
Ms Quyên: 0901 411 247 Mr Lưu Toàn: 0909 876 247 Mr Lưu Toàn: 0909 876 247
Ms Tâm: 0902 486 247   Ms Tâm: 0902 486 247

Miền Trung

Bình Định Đà Nẵng Nghệ An
Ms Quyên: 0901 411 247 Mr Miền: 0909 199 247 Ms Mỹ Linh: 0901 100 247
Ms Hoa: 0938 790 247 Mr Ý: 0906 354 247 Ms Tâm: 0902 486 247
Ms Tâm: 0902 486 247 Ms Tâm: 0902 486 247  

Miền Bắc

#Hà Nội

Ms Tâm: 0902 486 247

Ms Mỹ Linh: 0901 100 247

Quốc Tế

#Trung Quốc

Ms Hưởng: 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ