Hiện nay, muốn thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch các mặt hàng trái cây sang thị trường tỷ dân như Trung Quốc đòi hỏi các nhà vườn Việt Nam phải xây dựng vùng trồng, cơ sở đóng gói đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu; nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc,…
RatracoSolutions Logistics đã tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để chỉ ra các điều kiện nhập khẩu nông sản vào Trung Quốc mới nhất cho các hộ kinh doanh, Doanh nghiệp đang có kế hoạch tiếp cận thị trường này tiện tham khảo và có sự điều chỉnh hợp lý về chất lượng, tính an toàn của sản phẩm trước khi tiến hành giao thương mặt hàng trái cây, rau củ quả các loại.
Tổng quan tình hình nhập khẩu nông sản Việt Nam vào Trung Quốc hiện nay
Việt Nam và Trung Quốc ngày càng có quan hệ đối tác thương mại toàn diện, sâu rộng. Hiện nay, có 14 loại nông sản của Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, gồm: Thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, vải, thạch đen, chanh dây, sầu riêng, khoai lang và yến sào. Sở dĩ Trung Quốc thu mua nông sản từ thị trường Việt Nam là do sự thuận lợi về chi phí logistic, thời gian vận chuyển (chi phí rẻ hơn, thời gian nhanh hơn) và thói quen tiêu dùng của người dân nước họ.
Trong năm 2023, tình hình xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc có tăng trưởng mạnh mẽ. Đáng chú ý, sầu riêng là loại trái cây có giá trị kinh tế cao và rất được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Nửa đầu năm nay, xuất khẩu sầu riêng tăng đột biến, đạt 876 triệu USD, tăng tới 832 triệu USD so với con số 44,2 triệu USD của cùng kỳ năm trước (theo Tổng cục Hải quan Việt Nam). Quả sầu riêng của Việt Nam chủ yếu xuất sang Trung Quốc với 835 triệu USD, chiếm 95% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này.
Nhu cầu và sức mua của người dân Trung Quốc đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm đang tăng cao. Vì vậy, Trung Quốc dần trở thành thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất nước ta, bình quân chiếm khoảng 28% tổng kim ngạch xuất khẩu ra thế giới của nhóm hàng này, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt khoảng 8,9%/năm trong giai đoạn 2015 – 2020. Năm 2021, trong bối cảnh thương mại toàn cầu chịu tác động mạnh của dịch Covid-19, kim ngạch XK nông sản sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng tích cực, trong đó XK rau quả chiếm tới 56% tổng xuất khẩu rau quả của cả nước.
Hiện nay, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Việt Nam) đang triển khai các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Đó là xây dựng chiến lược xuất khẩu chính ngạch, chiến lược phát triển ngành, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Việt Nam) cũng tích cực hỗ trợ các địa phương xây dựng vùng sản xuất, vùng nuôi trồng chuyên canh tập trung, quy mô lớn dựa theo tín hiệu thị trường.
Thực hiện cam kết trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, đến nay Trung Quốc đã giảm thuế cho hơn 8.000 mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam, trong đó có nông sản, trái cây tươi, mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn này. Và cũng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường Trung Quốc, khuyến nghị các Nhà sản xuất và Doanh nghiệp một số nội dung sau:
- Thay đổi nhận thức về an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng hàng nông sản;
- Nắm chắc và chấp hành nghiêm các Luật; nghị định, thông tư, tiêu chuẩn,…và các hướng dẫn liên quan: Mã số vùng trồng, bao bì/nhãn mác, yêu cầu nhập khẩu,…;
- Đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm đầu ra đúng quy trình canh tác, chế biến/đóng gói/vận chuyển.
Trung Quốc hiện đang siết chặt các quy định về quản lý về chất lượng nông sản, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, kiểm nghiệm kiểm dịch,…đối với nông sản xuất khẩu chính ngạch. Điều đó đồng nghĩa với việc, Trung Quốc không còn là “thị trường dễ tính” nên để xuất khẩu nông sản chính ngạch sang nước này cần nắm được những điều kiện tiên quyết mà Tổng Cục Hải quan Trung Quốc quy định đối với nông sản nhập khẩu. Muốn biết đó là điều kiện gì, hãy cùng Ratraco chúng tôi tiếp tục cập nhật nội dung bên dưới.
Nhập khẩu nông sản chính ngạch vào Trung Quốc: Văn bản liên quan, điều kiện nhập khẩu và các vấn đề khác
Dựa trên những kiến thức, thông tin đã thu thập và chắt lọc được từ nhiều nguồn đáng tin cậy, Đơn vị vận chuyển container đường sắt RATRACO SOLUTIONS sẽ cập nhật mới nhất điều kiện nhập khẩu nông sản chính ngạch vào Trung Quốc năm 2023. Cụ thể:
Các văn bản liên quan của Trung Quốc đối với nhập khẩu nông sản
Các văn bản liên quan của Trung Quốc đối với nhập khẩu nông sản, Doanh nghiệp Việt Nam cần biết:
1. Luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về kiểm dịch động thực vật xuất nhập cảnh (Ban hành: ngày 01 tháng 4 năm 1992)
2. Quy định về việc thực hiện Luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Kiểm dịch động thực vật xuất nhập cảnh (Ban hành: ngày 01 tháng 01 năm 1997)
3. Luật An toàn Thực phẩm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Sửa đổi: ngày 01 tháng 6 năm 2015)
4. Quy định về việc thực hiện Luật An toàn Thực phẩm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Ban hành: ngày 01 tháng 12 năm 2019)
Điều kiện nhập khẩu chính ngạch nông sản vào Trung Quốc
Điều kiện nhập khẩu nông sản vào Trung Quốc là gì? Hàng nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc phải nằm trong danh mục được Trung Quốc ĐƯỢC PHÉP nhập khẩu, hay nói cách khác là đồng ý mở cửa thị trường. Với từng loại trái cây, Cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch trực thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ tiến hành đánh giá rủi ro về vệ sinh dịch tễ, sau đó mới quyết định cho phép nhập khẩu vào Trung Quốc. Quá trình này đòi hỏi thời gian và sự hợp tác từ phía cơ quan quản lý của nước xuất khẩu (tại Việt Nam là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Nói chung, nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc cần có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật; đảm bảo đạt các quy định về tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng sản phẩm theo luật pháp của Trung Quốc. Cụ thể như sau:
Quy định về vùng trồng
Đối với vùng trồng xuất khẩu, Trung Quốc đưa ra 5 quy định bao gồm:
- Vùng trồng phải áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP);
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ giám sát đối tượng kiểm dịch thực vật mà Tổng cục Hải quan Trung Quốc quan tâm;
- Vùng trồng không có các đối tượng kiểm dịch thực vật mà Tổng cục Hải quan Trung Quốc quy định;
- Phải được theo dõi và giám sát sinh vật gây hại bởi đội ngũ cán bộ kỹ thuật;
- Phải lưu trữ hồ sơ giám sát và phòng trừ sinh vật gây hại.
Quy định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm được Trung Quốc quy định tại GB 2763-2019. Tiêu chuẩn này được áp dụng kể từ ngày 15/02/2020. Trường hợp dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất độc hại khác vượt quá tiêu chuẩn về an toàn và y tế của Trung Quốc, lô hàng nông sản sẽ bị từ chối hoặc tiêu hủy.
Bên cạnh đó, cục Hải quan Trung Quốc cũng thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể sẽ áp dụng biện pháp tạm dừng nhập khẩu từ vùng trồng (hoặc doanh nghiệp) đó vào thị trường Trung Quốc. Thậm chí là tạm dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu mặt hàng đó từ Việt Nam, tùy theo tình hình thực tế.
Quy định về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói
Mã số vùng trồng là điều kiện cần thiết và bắt buộc đối với nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Theo quy định, trái cây tươi xuất khẩu sang Trung Quốc phải được thu mua từ những vùng trồng và đóng gói tại các cơ sở đã được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp mã số và phải được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công nhận.
Quy định về nhãn mác, bao bì, cách đóng gói
- Về tem mác: Nội dung của tem mác bao gồm tên tổ chức xuất khẩu, tên vùng trồng và mã số đăng ký vùng trồng, chủng loại hoa quả, tên cơ sở đóng gói và mã số đăng ký cơ sở đóng gói.
- Về bao bì: Quy định về bao bì của Trung Quốc rất đa dạng, phụ thuộc vào loại hàng hóa nhập khẩu. Trên bao bì phải gồm có các nội dung như tên sản phẩm, số lượng, trọng lượng, nguồn gốc xuất xứ, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói (đối với trái cây), nơi đến… bằng tiếng Trung Quốc hoặc bằng tiếng Anh.
- Về quy cách đóng gói: Trên bao bì (thùng, kiện) phải có các nội dung sau: Tên loại nông sản, nơi sản xuất, nơi đóng gói hoặc số mã hiệu/mã code. Trên bao bì phải có dán sẵn tem nhãn truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Tất cả bao bì phải ghi chữ “Để xuất khẩu đi Trung Quốc” bằng tiếng Trung Quốc hoặc bằng tiếng Anh.
Các cửa khẩu đường bộ hàng nông sản xuất sang Trung Quốc đi qua
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc được thực hiện qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và cửa khẩu, đường thông quan khác do Việt Nam và Trung Quốc thống nhất mở để giao nhận hàng xuất nhập khẩu, trong đó:
- Tỉnh Lào Cai gồm: Lào Cai, Kim Thành;
- Tỉnh Lạng Sơn gồm: Hữu Nghị, Chi Ma, Tân Thanh, ga Đồng Đăng;
- Tỉnh Quảng Ninh gồm: Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh, cầu phao tạm Km3+4;
- Tỉnh Cao Bằng gồm: Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang;
- Tỉnh Lai Châu gồm: Ma Lù Thàng;
- Tỉnh Hà Giang gồm: Thanh Thủy, Xín Mần.
File Hướng dẫn xuất khẩu rau củ quả chính ngạch sang Trung Quốc mới nhất 2023:
cam-nang-huong-dan-xk-rau-qua-chinh-ngach-sang-thi-truong-trung-quoc
Yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với trái cây nhập khẩu vào Trung Quốc
Đối với 08 loại trái cây tươi trong nhóm mặt hàng trao đổi, giao thương truyền thống
Để được nhập khẩu vào Trung Quốc, các lô hàng trái cây tươi phải đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch thực vật sau:
1. Phải được thu hoạch và đóng gói tại những vùng trồng và cơ sở đóng gói đã đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp nhận.
2. Không đóng lẫn hoặc chứa các loại trái cây khác.
3. Lô hàng trái cây tươi phải được cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu
4. Không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của Trung Quốc, không bị nhiễm các loại côn trùng gây hại còn sống.
5. Không mang theo đất.
6. Đóng gói đáp ứng quy định nhập khẩu trong đó bao bì, vật liệu bao gói bằng gỗ được xử lý theo đúng tiêu chuẩn ISPM 15.
7. Không dùng rơm để lót hàng hóa mà phải dùng vật liệu không gây hại, không có sinh vật truyền nhiễm (như xốp lưới) để đệm, lót hàng hóa.
Yêu cầu về kiểm dịch thực vật áp dụng cho trái măng cụt
Tất cả các lô quả măng cụt tươi của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kiểm dịch được nêu trong Nghị định thư về “Yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với Măng cụt xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc”, bao gồm:
1. Quả măng cụt tươi của Việt Nam xuất sang Trung Quốc sẽ phải tuân thủ các yêu cầu về kiểm dịch thực vật, cũng như tiêu chuẩn về y tế và an toàn của Trung Quốc.
2. Măng cụt phải được thu hoạch và đóng gói từ những vùng trồng và cơ sở đóng gói măng cụt xuất khẩu đã đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp nhận.
3. Các lô hàng xuất khẩu không được nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm trong Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Trung Quốc và 9 loài dịch hại được nêu trong Nghị định thư.
4. Trước khi xuất khẩu, đơn vị chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc đơn vị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ủy quyền phải tiến hành kiểm dịch, lấy mẫu 2%. Trong trường hợp phát hiện có đối tượng kiểm dịch còn sống mà Trung Quốc quan tâm, thì không được xuất khẩu toàn bộ lô hàng và phải tạm dừng xuất khẩu măng cụt từ vùng trồng đó, đồng thời phải thực hiện các biện pháp tại cơ sở đóng gói, căn cứ vào tình hình thực tế.
5. Lô hàng măng cụt phải được Cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu trong đó có ghi số hiệu phương tiện vận chuyển và ghi dòng chữ “The consignment complies with the requirements described in the Protocol of Phytosanitary Requirements for the Export of Mangosteen from Vietnam to China and is free from the quarantine pests of concern to China”.
6. Khi măng cụt tươi tới cửa khẩu nhập khẩu của Trung Quốc, Hải quan sẽ kiểm tra giấy tờ khai báo. Cán bộ hải quan sẽ kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, giấy tờ cũng như ký hiệu liên quan và tiến hành kiểm tra kiểm dịch.
>>Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu mực in
Dịch vụ xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bằng container đường sắt liên vận Quốc tế Ratraco Solutions có nhanh uy tín, an toàn không?
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO tự hào là một trong những đơn vị chuyên cung cấp giải pháp lưu trữ container lạnh tự hành, cấp container lạnh chờ thu hoạch nông sản, vận chuyển container khô, vận chuyển container lạnh tự hành đi Trong nước và Quốc tế Chuyên nghiệp, An toàn, Đáng tin cậy nhất thị trường vận tải hiện nay. Trước nhu cầu xuất khẩu hàng nông sản sang Trung Quốc không ngừng tăng cao, Ratraco Solutions chính thức triển khai và đẩy mạnh Dịch vụ vận chuyển nông sản chính ngạch đi Trung Quốc giá rẻ từ Ga-Ga, Ga-Kho, Kho-Kho đảm bảo nhanh an toàn.
Tại khu vực nội địa Trung, phía Ratraco có bố trí sẵn kho hàng tại Ga Bằng Tường (Trung Quốc) giúp việc tập kết, lưu trữ và bảo quản hàng nông sản, trái cây đạt hiệu quả cao nhất. Tại đầu Việt Nam, chúng tôi có hệ thống kho bãi đặt tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Hà Nội,…với cơ sở hạ tầng đường sắt chuyên biệt, hiện đại được đầu tư hoàn thiện cùng đội ngũ nhân sự trẻ năng động, sáng tạo, sẵn sàng hỗ trợ quý khách bất cứ lúc nào.
Hơn nữa, chúng tôi còn có đội ngũ nhân sự trẻ năng động, sáng tạo, được đào tạo bài bản về nghiệp vụ hải quan – xuất nhập khẩu nên nắm rõ các chính sách, điều kiện nhập khẩu nông sản vào Trung Quốc mới nhất (áp dụng cho từng mặt hàng nông sản, rau củ quả, trái cây) nên sẽ trực tiếp tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan cho Quý Doanh nghiệp trước khi ký kết Hợp đồng vận chuyển hàng Việt Nam – Trung Quốc. Cũng vậy, tất tần tật các vấn đề liên quan tới thủ tục hải quan, giấy tờ, chứng nhận kiểm dịch thực vật, phân luồng tờ khai hải quan,…Ratraco sẽ thay bạn hoàn tất tới khi giao hàng tận tay các thương buôn, bạn hàng, đối tác tại nước bạn.
Tuyến Việt Nam – Trung Quốc: Khởi hành hằng ngày
Tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Pingxiang – Nanning Nan sau đó tiếp chuyển đi các tỉnh, thành phố của Trung Quốc (và ngược lại);
Vận chuyển hàng hóa Liên vận Quốc tế trên tuyến Kép – Đồng Đăng – Bằng Tường – Nam Ninh và ngược lại: 2 chuyến/ngày;
Thời gian: 3 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới;
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa khép kín Kho – Kho.
Các loại nông sản Ratraco nhận xuất khẩu đi Trung Quốc
Nhận xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc các loại như:
- Sầu riêng Ri 6;
- Sầu riêng khổ qua;
- Sầu riêng chuồng bò;
- Sầu riêng Cái Mơn;
- Sầu riêng ruột đỏ;
- Sầu riêng thái (sầu riêng Dona);
- Sầu riêng Musang King,…
Nhận xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc từ các vùng miền như:
- Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang);
- Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương);
- Vải thiều Bát Trang (Hải Phòng),…
Ngoài ra, chúng tôi còn nhận xuất khẩu sang nước bạn các loại thanh long, măng cụt, mít, chôm chôm, vú sữa, chuối, ớt, dưa chuột, củ sắn, cà phê, cao su, hạt điều, hồ tiêu, chè,…cùng nhiều mặt hàng nông sản chủ lực khác của Việt Nam.
Ưu thế của Dịch vụ xuất khẩu nông sản đi Trung Quốc đường sắt
Dịch vụ vận chuyển container đường sắt Việt – Trung với những ưu thế nổi bật như:
- Giá cước vận chuyển đường sắt ít biến động so với giá xăng dầu;
- Cơ sở hạ tầng đường sắt đầy đủ, trang thiết bị hỗ trợ vận tải container hiện đại;
- Lịch trình tàu hàng đường sắt cố định, xuyên suốt và rõ ràng;
- Đội ngũ nhân viên hùng hậu, giàu kinh nghiệm và tận tâm;
- Năng lực vận tải hàng lớn, có thể vận chuyển linh hoạt, đa dạng mặt hàng;
- Thủ tục khai hải quan thuận tiện, hỗ trợ DN đóng thuế 2 đầu Ga đi/Ga đến;
- Thời gian vận chuyển container khô/lạnh đường sắt nhanh chuẩn xác.
Chứng từ xuất khẩu nông sản Ratraco chuẩn bị cho DN
Một bộ chứng từ đầy đủ cần thiết để xuất khẩu hàng nông sản, gồm:
- Hợp đồng thương mại (Sales Contract);
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list);
- Vận đơn (Bill of Lading);
- Tờ khai hải quan (Customs Declaration);
- Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate);
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (C/O);
- Giấy chứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary Certificate).
Quy trình xuất khẩu hàng nông sản đi Trung Quốc
Sau đây là các bước quy trình xuất khẩu nông sản cơ bản của Ratraco:
- Bước 1: Chuẩn bị các yêu cầu trước khi xuất khẩu;
- Bước 2: Chuẩn bị các chứng từ xuất khẩu;
- Bước 3: Đóng, xếp hàng hóa vào container;
- Bước 4: Làm khai báo hải quan và thông quan lô hàng.
Dựa trên những điều kiện nhập khẩu nông sản vào Trung Quốc mới nhất 2023, Quý Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các chủ vườn đang gặp vướng mắc hoặc chưa có kinh nghiệm trong vấn đề liên quan tới thủ tục, giấy tờ, yêu cầu nhập khẩu của nước bạn nên lưu lại thông tin để có sự điều chỉnh hợp lý về chất lượng từng mặt hàng trái cây, rau củ quả,…Và nếu có nhu cầu sử dụng Dịch vụ vận chuyển – xuất khẩu hàng nông sản sang Trung Quốc theo đường chính ngạch, liên hệ ngay với Ratraco Solutions theo Hotline bên dưới để được hỗ trợ.
Liên hệ Vận chuyển Container Liên Vận Quốc Tế : VN <-> Trung Quốc, EU, Nga
Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM
Hotline: 0965 131 131
Email: toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131
#HCM:
Mr Lưu Toàn: 0909 876 247
Ms Quyên: 0901 411 247
Ms Tâm: 0902 486 247
#Bình Dương:
Ms Quyên: 0901 411 247
Mr Lưu Toàn: 0909 876 247
Ms Tâm: 0902 486 247
#Đồng Nai:
Ms Hoa: 0938 790 247
Mr Lưu Toàn: 0909 876 247
Ms Tâm: 0902 486 247
#Bình Định:
Ms Quyên: 0901 411 247
Ms Hoa: 0938 790 247
Ms Tâm: 0902 486 247
#Đà Nẵng:
Mr Miền: 0909 199 247
Mr Ý: 0906 354 247
Ms Tâm: 0902 486 247
#Nghệ An
Ms Mỹ Linh: 0901 100 247
Ms Tâm: 0902 486 247
#Hà Nội
Ms Tâm: 0902 486 247
Ms Mỹ Linh:0901 100 247
#Trung Quốc
Ms Hưởng: 0909 949 247