Logistics là gì? Hoạt động Logistics ở Việt Nam ra sao?

Phải nói rằng, Logistics là ngành đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và là một ngành dịch vụ có nhiều tiềm năng đem lại giá trị gia tăng cao. Bộ Công Thương đánh giá, ngành Dịch vụ logistics của Việt Nam sẽ khởi sắc trong năm 2023, hỗ trợ xuất khẩu tăng trưởng hiệu quả và đạt kết quả ấn tượng nếu phát triển đúng hướng.

Nhiều cá nhân, Doanh nghiệp tuy đã hoạt động nhiều trong ngành nhưng vẫn chưa hiểu rõ thuật ngữ logistics là gì? Thực trạng hoạt động logistics ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Xu hướng phát triển mới của ngành logistics 2023 là gì? Bằng sự hiểu biết và kinh nghiệm sẵn có, RatracoSolutions Logistics sẽ làm rõ mọi vấn đề được nhiều khách hàng đang quan tâm, để từ đó có những định hướng đúng đắn cho hoạt động giao thương hàng hóa/sản phẩm của mình với đối tác/bạn hàng tiềm năng trong và ngoài khu vực.

Logistics là gì? Bao gồm những loại hình dịch vụ nào?

Hiểu một cách đơn giản nhất, Logistics là dịch vụ cung cấp, vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Công việc của các Công ty Logistics là lên kế hoạch cụ thể, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay thông tin về nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu khách hàng đặt ra. Để cạnh tranh hiệu quả trong ngành này, các Công ty phải luôn cải tiến và chú trọng đến yếu tố số lượng, chất lượng, thời gian và giá cả dịch vụ.

Bên cạnh nghiệp vụ giao – nhận, ngành Logistics còn bao gồm những hoạt động khác như bao bì, đóng gói, kho bãi, lưu trữ, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hỏng… Nếu làm tốt ở khâu Logistics này, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí về vận chuyển, từ đó giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và lợi nhuận cho Công ty.

Logistics là gì? Hoạt động Logistics ở Việt Nam ra sao?
Logistics được hiểu như là dịch vụ cung cấp, vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, bao gồm các hoạt động như đóng gói, bao bì, thủ tục hải quan, quản lý phương tiện, quản lý đơn hàng,…

Để hiểu rõ hơn khái niệm logistics là gì, chúng ta có thể tìm hiểu xem những đơn vị dịch vụ trong lĩnh vực này họ cung cấp gì. Và nội dung này được nêu rõ trong Nghị định 163/2017/NĐ-CP. Theo đó, dịch vụ logistics gồm những loại như sau:

  • Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay;
  • Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển;
  • Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải;
  • Dịch vụ chuyển phát;
  • Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa;
  • Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan);
  • Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải;
  • Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng;
  • Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển;
  • Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa;
  • Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt;
  • Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ;
  • Dịch vụ vận tải hàng không;
  • Dịch vụ vận tải đa phương thức;
  • Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật;
  • Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

Hoạt động Logistics ở Việt Nam hiện nay ra sao?

Sau nhiều năm phát triển, thực trạng logistics ở Việt Nam hiện đã có những bước phát triển đáng kể. Hoạt động logistics ở Việt Nam được phản ánh qua các yếu tố sau:

Số lượng Doanh nghiệp tham gia Dịch vụ logistics ngày càng tăng

Theo một số thống kê, hiện cả nước có gần 1000 Doanh nghiệp đang cung ứng dịch vụ logistics. Có thể thấy số lượng doanh nghiệp tham gia phát triển Logistics ngày càng đông đảo. Tuy nhiên, hầu hết những Công ty logistics này đều hoạt động với quy mô nhỏ lẻ. Có nhiều doanh nghiệp là đại lý cho các tập đoàn Logistics từ nước ngoài. Nếu xét trên quy mô lãnh thổ nước ta thì con số trên vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu.

Một thực trạng ngành logistics ở Việt Nam đánh chú ý là các Công ty Logistics quốc tế đã vào Việt Nam và có sức cạnh tranh mạnh mẽ với  thị phần khá lớn. Các doanh nghiệp doanh nghiệp logistics Việt chắc chắn sẽ gặp phải những thách thức lớn khi hoạt động trên thị trường.

Phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng

Hiện nay phạm vi hoạt động của các Công ty đang dần được mở rộng. Hoạt động logistic và quản lý chuỗi cung ứng phục vụ nhu cầu nội địa và đáp ứng cho nhiều quốc gia trong khu vực. Đây là tín hiệu đáng mừng trong thực trạng ngành logistics ở việt nam hiện nay.

Phân tích tính cạnh tranh trong ngành logistics Việt Nam

Xét về tính cạnh tranh thì chúng ta xét trên 2 lĩnh vực: Logistics phục vụ xuất khẩu và Logistics phục vụ nhập khẩu.

  • Xét phần xuất khẩu: Hầu hết doanh nghiệp Việt đều đang xuất khẩu theo dạng FOB, FCA. Do đó, các doanh nghiệp nhập khẩu thường chỉ định một công ty logistics nước họ để cung cấp dịch vụ. Sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt là rất thấp.
  • Xét về phần nhập khẩu: Triển vọng ngành logistics cho các doanh nghiệp Việt là rất lớn bởi nước ta là nước nhập siêu. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp lớn đang chiếm lĩnh thị trường nhiều, doanh nghiệp nhỏ chưa có chỗ đứng trên thị trường. Đây là thực trạng logistics tại việt nam cần được chú ý cải thiện.

Chi phí dịch vụ cần được cải thiện

Mức chi phí dịch vụ rất cao đang là vấn đề cần được cải thiện với ngành Logistics Việt Nam. Nếu không cải thiện được chi phí thì chúng ta đang đánh mất điểm mạnh về thị trường giá rẻ của mình. Mặc dù có nhu cầu lớn nhưng tổng GDP của Logistics đóng góp chỉ đạt mức 4.4%.

Logistics là gì? Hoạt động Logistics ở Việt Nam ra sao?
Infographic mô phỏng lại toàn bộ quá trình hoạt động cũng như thực trạng phát triển ngành Logistics tại Việt Nam hiện nay cho các Doanh nghiệp XNK nắm rõ.

Cơ sở hạ tầng

Một trong những vấn đề nan giản trong thực trạng ngành logistics ở Việt Nam là cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Cơ sở vật chất chưa được trang bị những công cụ, phương tiện tốt nhất để vận chuyển hàng hóa. Hàng hóa vẫn thường bị ùn tắc rất nhiều và vẫn chưa có cách để xử lý ổn thỏa và triệt để nhất.

Thực tế Quản lý Nhà nước đối với ngành logistics

Luật thương mại 2006 công nhận ngành logistics là hành vi thương mại trong khi nó đã có mặt từ năm 1990. Sự chậm trễ trong việc ban hành điều luật, chỉ thị hỗ trợ phát triển ngành logistics Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. Hoạt động của ngành đang có sự phát triển rời rạc, thiếu sự liên kết.

Ứng dụng công nghệ thông tin chưa tốt

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào Logistics còn yếu. Ví dụ như mảng website hầu hết đềm là các thông tin giới thiệu dịch vụ mà chưa cập nhật được các tính năng theo dõi đơn hàng, lịch tàu, booking,…Để phát triển vững mạnh thì ứng dụng Công nghệ thông tin là rất cần thiết.

>>Xem thêm: Tại sao vận đơn đường biển có 3 bản gốc?

Xu hướng phát triển ngành Logistics trong năm 2023

Ngành Logistics tại Việt Nam trong năm 2023 với những xu hướng phát triển mới đầy triển vọng như:

Xu hướng phát triển công nghệ 4.0 và tự động hóa

Chuyển đổi số (số hóa) chuỗi cung ứng là việc ứng dụng các giải pháp công nghệ để tối ưu hóa quy trình cung ứng, giúp quá trình này diễn ra nhanh hơn, chủ động và đáp ứng được khối lượng giao dịch lớn hơn. Cụ thể là xây dựng các hệ thống IoT (internet of things) gồm nhiều thiết bị đầu cuối cho phép truyền dữ liệu trong toàn bộ hệ thống như cảng biển, kho bãi,…mà không cần nhập data đầu vào một cách  thủ công.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã ứng dụng các thành tựu như phương tiện tự động lái ứng dụng A.I (A.I self-driving vehicles), nền tảng công nghệ điện toán đám mây trong Logistics, Blockchain,… Tại Việt Nam, theo xu hướng phát triển ngành Logistics, nhiều doanh nghiệp chủ động xây dựng nền tảng hệ sinh thái số và hệ thống ePORT giúp giải quyết nhanh chóng các hoạt động Logistics từ khai thác cảng cho tới giao nhận hàng hóa, dịch vụ, giải quyết hóa đơn – chứng từ,…

Xu hướng phát triển của Logistics trong Thương mại điện tử

Theo Báo cáo “Thương mại điện tử năm 2021: Thích ứng và nhanh chóng vượt trở ngại từ Covid-19“ của Lazada Việt Nam, thị trường bán lẻ thương mại điện tử tại Việt Nam được dự báo tăng 300%, từ 13 tỷ USD năm 2021 lên 39 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, Logistics chính là yếu tố quan trọng mang đến sự tăng trưởng mạnh mẽ này. Quy trình giao nhận hàng hóa được tối ưu cả về chất lượng dịch vụ và thời gian chính là động lực tăng trưởng của thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, xu hướng phát triển ngành Logistics gắn liền với mua sắm trực tuyến cũng chính là yếu tố khiến sự cạnh tranh giữa các nền tảng TMĐT tại Việt Nam hiện nay trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Việc chủ động dịch vụ vận chuyển, xây dựng nền tảng công nghệ và hệ thống Logistics, mở rộng quy mô kho bãi, tăng điểm phân phối hàng hóa đã đáp ứng nhu cầu của người dùng, gia tăng trải nghiệm khách hàng. Từ đó, thúc đẩy khách hàng tiếp tục mua sắm trên các kênh trực tuyến.

Logistics là gì? Hoạt động Logistics ở Việt Nam ra sao?
Xu hướng Logistics năm 2023 là phát triển công nghệ 4.0 và tự động hóa, tăng cường phát triển trong lĩnh vực Thương mại điện tử và xu hướng Logistics xanh bền vững.

Xu hướng phát triển của Logistics xanh

Cùng với xu hướng phát triển bền vững (Sustainable development), khái niệm Logistics xanh (Green Logistics) ngày càng được quan tâm. Logistics xanh được dùng để chỉ những chiến lược và phương thức quản trị các hoạt động phân phối có hiệu quả, từ đó nhằm giảm thiểu phát thải carbon, giảm tỷ trọng năng lượng không tái tạo (dầu mỏ, than đá, khí đốt), hạn chế ô nhiễm không khí và lãng phí tài nguyên thiên nhiên.

Trên thực tế, ngành Logistics chưa thể loại bỏ hoàn toàn năng lượng không tái tạo. Do đó, trong tương lai gần, xu hướng phát triển Logistics xanh tập trung vào việc tối ưu quy trình sản xuất, mua hàng, kho bãi và quản lý vận chuyển, từ đó giảm lãng phí nhiên liệu.

Được biết, có 6 Doanh nghiệp hoạt động năng động trong lĩnh vực logistics gồm Công ty Cổ phần VINAFCO, Công ty TNHH Toàn cầu Khải Minh, Công ty TNHH Knight Logistics, Công ty Logistics – Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty CP Logistics U&I, Công ty Cổ phần Tiếp vận Avina sẽ tham gia tại khu vực các gian hàng số 112, 113, 114, 125, 126, 127 của Hội chợ, quảng bá các Dịch vụ logistics như: Dịch vụ đóng gói, chứng từ xuất nhập khẩu, hải quan, vận tải đa phương thức, kho bãi,…

Như vậy, với những thông tin mà Ratraco Solutions kịp thời cung cấp trên đây, hi vọng quý bạn đọc đã nắm rõ và hiểu đúng khái niệm logistics là gì, hoạt động logistics ở Việt Nam có gì nổi bật cũng như xu hướng phát triển mới của Logistics trong năm 2023 ra sao để phục vụ hiệu quả cho kế hoạch kinh doanh, giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa sắp tới của Doanh nghiệp mình. CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO chúng tôi đang triển khai mạnh mẽ các Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng container đường sắt đi Bắc Nam, Châu Âu, Dịch vụ vận chuyển hàng hóa số lượng lớn bằng đường biển đi Hà Lan, Đức,…nhằm đẩy mạnh hoạt động vận tải, E-commerce logistic để tiếp cận nhiều hơn với các Công ty, Tập đoàn, Doanh nghiệp trong và ngoài nước, hãy liên hệ ngay theo Hotline/Email bên dưới để được cung cấp dịch vụ và nhận báo giá tốt nhất.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ