Hoạt động xuất nhập khẩu thường phải trải qua nhiều quy trình và thủ tục phức tạp. Trong quá trình xuất hoặc nhập hàng thì khả năng cao sẽ phát sinh nhiều loại phí, phụ phí. Một trong số đó có phí sửa vận đơn đường biển.
Khái niệm phí sửa vận đơn đường biển là gì, bao nhiêu, ai chịu phí, khi nào cần chỉnh sửa vận đơn B/L,…sẽ được Ratraco Solutions chúng tôi làm rõ qua bài viết dưới đây. Các doanh nghiệp chuyên làm hàng xuất, nhập cần cập nhật để ứng dụng hiệu quả kiến thức nghiệp vụ quan trọng này vào công việc.
Phí sửa vận đơn đường biển là gì? Ai chịu phí? Bao nhiêu?
Phí sửa vận đơn đường biển B/L là gì?
Phí sửa vận đơn đường biển (Amendment fee) hay phí chỉnh sửa vận đơn (Bill of Lading) là một loại phí vận tải đường biển, phát sinh trong trường hợp cần phải thay đổi thông tin trên vận đơn khi được phép thay đổi.
Khi vận đơn được phát hành cho người gửi hàng, người đã nhận và mang về, tuy nhiên phát sinh tình huống cần chỉnh sửa một số thông tin trên đó, và họ yêu cầu hãng tàu điều chỉnh. Hãng tàu sẽ thu phí chỉnh sửa B/L từ họ.
Ai chịu phí sửa vận đơn đường biển? Bao nhiêu?
Ratraco Solutions dẫn chứng ví dụ sau để bạn biết ai sẽ chịu chi trả khoản phí này:
Ví dụ: Khi bên A gửi hàng cho bên hãng tàu B và được phát hành vận đơn mang về, sau đó bên A phát sinh vấn đề cần sửa thông tin trên vận đơn và yêu cầu bên B điều chỉnh. Khi đó, bên hãng tàu B có quyền thu phí chỉnh sửa vận đơn từ bên A. Phí chỉnh sửa vận đơn được hãng tàu charge dao động từ 35USD – 50USD (tùy tính chất và hãng tàu thu).
Một số trường hợp phát sinh phí sửa vận đơn B/L có thể kể đến như:
- Chỉnh sửa draft bill trước khi tàu chạy: Không mất phí chỉnh sửa B/L;
- Sau khi tàu chạy và trước khi khai manifest / tàu đến cảng đích: Mất phí chỉnh sửa B/L;
- Sau khi khai manifest/tàu đến cảng đích: Mất phí chỉnh sửa B/L khá cao.
Có sửa được vận đơn đường biển cho hàng nhập khẩu hay không?
Khái niệm phí sửa vận đơn đường biển là gì đã được Đơn vị vận chuyển container đường sắt RatracoSolutions Logistics giải đáp ở trên. Tiếp theo, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng thắc mắc “Liệu với hàng nhập khẩu thì có được chỉnh sửa vận đơn đường biển hay không?”
Căn cứ điều 67 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 38 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/06/2018 thì: Chứng từ vận đơn có thể được sửa đổi và nộp cho Cơ quan hải quan sau khi tàu nhập cảnh, kèm theo đó là chứng từ giải trình, chứng minh việc sửa đổi, bổ sung này.
Thực tế, các Công ty là đại lý vận tải (hãng tàu, Forwarder) thường chỉ làm việc là khai sửa đổi, bổ sung. Sau đó, đẩy trách nhiệm giải trình cho Doanh nghiệp (DN) nhập khẩu thực tế.
Doanh nghiệp nhập khẩu muốn thực hiện việc sửa đổi này cần phải có ủy quyền của Hãng tàu hoặc Forwarder để trực tiếp làm vi với Cơ quan hải quan về nội dung sửa đổi này. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
- Ủy quyền của Hãng tàu (hoặc Forwarder) cho DN để thực hiện việc sửa, nộp bổ sung vận tải đơn, và giải trình;
- Vận đơn ban đầu (vận đơn sai);
- Vận đơn đã được sửa đổi (vận đơn đúng);
- Công văn giải trình lý do sửa;
- Chứng từ khác có liên quan: Văn bản, Email thông báo từ người gửi hàng cho đại lý vận tải. Email thông báo từ chủ phương tiện vận tải cho Đại lý vận tải về nội dung sửa đổi, bổ sung,…
Để được chấp nhận, Hồ sơ doanh nghiệp cung cấp phải đầy đủ và giải trình phải hợp lý.
Cần chỉnh sửa vận đơn đường biển B/L khi nào?
Trước/sau khi đặt chỗ với nhà cung cấp dịch vụ logistics
Việc sửa đổi phí sửa vận đơn đường biển B/L trong trường hợp này sẽ khó khăn hơn nếu manifest đã được lập hoặc trong thư tín dụng ghi rõ vận đơn phải sạch. Tức là, sau khi bên xuất khẩu đặt chỗ với hãng tàu sẽ được cấp một bản B/L nháp (Draft B/L). Bản vận đơn nháp sẽ có thời hạn chỉnh sửa cụ thể, nếu bạn chỉnh sửa trong thời gian này sẽ không tốn bất kỳ loại phí nào.
Sau khi bạn xác nhận vận đơn nháp, hãng tàu sẽ gửi đi để lập manifest trình lên cảng và gửi cho bên hải quan nhập khẩu. Khi bản manifest được bên hải quan xác nhận thì việc chỉnh sửa B/L phải được bên đại lý vận chuyển đồng ý. Vì khi chỉnh sửa sẽ gây ra sự khác biệt thông tin giữa vận đơn và bảng kê khai.
Sửa đổi vận đơn để nộp khai AMS
Khi B/L được xác nhận, B/L sẽ tùy thuộc vào sự chấp thuận của Đại lý vận chuyển tại điểm đến về việc họ có thể xử lý các sửa đổi hay không. Vì ở nhiều quốc gia, để tuân thủ các quy tắc CT – PAT, họ yêu cầu phải kê khai trước 24h. Điều này, bắt thuộc phải sửa B/L kịp thời để phục vụ cho hoạt động cập cảng được diễn ra suôn sẻ.
Bạn sẽ gặp một số quốc gia bắt buộc khai AMS khi xuất khẩu gồm: United States of America, China, Europe, Japan, Turkey, Israel.
Sửa đổi vận đơn sau khi phê duyệt Manifest
Ngoài các quốc gia yêu cầu gửi bản kê khai nâng cao (AMS), các đại lý vận chuyển ở các quốc gia khác có nhiều thời gian hơn trong việc gửi bản kê khai vận chuyển. Cũng không có gì lạ khi các bản kê khai vận chuyển được nộp sau khi tàu đến và cập cảng dỡ hàng.
Bên nhập khẩu hoặc xuất khẩu có thể yêu cầu sửa đổi B/L thông qua thư chính thức hoặc bất kỳ hình thức nào mà đại lý tàu biển yêu cầu. Sau đó, họ sẽ tiến hành sửa đổi cho phù hợp. Và đương nhiên bạn sẽ mất Amendment fee, chỉnh sửa càng trễ thì phí sẽ càng cao.
Tóm lại là không ai mong muốn phát sinh chi phí trong vận tải biển, nên các Doanh nghiệp cần nắm rõ nghiệp vụ liên quan đến phí sửa vận đơn đường biển để hạn chế mất những khoản tiền oan, không đáng có…Hãy tiếp tục đồng hành cùng Ratraco Solutions chúng tôi để thu thập thêm nhiều kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành xuất nhập khẩu, logistics hữu ích khác nhằm phục vụ hiệu quả cho công việc.