Documents Against Payment là gì trong XNK hiện nay?

Documents Against Payment hiện đang là một trong các phương thức Thanh toán quốc tế phổ biến trong xuất nhập khẩu, logistics. Cùng Ratraco Solutions chúng tôi tìm hiểu xem thuật ngữ Documents Against Payment là gì, có ưu điểm gì, các bên tham gia trong phương thức thanh toán quốc tế này gồm những ai?,…và Documents Against Payment có gì khác so với Documents Against Acceptance.

Documents Against Payment là gì? Phân loại và phân biệt giữa D/P với D/A

Tìm đọc nội dung sau để hiểu rõ khái niệm Documents Against Payment và phân loại thanh toán ra sao:

Định nghĩa Documents Against Payment

Documents Against Payment là gì? Documents Against Payment viết tắt là Thanh toán D/P, là phương thức Thanh toán quốc tế mà trong đó người xuất khẩu giao hàng cho ngân hàng và nhận được giấy tờ vận chuyển, sau đó ngân hàng thông báo cho người nhập khẩu rằng, hàng hóa đã được giao và yêu cầu thanh toán để nhận giấy tờ vận chuyển.

Thanh toán D/P Documents Against Payment có thể được thực hiện bằng Tiền mặt hoặc bằng Hối phiếu.

Documents Against Payment là gì trong XNK hiện nay?
Documents Against Payment là phương thức Thanh toán D/P, hiểu nôm na là hình thức trả tiền khi giao chứng từ trong các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa.

Phân loại Thanh toán D/P

2 loại thanh toán D/P gồm:

  • D/P at sight: Người mua phải trả tiền ngay khi ngân hàng xuất trình bộ chứng từ;
  • D/P X days sight: Người mua trả tiền sau X ngày kể từ ngày ngân hàng giao bộ chứng từ. Hình thức này vẫn là D/P nhưng dễ hơn cho người mua.
Xem thêm  Cách tra cứu vị trí Container tại cảng TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng

Phân biệt D/P và D/A

Muốn biết giữa D/P (Documents Against Payment) và D/A (Documents Against Acceptance), cùng tham khảo bảng so sánh các tiêu chí sau:

Tiêu chí

D/P (Documents Against Payment)

D/A (Documents Against Acceptance)

Khái niệm

Người mua chỉ nhận được bộ chứng từ sau khi hoàn thành thanh toán ngay cho ngân hàng.

Người mua ký chấp nhận thanh toán hối phiếu trả sau và nhận bộ chứng từ để nhận hàng hóa.

Thời điểm thanh toán

Thanh toán ngay khi nhận bộ chứng từ từ ngân hàng.

Thanh toán khi đến hạn hối phiếu.

Quyền nhận hàng

Người mua chỉ được nhận hàng sau khi thanh toán đủ tiền, được ngân hàng cung cấp bộ chứng từ để nhận hàng.

Người mua nhận hàng trước, thanh toán sau khi hối phiếu đến hạn.

Rủi ro

Lợi thế hơn với người bán. Người mua rủi ro cao hơn vì phải thanh toán trước khi kiểm tra chi tiết hàng hóa hoặc nhận hàng.

Lợi thế hơn với người mua. Người bán chịu rủi ro cao hơn nếu người mua không thanh toán khi đến hạn.

Đối tượng sử dụng

Thích hợp cho giao dịch giữa các đối tác mới hoặc trong môi trường có độ tin cậy thấp.

Phù hợp cho các đối tác đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài và đáng tin cậy.

Các bên tham gia trong phương thức nhờ thu Documents Against Payment

Các bên tham gia trong Documents Against Payment là những ai? Đó là:

Xem thêm  Tìm hiểu các loại phương tiện vận tải đường thủy phổ biến

Người yêu cầu nhờ thu (Principal/Drawer)

Người yêu cầu nhờ thu là bên xuất khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, người giao chứng từ và chỉ thị cho ngân hàng của mình thực hiện việc thu tiền từ bên mua hoặc bên nhận dịch vụ.

Người trả tiền (Drawee)

Người trả tiền là bên nhập khẩu hoặc bên nhận cung ứng dịch vụ, người sẽ nhận được chứng từ từ ngân hàng và có trách nhiệm thanh toán hoặc ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu.

Documents Against Payment là gì trong XNK hiện nay?
Trong thanh toán D/P, các bên tham gia gồm người yêu cầu nhờ thu, người trả tiền, ngân hàng thu hộ, ngân hàng nhờ thu,…các bên phối hợp để thực hiện đúng quy trình thanh toán Documents Against Payment.

Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank/Presenting Bank)

Ngân hàng thu hộ là bất kỳ ngân hàng nào khác ngoài ngân hàng nhờ thu (thường là Ngân hàng của bên nhập khẩu), được tham gia vào quá trình xử lý nhờ thu, gồm xuất trình chứng từ để yêu cầu thanh toán hoặc ký chấp nhận từ người trả tiền.

Ngân hàng nhờ thu (Remitting Bank)

Ngân hàng nhờ thu là ngân hàng nhận ủy quyền từ người yêu cầu nhờ thu (thường là ngân hàng mà bên xuất khẩu có tài khoản). Ngân hàng này tiếp nhận chỉ thị nhờ thu và chứng từ để tiến hành thu hộ tiền từ người mua.

Ưu nhược điểm và rủi ro khi dùng phương thức Thanh toán D/P

Ưu nhược điểm của thanh toán Documents Against Payment là gì? Cùng Đơn vị vận chuyển container Ratraco Solutions cập nhật một số ưu nhược điểm, rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán D/P sau:

Xem thêm  Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật Phytosanitary Certificate là gì?

Ưu điểm của Thanh toán D/P

Thanh toán D/P với ưu điểm nổi phải kể đến:

  • Tốn ít chi phí: Do ngân hàng chỉ thu hộ tiền nên tính phí hợp lý hơn phương thức thanh toán L/C;
  • Dễ sử dụng: Phương thức thanh toán DP khá đơn giản và dễ dàng áp dụng, vì các bên chỉ cần thực hiện các thủ tục thông thường tại ngân hàng và gửi tài liệu chứng từ liên quan đến hàng hóa cho nhau.

Nhược điểm của Thanh toán D/P

Bên cạnh ưu điểm, phương thức thanh toán D/P cũng tồn tại nhược điểm:

  • Rủi ro về hàng hóa: Người mua không được kiểm tra trước hàng hóa, do đó sẽ có rủi ro nếu hàng hóa không đúng như thỏa thuận đặt hàng;
  • Rủi ro về tài chính: Bên bán hàng có thể gặp rủi ro nếu bên mua hàng không thực hiện thanh toán đầy đủ.

Rủi ro khi sử dụng phương thức Thanh toán D/P

Khi sử dụng phương thức thanh toán D/P có thể sẽ gặp một vài rủi ro sau:

  • Khác với Thư tín dụng và cam kết thanh toán, nếu nhà nhập khẩu từ chối hối phiếu, ngân hàng của Nhà xuất khẩu không phải trả tiền;
  • Nếu chuyển hàng bằng máy bay, người mua thực sự có thể nhận hàng trước khi đến ngân hàng và thanh toán;
  • Người mua có thể từ chối thanh toán vì bất kỳ lý do gì;
  • Nếu hàng hóa được vận chuyển trên một quãng đường dài, cước phí thường rất đắt và người nhận hàng sẽ trả số tiền này nếu người mua từ chối nhận hàng, buộc người bán phải bán món hàng đó với giá cao hơn.

Quy trình các bước Thanh toán quốc tế D/P

Quy trình thanh toán D/P (Documents Against Payment) trong Thương mại quốc tế như sau:

  • Bước 1: Nhà xuất khẩu liên hệ với ngân hàng xuất khẩu để tiến hành mở tài khoản;
  • Bước 2: Người xuất khẩu gửi hàng hóa và chứng từ cho Freight Forwarder (Công ty vận chuyển );
  • Bước 3: Người vận chuyển chuyển hàng hóa và nhận vận đơn (B/L) từ carrier (Người chuyên chở);
  • Bước 4: Người vận chuyển gửi bộ chứng từ đến ngân hàng xuất khẩu;
  • Bước 5: Ngân hàng xuất khẩu gửi lại bộ chứng từ cho Ngân hàng nhập khẩu;
Documents Against Payment là gì trong XNK hiện nay?
Quy trình thực hiện thanh toán Documents Against Payment trong các giao dịch thương mại quốc tế.
  • Bước 6: Nhà nhập khẩu thực hiện thanh toán cho ngân hàng nhập khẩu và nhận lại bộ chứng từ;
  • Bước 7: Người nhập khẩu giao bộ chứng từ cho người vận chuyển và nhận hàng hóa về;
  • Bước 8: Ngân hàng nhập khẩu sẽ tiến hành gửi tiền đến cho ngân hàng xuất khẩu;
  • Bước 9: Ngân hàng xuất khẩu sẽ chuyển tiền vào tài khoản của người xuất khẩu.

Quy trình thanh toán nhờ thu Documents Against Payment sẽ kết thúc khi bên mua xác nhận nhận hàng và bên bán nhận được thanh toán.

Documents Against Payment là gì trong xuất nhập khẩu, quy trình thanh toán D/P được thực hiện thế nào và ưu điểm của phương thức này mang lại là gì,…đã được Ratraco Solutions giải đáp. Theo đó, các bên tham gia trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cần lưu lại thông tin trên để sử dụng hiệu quả Documents Against Payment trong nhiều giao dịch thương mại quốc tế nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ