C/O Form E là chứng từ quan trọng được dùng trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, đặc biệt khi bạn sở hữu loại chứng từ này sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan hấp dẫn từ Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc. Đây là loại chứng từ khá phổ biến nhưng không phải ai cũng thật sự hiểu rõ C/O Form E là gì, cách tra cứu C/O Form E như thế nào,…Trong bài viết này, Ratraco Solutions sẽ tổng hợp tất tần tật kiến thức, thông tin liên quan đến vấn đề bạn đọc quan tâm để có thêm kinh nghiệm trong xuất – nhập khẩu hàng hóa.
Khái niệm về C/O Form E và các nội dung cơ bản cần biết
Khái niệm C/O Form E
C/O Form E là gì? C/O Form E (Certificate of Origin Form E) là tài liệu tuyên bố hàng hóa hoặc hàng hóa được sản xuất tại quốc gia nào, giấy chứng nhận xuất xứ chứa thông tin về sản phẩm, điểm đến và quốc gia xuất khẩu. Được ký kết tại Lào năm 2004 nhằm thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc.
C/O là một biểu mẫu quan trọng vì nó có thể giúp xác định xem một số hàng hóa có đủ điều kiện nhập khẩu hay hàng hóa đó có phải chịu thuế không. C/O thường được các nước nhập khẩu bắt buộc đưa vào Hiệp định thương mại vì nó được dùng để đánh thuế nhập khẩu (nếu có). C/O có thể tồn tại ở định dạng giấy hay kỹ thuật số và phải được phòng thương mại hay cơ quan hải quan chấp thuận.
C/O Form E được sử dụng cho những loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào thị trường ASEAN và hưởng ưu đãi thuế theo Hiệp định ACFTA sẽ xác nhận lô hàng có được hưởng ưu đãi thuế theo đúng cam kết trong Hiệp định ASEAN – Trung Quốc. Đây chính là một mẫu giấy tờ có công dụng là xác nhận hàng hóa có nguồn gốc từ các nước thành viên của Hiệp định trên.
Mục đích của C/O Form E
Xác nhận xuất xứ hàng hóa xem lô hàng có được hưởng mức ưu đãi thuế suất theo cam kết trong Hiệp định hay không. Có nghĩa là mức thuế nhập khẩu sẽ theo từng mặt hàng và căn cứ vào mã HS.
Xác nhận hàng hóa xuất xứ Việt Nam hay ASEAN, nhờ đó người nhập khẩu Trung Quốc sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi tương tự khi nhập hàng vào trong nước.
Tiêu chí xuất xứ C/O Form E
Tiêu chí xuất xứ C/O mẫu E được không ít các bạn đọc quan tâm đến, bởi vì đây là loại chứng nhận xuất xứ được sử dụng khá phổ biến. Có nhiều tiêu chí xuất xứ C/O Form E, nhưng tiêu chí cơ bản mà các bạn cần phải biết và nắm rõ được nêu cụ thể dưới đây:
- Tiêu chí WO (Wholly Owned): Là tiêu chí được hiểu toàn bộ sản phẩm được sản xuất 100% từ Trung Quốc;
- Tiêu chí PE (Produced Entirely): Là tiêu chí dùng để chỉ các mặt hàng có thể gia công sản xuất ở các nước khác nhưng phải được đảm bảo nguyên liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc và có nguồn gốc từ Trung Quốc;
- Tiêu chí RVC (Regional Value Content): Đây là tiêu chí được hiểu hàm lượng giá trị khu vực FTA (hàng có giá trị hơn 40%) của Trung Quốc thì C/O mẫu E sẽ được chấp nhận.
Những quy định về C/O mẫu E
Có nhiều văn bản pháp luật đề cập đến quy định về CO Form E, tuy nhiên để giúp các bạn đọc có được những thông tin và kiến thức cơ bản thì bên dưới đây Ratraco Solutions sẽ đề cập một số văn bản quan trọng và phổ biến nhất, chúng thường được sử dụng trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu cho khách hàng.
- Quyết định số 12/2007/QĐ-BTM – Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng Mẫu E (có trước thông tư 36);
- Thông tư 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương (sau đây gọi tắt là Thông tư 36);
- Thông tư 21/2014/TT-BCT sửa đổi bổ sung Quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành trong Thông tư 36;
- Thông tư 35/2012/TT-BCT và 14/2016/TT-BCT bổ sung tên Tổ chức được Bộ công thương ủy quyền cấp C/O theo danh sách ban hành trong Thông tư 36;
- Công văn 12149/BCT-XNK ngày 14/12/2012 của Bộ Công Thương về hóa đơn bên thứ ba trong ACFTA;
- Thông tư 06/2011 TT-BCT về thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi;
- Quyết định 4286/QĐ-TCHQ ngày 31 tháng 12 năm 2015 về Quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (chung cho tất cả các mẫu CO, gồm cả Form E);
Bên cạnh đề cập đến các văn bản pháp luật có quy định C/O Form E thường được sử dụng phổ biến trong quá trình làm thủ tục XNK cho khách hàng thì tiếp theo là một số công văn giải đáp vướng mắc liên quan CO mẫu E:
- 680/TCHQ-GSQL ngày 18/02/2011: người nhập khẩu chỉ cần nộp bản gốc (Original), không cần nộp bản sao thứ 3 (Triplicate);
- 2706/TCHQ-GSQL ngày 07/06/2011 về: tick ô 13 bằng tay hay đánh máy, hóa đơn bên thứ 3 cấp bởi 1 công ty Trung Quốc (không phải nhà XK), CO cấp trước ngày xuất khẩu;
- 978/GSQL-TH ngày 21/7/2014: Ghi giá CIF trên ô số 9;
- 6549/BCT-XNK ngày 01/07/2015: hóa đơn bên thứ ba, thời hạn xác minh CO;
- 487/XNK-XXHH ngày 21/10/2013: người ủy quyền của người xuất khẩu đứng tên trên ô số 1 của C/O mẫu E do Trung Quốc cấp;
- 5467/TCHQ-GSQL ngày 16/09/2013: ô số 1 trên C/O mẫu E thể hiện người ủy quyền mà không phải là tên người xuất khẩu và không thuộc trường hợp có hóa đơn do bên thứ ba, C/O mẫu E đó không hợp lệ;
- 1335/GSQL-TH ngày 06/10/2016: khác biệt giữa tên người xuất khẩu trên ô số 1 của C/O với tên người gửi hàng trên vận đơn trong trường hợp hóa đơn bên thứ 3;
- 4264/TCHQ-GSQL ngày 14/08/2012: khi 1 trang CO không đủ chỗ để khai hết số lượng các mặt hàng;
- 887/TCHQ-GSQL ngày 08/02/2013: mục 4 về Giấy xác nhận chuyển tải khi hàng quá cảnh qua 1 nước không phải là thành viên (nhắc lại trong CV 1710/GSQL-GQ4 ngày 02/12/2016; và mục 2.2.3.đ Quyết định số 4286/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2015);
- 508/GSQL-GQ4 ngày 13/03/2017; 1478/GSQL-TH ngày 20 tháng 11 năm 2015 (hóa đơn thương mại do bên thứ ba thuộc ACFTA phát hành);
Thời gian nhận hồ sơ C/O mẫu E đó là sáng 7h30 – 11h00; chiều 13h30 – 16h00 còn thời gian trả hồ sơ đó là sáng 8h00 – 11h30 và chiều là 14h00 – 16h30.
Cơ quan cấp C/O Form E:
- Các Phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công thương;
- Các Ban quản lý KCX – KCN được Bộ Công thương ủy quyền cấp.
>>> Xem thêm: Mẫu C/O Form VJ là gì?
Cách khai C/O mẫu E và những thông tin liên quan đến chứng nhận xuất xứ quan trọng này
Ngoài thắc mắc C/O Form E là gì thì vẫn còn rất nhiều câu hỏi khác liên quan đến loại chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc này được các bạn đọc quan tâm đến đặc biệt là cách khai C/O mẫu E như thế nào? Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công thương thực hiện Quy tắc thủ tục và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN – Trung Quốc.
- Ô số 1: Ghi tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu (Việt Nam);
- Ô số 2: Ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước;
- Ô trên cùng phía bên phải: do Tổ chức cấp C/O ghi, số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, chi tiết cách ghi như sau:
CN | Trung Quốc | TH | Thái Lan |
BN | Bruney | LA | Lào |
KH | Campuchia | ID | Indonesia |
MY | Malaysia | MM | Myanmar |
PH | Philippines | SG | Singapore |
4a. Nhóm 1: 2 ký tự VN (viết hoa) là viết tắt của hai (2) chữ Việt Nam
5b. Nhóm 2: 2 ký tự (viết hoa) là chữ viết tắt tên nước nhập khẩu, quy định các chữ viết tắt.
1c. Nhóm 3: 2 ký tự biểu hiện năm cấp C/O
2d. Nhóm 4: 2 ký tự thể hiện tên Tổ chức cấp C/O theo danh sách được Bộ công thương ủy quyền với các mã số như sau:
STT | Tên đơn vị | Mã số |
1 | Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội | 1 |
2 | Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh | 2 |
3 | Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng | 3 |
4 | Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai | 4 |
5 | Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng | 5 |
6 | Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương | 6 |
7 | Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu | 7 |
8 | Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn | 8 |
9 | Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh | 9 |
10 | Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai | 71 |
11 | Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Thái Bình | 72 |
12 | Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Thanh Hóa | 73 |
13 | Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Nghệ An | 74 |
14 | Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Tiền Giang | 75 |
15 | Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ | 76 |
16 | Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương | 77 |
17 | Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Bình Trị Thiên | 78 |
18 | Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Khánh Hòa | 80 |
đ Nhóm 5: 5 ký tự, biểu hiện số thứ tự của C/O Form E
1e. Giữa các nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”
VD: Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O Form E mang số thứ 6 cho lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2007 thì sẽ ghi số tham chiếu của C/O là VN-CN 08/2/00006.
- Ô số 3: Ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu như gửi bằng máy bay thì ghi By air, nếu gửi hàng bằng đường biển thì ghi tên tàu) và tên cảng bốc dỡ hàng;
- Ô số 4: Để trống, sau khi nhập khẩu hàng hóa, cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu thích hợp trước khi gửi lại cho tổ chức đã cấp C/O Form E;
- Ô số 5: Danh mục hàng hóa (1 mặt hàng, 1 lô hàng, đi 1 nước, trong một thời gian);
- Ô số 6: Ký hiệu và số hiệu của lô hàng;
- Ô số 7: Số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm số lượng và mã HS của nước nhập khẩu);
- Ô số 8:
Hàng hóa được sản xuất tại nước có tên đầu tiên ở ô số 11 của C/O này gồm các trường hợp sau: | Điền vào ô số 8: |
a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại người xuất khẩu theo Điều 3 của Phụ lục 1 Quyết định 12/2007/QĐ-BTM | Ghi “WO” |
b) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy theo Điều 4 của Phụ lục I Quyết định 12/2007/QĐ-BTM | Ghi tỉ lệ phần trăm hàm lượng được tính theo giá FOB của hàng hóa được sản xuất hay khai thác tại Việt Nam, chẳng hạn ghi 40% |
c) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy theo Điều 4 và Điều 5 của Phụ lục I Quyết định 12/2007/QĐ-BTM (xuất xứ cộng gộp) | Ghi tỉ lệ phần trăm hàm lượng cộng gộp ACFTA được tính theo giá FOB, chẳng hạn ghi 40% |
d) Hàng hóa đáp ứng Điều 6 của Phụ lục I Quyết định 12/2007/QĐ-BTM | Ghi “PSR” |
- Ô số 9: Trọng lượng cả bì của hàng hóa (hoặc số lượng khác) có giá trị FOB;
- Ô số 10: Số và ngày của hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice);
- Ô số 11:
a. Dòng thứ nhất ghi chữ: “Vietnam”
b. Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khâut
c. Dòng thứ ba ghi địa điểm cấp, ngày tháng năm, chữ kỳ của người được ủy quyền ký cấp
- Ô số 12: Do tổ chức cấp C/O ghi;
- Ô số 13:
a. Trường hợp cấp sau theo quy định Điều 11, phụ lục 2 thì đánh dấu vào ô ISSUSED RETROACTIVELY
b. Trường hợp sản phẩm được gửi từ Bên xuất khẩu để tham gia triển lãm tại một Bên khác và được bán trong hoặc sau triển lãm tại Bên nhập khẩu theo quy định Điều 22, phụ lục 2 thì đánh dấu vào ô EXHIBITION, tên và địa chỉ nơi diễn ra triển lãm phải ghi rõ tại ô số 2;
c) Trường hợp sản phẩm được cấp C/O giáp lưng theo quy định tại Điều 12, Phụ lục 2 thì đánh dấu vào ô “Movement Certificate”, tên Tổ chức cấp C/O mẫu E gốc, ngày cấp và số tham chiếu của C/O mẫu E gốc phải được ghi rõ tại Ô số 13;
d) Trường hợp hóa đơn phát hành tại Bên thứ ba theo quy định tại Điều 23, Phụ lục 2 thì đánh dấu vào ô “Third Party Invoicing”, số hóa đơn phải được ghi rõ tại Ô số 10, tên công ty phát hành hóa đơn và tên Nước mà công ty này đặt trụ sở tại Nước đó phải được ghi rõ tại Ô số 7.
* Lưu ý: Với những trường hợp C/O có hóa đơn được phát hành từ bên thứ 3 sẽ phải đáp ứng được 4 điều kiện:
- Mục 1: Thể hiện ở việc nhà sản xuất tại các quốc gia tham gia ACFTA;
- Mục 7: Có đầy đủ tên công ty phát hành hóa đơn và tên quốc gia mà công ty này có trụ sở hoạt động;
- Mục 10: Số và ngày hóa đơn phải được ghi cụ thể, chính xác;
- Mục 13: Ở mục này, các bạn sẽ click vào mục Third Party Invoicing để hoàn tất.
* Một số trường hợp sai sót thường gặp với C/O Form E:
- Không đủ điều kiện để thuộc trường hợp hóa đơn phát hành tại bên thứ ba.
- Thiếu dấu tick “Issued Restroactively” khi ngày cấp CO quá 3 ngày sau khi tàu chạy
- CO form E ủy quyền: do một số nhà sản xuất ở Trung Quốc không có chức năng xin CO, mà phải ủy quyền cho công ty dịch vụ đứng tên xin CO và làm thủ tục xuất khẩu.
- Theo quy định của Trung Quốc, người được ủy quyền phải đứng tên trên C/O form E (chứ không phải là nhà xuất khẩu thực sự). Nhưng về Việt Nam thì trường hợp này CO sẽ xem như bị bất hợp lệ (công văn 5467/TCHQ-GSQL)
- Số liệu trên CO không khớp với chứng từ khác, chẳng hạn như Số/ngày Invoice, giá trị hàng hóa, ngày tàu chạy…Những lỗi này cần được kiểm tra đối chiếu cẩn thận để chỉnh sửa sớm, tránh những hệ lụy về sau.
Tìm hiểu cách tra cứu C/O Form E và thủ tục xin cấp C/O mẫu E
Hiện tại, theo công văn số 4870/ TCHQ – GSQL và công văn số 5057/TCHQ – GSQL của Tổng cục Hải quan, C/O Form E hợp lệ phải được cấp bởi phòng cấp C/O mẫu E của CCPIT (China Council for the Promotions of International Trade) hoặc 1 trong 42 phòng cấp Hải quan Trung Quốc. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu các bạn đọc cách tra cứu C/O Form E cho hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Hướng dẫn cách tra cứu C/O Form E được cấp bởi CCPIT
Bước 1: Truy cập vào trang website http://check.ccpiteco.net/
Bước 2: Tiến hành nhập thông tin các mục như sau:
- Mục C/O Certificate No: nhập số Certificate
- Mục C/O Serial No: Nhập vào 11 số cuối
- Mục Security Code: Nhập vào Verfication code
Bước 3: Nhấn Search, khi đó kết quả sẽ được trả về bao gồm những thông tin Exporter, Invoice No, Country, HS Code, Authorized by, Issue date.
Hướng dẫn cách tra cứu online C/O Form E được cấp bởi Hải quan địa phương Trung Quốc
Bước 1: Các bạn thực hiện truy cập vào trang website: http://origin.custom.gov.cn/
Bước 2: Vào Tab Certificate Info Search và điền những thông tin như sau:
- Mục Certificate No: Điền số Reference No trên C/O Form E
- Mục Invoice No: Điền số Invoice trên C/O Form E
Bạn đang có ý định xin cấp CO mẫu E nhưng không biết chuẩn bị các loại giấy tờ nào và cách xin như thế nào để vừa tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí nhất có thể. Dưới đây là thông tin chi tiết về hồ sơ xin cấp CO Form E:
Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp CO mẫu E
- Đơn đề nghị xin cấp C/O đã được khai hoàn chỉnh, hợp lệ theo đúng quy định;
- Mẫu C/O (theo mẫu) đã được khai hoàn chỉnh bao gồm 1 bản gốc và 3 bản sao;
- Tờ khai hải quan xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan hợp lệ, đặc biệt bản sao có chữ ký của người có thẩm quyền và dấu sao y bản chính;
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)/ Kê khai hàng hóa (Packing list);
- Bảng giải trình quy trình sản xuất: Đối với doanh nghiệp lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần đầu xin C/O phải được doanh nghiệp giải trình quy trình sản xuất thành thành phẩm cuối cùng.
- 1 bản sai có dấu đỏ của Doanh nghiệp và dấu sao y bản chính Vận đơn (B/L);
- Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người đề nghị cấp C/O cung cấp thêm các chứng từ cần thiết (liên quan) đến sản phẩm xuất khẩu chẳng hạn như: tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên, phụ liệu; giấy phép xuất khẩu; hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước; mẫu nguyên phụ liệu hay sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu;
- Đối với những Doanh nghiệp tham gia eCOSys, chứng từ sẽ được thương nhân ký điện tử và truyền tự động đến các Tổ chức cấp C/O. Những tổ chức cấp C/O căn cú vào hồ sơ trên mạng để kiểm tra tính hợp lệ của thông tin và tiến hành cấp C/O cho thương nhân khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ bằng giấy.
Quy trình xin cấp CO Form E
- Bước 1: Đăng ký tài khoản mới cho doanh nghiệp. Chỉ cần làm lần đầu, lần sau thì doanh nghiệp có thể bỏ qua bước này;
- Bước 2: Doanh nghiệp có thể truy cập hệ thống và tiến hành khai báo hồ sơ;
- Bước 3: Bắt buộc phải tải lên file đính kèm: tờ khai hải quan, vận đơn, bảng kê hàm lượng, C.Inv;
- Bước 4: Thực hiện các thao tác ký điện tử và gửi hồ sơ online;
- Bước 5: Hồ sơ được duyệt, kết xuất và in đơn xin CO đã cấp số và nộp cùng bộ hồ sơ;
- Bước 6: Duyệt hồ sơ giấy và cấp CO gốc (Original), bản bằng giấy.
* Lưu ý:
- Thời hạn cấp CO form E không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ;
- Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp CO cũng có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất nếu thấy rằng việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CO form E hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các CO form E đã cấp trước đó;
- Trong mọi trường hợp, thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán của người xuất khẩu, trừ khi ảnh hưởng này do lỗi của người xuất khẩu.
Trên đây là tổng hợp những chia sẻ chi tiết mới nhất về C/O Form E là gì, cách tra cứu C/O Form E và các thông tin liên quan đến loại chứng từ khá quan trọng này để giúp các bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về C/O mẫu E. Đồng thời, nếu như khách hàng nào đang có nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt,…với giá rẻ, uy tín, an toàn và chất lượng cao, hãy liên hệ ngay với RatracoSolutions Logistics để được cung cấp Dịch vụ tốt nhất nhé!
Thông tin liên hệ Ratraco Solutions
Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM
Hotline: 0965 131 131
Email: toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131
Trụ sở TPHCM:
- Địa chỉ: 21bis Hậu Giang, P.4, Q.Tân Bình, TPHCM
- Điện thoại : 0909 876 247 - 0901 411 247
Bình Dương:
- Địa chỉ: Ga Sóng Thần
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0909 876 247
Đồng Nai:
- Địa chỉ: Ga Trảng Bom
- Điện thoại : 0938 790 247 - 0909 876 247
Bình Định:
- Địa chỉ: Ga Diêu Trì
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0938 790 247
Đà Nẵng:
- Địa chỉ: Ga Đà Nẵng
- Điện thoại : 0909 199 247 - 0906 354 247
Nghệ An:
- Địa chỉ: Ga Vinh, Nghệ An
- Điện thoại : 0901 100 247 - 0902 486 247
Hà Nội:
- Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247
Trung Quốc:
- Địa chỉ: Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
- Điện thoại : 0909 949 247