Hiện nay, ngành Logistics tại Việt Nam nói riêng & nói chung trên thế giới được đánh giá là một trong những lĩnh vực khá tiềm năng với nhiều định hướng, nhiều chính sách kế hoạch phát triển cụ thể qua từng thời điểm, từng giai đoạn. Đặc biệt, trong năm 2020, toàn cầu phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn đại dịch Covid-19 nên tình hình hoạt động Logistics không mấy khả quan, thậm chí còn bị ngưng trệ, hiệu quả về lợi nhuận kinh tế bị giảm sút nghiêm trọng.
Và giải pháp cần đặt ra đó là tìm ra những phương hướng, chính sách logistics về vận tải, chính sách hạ tầng logistics & một vài chính sách khác cần được đẩy mạnh hợp lý, áp dụng nhanh chóng triệt để, có như vậy thì mới duy trì lại hoạt động ổn định của ngành này, ngăn chặn mọi hậu quả trước mắt & lâu dài để khôi phục lại tiến độ vận hành Logistics như trước đây. Vậy Việt Nam đã đề xuất, vạch ra các chính sách ưu tiên nào? Cùng RatracoSolutions Logistics cập nhật tin bài sau để có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình hiện tại nhé.
Thuật ngữ Logistic được hiểu thế nào?
Logistic là thuật ngữ chuyên ngành có gốc Hy Lạp và từ tiếng Việt có nghĩa gần nhất là “hậu cần”. Logistics hiểu đơn giản là một phần của chuỗi cung ứng, bao gồm tổng thể những việc liên quan đến hàng hóa như đóng gói, vận tải hàng, lưu kho, bảo quản cho tới khi hàng được giao đến người tiêu thụ cuối cùng. Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào cũng phải quan tâm và có chiến lược Logistic phù hợp.
Một Doanh nghiệp thực hiện tốt chiến lược Logistic sẽ giúp tiết kiệm hiệu quả về tiền bạc, công sức, thời gian. Ngày nay, Logistics cũng là một trong những điểm mạnh, giúp Doanh nghiệp phát huy lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác. Các hoạt động chính yếu của Logistics hiện nay bao gồm:
- Dịch vụ khách hàng
- Dự báo nhu cầu
- Thông tin trong phân phối
- Kiểm soát lưu kho
- Vận chuyển nguyên vật liệu
- Quản lý quá trình đặt hàng
- Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho
- Thu gom hàng hóa
- Đóng gói, xếp dỡ hàng
- Phân loại hàng hóa.
Tìm hiểu chính sách chung về Logistics của Việt Nam hiện nay
Chính sách chung về Logistics
Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng – là năm cuối của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2016-2020, tạo đà cho việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2022-2025 và Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn từ 2022 – 2030. Năm 2020 cũng chứng kiến những tác động đa diện của dịch Covid-19 tại Việt Nam và trên toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương đã kịp thời ban hành nhiều chính sách liên quan đến logistics, để một mặt vẫn đảm bảo vai trò của logistics trong việc duy trì các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ; mặt khác định hình các hướng đi mới, mang tính bứt phá cho ngành logistics Việt Nam, góp phần cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Các mục tiêu đặt ra với dịch vụ logistics và vận tải theo Đề án “Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”:
Ngày 19/02/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 283/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”. Theo đó, đối với dịch vụ logistics và vận tải, mục tiêu đặt ra là:
- Đến năm 2020, tổng sản lượng vận tải toàn ngành khoảng 300 tỷ tấn.km (tương đương 2,2 tỷ tấn hàng hóa), 340 tỷ hành khách.km (tương đương 6,3 tỷ lượt khách) với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm sản lượng vận tải hàng hóa, hành khách giai đoạn 2013 – 2020 từ 8% – 10%.
- Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8% – 10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15% – 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50% – 60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 10% – 15% GDP, xếp hạng theo Chỉ số Hiệu quả Logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, các nhiệm vụ chính được đặt ra đối với lĩnh vực logistics và vận tải, bao gồm:
- Kiện toàn Ủy ban 1899 và Cơ quan thường trực theo hướng tích hợp nhiệm vụ điều phối phát triển logistics đảm bảo mô hình gọn nhẹ, tinh gọn, phát huy vai trò của các Bộ, ngành.
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ; xây dựng và ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt.
- Xây dựng đề án cải cách thể chế, khuyến khích các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong logistics như các nền tảng giao dịch dịch vụ vận tải hàng hóa, vận tải hành khách,…
Một số nội dung đáng lưu ý về hoạt động logistics và vận tải trong Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về phát triển bền vững:
Chính phủ ban hành Nghị quyết 136/NQ-CP để thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong các ngành, các cấp và các địa phương từ nay đến năm 2030, trong đó có một số nội dung liên quan đến giao thông vận tải và logistics như:
Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác tái cơ cấu thị trường vận tải một cách hợp lý, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác của hệ thống giao thông vận tải và thúc đẩy vận tải hàng hóa từ đường bộ sang các phương thức vận tải khác nhằm giảm áp lực cho vận tải đường bộ, bảo đảm tiết kiệm nhiên liệu hơn, có mức phát thải thấp hơn (đường thủy và đường sắt).
- Tiếp tục thúc đẩy phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị; đẩy nhanh tiến độ đầu tư và đưa vào khai thác các tuyến xe buýt nhanh, đường sắt đô thị tại Thủ đô Hà Nội và TPHCM.
- Xây dựng, ban hành và áp dụng mức tiêu thụ nhiên liệu cho một số loại phương tiện phù hợp với điều kiện thực tế. Đẩy mạnh sử dụng nhiên liệu sinh học, nhiên liệu sạch (CNG, LPG,…) đối với phương tiện giao thông cơ giới.
- Đầu tư phát triển hệ thống giao thông có chú ý đến điều kiện của người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em; thực hiện chính sách miễn giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cộng đối với người khuyết tật, trẻ em theo quy định.
- Thực hiện đề án phát triển dịch vụ logistics nhằm tối ưu hóa thời gian và chi phí vận tải, giảm tiêu hao nhiên liệu; phát triển hoạt động của các sàn giao dịch vận tải nhằm kết nối mạng lưới vận tải; tiếp cận, ứng dụng công nghệ giao thông thông minh, công nghệ vận tải xanh, giảm phát thải khí nhà kính trong lưu thông và vận tải hàng hóa.
Các chính sách của Chính phủ và các bộ ngành liên quan nhằm tạo điều kiện cho lĩnh vực logistics vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19, góp phần duy trì các chuỗi cung ứng, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, cụ thể như sau:
- Tháng 01/2020, để thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt sâu sắc tinh thần “chống dịch như chống giặc”, đề cao cảnh giác, không lơ là, chủ quan, thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch theo đúng Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 và Chỉ thị 06/CT-TTg ngày 31/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người qua lại đường mòn, lối mở tại các tỉnh biên giới; thực hiện nghiêm các giải pháp về quản lý, kiểm soát phòng, chống dịch trong các hoạt động hàng không, du lịch, vận tải hàng hóa qua biên giới.
- Đến tháng 2/2020, nhận thấy tình hình dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp đang vào cuộc quyết liệt để phòng chống dịch và giảm thiệt hại do dịch gây ra, đặc biệt là giải quyết các nút thắt về logistics để tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh.
- Ngày 05/02/2020, Bộ Công Thương có văn bản số 709/BCT-XNK đề nghị Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam khuyến nghị các hội viên, doanh nghiệp logistics cùng chung tay góp sức, có biện pháp hỗ trợ như: giảm chi phí lưu kho lưu bãi, giảm phí vận tải, bốc xếp hàng hóa để các doanh nghiệp phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị có thể tăng cường thu mua nông sản cho nông dân.
- Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm và trái cây sang thị trường Trung Quốc để cập nhật thông tin, phối hợp triển khai một số công việc về xuất nhập khẩu, vận tải hàng hóa qua biên giới đất liền; có kế hoạch bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu trong hệ thống phân phối của mình phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong mọi tình huống.
- Tại phiên họp thứ 6 của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và Tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899), Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho biết sẽ vận động các doanh nghiệp hội viên giảm 10-20% phí lưu kho lưu bãi, đặc biệt là kho lạnh, để hỗ trợ cho các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị thu mua nông sản cho nông dân.
- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo mục tiêu kép vừa chống dịch Covid-19, vừa không gây gián đoạn quá mức cần thiết cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, Bộ Công Thương đã có các Công văn số 708/BCT-XNK ngày 05/02/2020 gửi Bộ Y tế và số 725/BCT-XNK ngày 06/02/2020 gửi Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra về việc xây dựng quy trình thống nhất áp dụng cho phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, vận tải hàng qua các cảng biển và cửa khẩu biên giới.
- Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 46/2020/TT-BTC ngày 27/05/2020 quy định mức thu, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không (có hiệu lực đến 31/12/2020), theo đó kể từ ngày 27/5/2020 đến hết ngày 31/12/2020, chỉ nộp phí bằng 90% mức thu quy định tại Điều 4 Thông tư số 247/2016/TT-BTC.
- Cục Hàng hải (Bộ Giao thông vận tải) đã làm việc với Hiệp hội Hoa tiêu hàng hải Việt Nam và các công ty hoa tiêu đưa ra các giải pháp để tiết giảm chi phí hoạt động, thống nhất với đề xuất của Hiệp hội Chủ tàu trong việc giảm giá hoa tiêu đối với tàu hoạt động nội địa. Theo đó, từ ngày 01/5/2020, các doanh nghiệp vận tải đã được áp dụng mức giá tối thiểu (giảm 10% so với mức giá hiện hành) dịch vụ hoa tiêu đối với tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa (bao gồm cả tàu biển và phương tiện VR-SB). Thời gian áp dụng 3 tháng. Giá dịch vụ lai dắt cho tàu thuyền Việt Nam hoạt động nội địa (bao gồm cả tàu biển và phương tiện VR- SB) cũng được đưa về mức giá dịch vụ tối thiểu.
Các chính sách về hạ tầng Logistics
Phát triển hạ tầng logistics, cải thiện môi trường kinh doanh là một trong những chìa khóa quan trọng cho cuộc đua của các nước trong bối cảnh các chuỗi cung ứng quốc tế có sự dịch chuyển, mở rộng ra ngoài thị trường Trung Quốc sau dịch Covid-19. Do đó, chính sách về hạ tầng logistics được coi là một mắt xích quan trọng để tạo ra sự đột phá cho lĩnh vực logistics nói chung và môi trường kinh doanh, đầu tư của Việt Nam nói chung.
Ngày 01/01/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020, trong đó có các chính sách hạ tầng Logistics như sau:
- Đẩy nhanh tiến độ dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam, sớm quyết định đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và tổ chức thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách, có tính kết nối và lan tỏa vùng, miền. Làm tốt công tác quản lý, sửa chữa, duy tu, bảo trì thường xuyên hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt.
- Phát huy vai trò đô thị lớn, tháo gỡ những điểm nghẽn, thu hút các nguồn lực cho phát triển đô thị hiện đại, gắn kết với phát triển khu vực nông thôn, phù hợp với tiềm năng, lợi thế, điều kiện thực tế của vùng và của mỗi đô thị.
- Đổi mới và hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng số đồng bộ, hiện đại. Phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái số Việt với các nền tảng dùng chung, các dịch vụ, mô hình kinh doanh mới; từng bước tiến đến làm chủ công nghệ nền tảng tạo đột phá cho chuyển đổi sang nền kinh tế số.
Nghị định số 67/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan đã bổ sung nhiều nội dung mới có thể thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng logistics.
Các chính sách trong lĩnh vực vận tải
Năm 2020, hoạt động vận tải hành khách bị tác động lớn bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đã quyết tâm chỉ đạo để duy trì hoạt động vận tải hàng hóa, đảm bảo cung-cầu trong nước, đồng thời áp dụng các quy định mới để phòng chống dịch trong hoạt động vận tải. Một số chính sách về vận tải tiêu biểu trong năm 2020, bao gồm:
- Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và việc cấp, thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu; quy định về công bố bến Trong đó điều số 9 quy định chi tiết về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/4/2020.
- Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/6/2020 về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.
- Chỉ thị số 37/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/9/2020 về thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa. Trong đó có nhiệm vụ “Tập trung nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện các quy hoạch ngành quốc gia, vùng, tỉnh và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan đến vận tải thủy nội địa, trong đó lưu ý tăng cường kết nối đường thủy nội địa với các phương thức vận tải khác, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics”. Đặc biệt trong Chỉ thị cũng nêu rõ cần “Khuyến khích các doanh nghiệp vận tải và chủ hàng sử dụng sàn giao dịch vận tải để tối ưu hóa vận tải hai chiều hàng hóa thông thường và hàng công-ten-nơ; tiếp tục tăng cường hoạt động của tuyến vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa”.
- Thông tư số 21/2020/TT-BGTVT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2014/ TT-BGTVT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung, Thông tư số 14/2015/TT-BGTVT ngày 27/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không và Thông tư số 33/2016/TT- BGTVT ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc báo cáo hoạt động và báo cáo số liệu trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam.
Đơn vị vận tải hàng hóa đường sắt giá rẻ dày dặn kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về lĩnh vực Logistics của Ratraco Solutions chúng tôi đã vừa cập nhật nhanh, chi tiết nhất về các chính sách Logistics, các cá nhân hoặc quý Doanh nghiệp Việt Nam nào đang có nhu cầu muốn tìm hiểu, nghiên cứu trước để định hướng giải pháp, hướng đi nhằm đẩy nhanh quá trình khôi phục lại nền kinh tế nước nhà có thể tham khảo tìm đọc.
Chính sách về vận tải hay chính sách hạ tầng logistics & các chính sách chung khác như đã đề cập ở trên không chỉ dành riêng cho các Doanh nghiệp, sự chung tay góp sức hỗ trợ từ phía Nhà nước mà còn cho các đối tượng trực tiếp liên quan. Hãy tiếp tục theo dõi, đồng hành cùng RatracoSolutions Logistics để mở ra nhiều thông tin, kiến thức về ngành Logistics cần cho cá nhân & xã hội trong những tin bài tiếp theo.
Thông tin liên hệ Ratraco Solutions
Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM
Hotline: 0965 131 131
Email: toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131
Trụ sở TPHCM:
- Địa chỉ: 21bis Hậu Giang, P.4, Q.Tân Bình, TPHCM
- Điện thoại : 0909 876 247 - 0901 411 247
Bình Dương:
- Địa chỉ: Ga Sóng Thần
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0909 876 247
Đồng Nai:
- Địa chỉ: Ga Trảng Bom
- Điện thoại : 0938 790 247 - 0909 876 247
Bình Định:
- Địa chỉ: Ga Diêu Trì
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0938 790 247
Đà Nẵng:
- Địa chỉ: Ga Đà Nẵng
- Điện thoại : 0909 199 247 - 0906 354 247
Nghệ An:
- Địa chỉ: Ga Vinh, Nghệ An
- Điện thoại : 0901 100 247 - 0902 486 247
Hà Nội:
- Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247
Trung Quốc:
- Địa chỉ: Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
- Điện thoại : 0909 949 247
Please forgive my bad English. I have been reading out many of your articles and i can state nice stuff. I will make sure to bookmark your blog.
thanks you
Beautiful pictures and interesting description. Thank you Masako.