Chứng nhận CE là gì trong XNK? Cùng tìm hiểu từ A-Z

CE là một trong những chứng chỉ quan trọng xác nhận việc hàng hóa có đủ điều kiện được nhập khẩu và tiêu dùng tại thị trường EU, EFTA và các quốc gia hay không. Ratraco Solutions chúng tôi giải đáp nhanh chứng nhận CE là gì, đối tượng áp dụng CE là ai, sản phẩm nào cần phải có CE, quy trình xin cấp CE thế nào,…và các kiến thức liên quan cũng sẽ được làm rõ ngay sau đây.

Giấy chứng nhận CE trong xuất nhập khẩu là gì? Đối tượng áp dụng là ai?

CE là gì?

Chứng nhận CE là gì? CE viết tắt từ European Conformity. Hiểu nôm na là một dạng chứng nhận, “giấy thông hành” cho hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Châu Âu (EU). Những sản phẩm được chứng nhận CE sẽ được dán nhãn để chứng tỏ đã được chứng nhận vượt qua đánh giá khắt khe của khối EU.

Một sản phẩm có CE Marking sẽ có lợi thế hơn so với các sản phẩm cùng loại khác, khẳng định thương hiệu, chất lượng của doanh nghiệp sản xuất cũng như dễ dàng thâm nhập vào thị trường hàng hóa của các Quốc Gia khác. Những hàng hóa này tuân thu theo luật pháp của EU và được tư do kinh doanh trên thị trường này.

Xem thêm  FOB là gì? CIF là gì? Sự khác nhau giữa FOB và CIF

Cần lưu ý rằng, CE không phải là chứng nhận cụ thể gì cả, đây đơn thuần là xác nhận về tiêu chuẩn đảm bảo an toàn của hàng hóa theo chuẩn Châu Âu.

Chứng nhận CE là gì trong XNK? Cùng tìm hiểu từ A-Z
CE trong xuất nhập khẩu (European Conformity) còn gọi là chứng nhận CE Marking như “giấy thông hành” cho hàng hóa đủ điều kiện nhập vào EU.

Đối tượng áp dụng chứng nhận CE

Chứng nhận CE được áp dụng với các quốc gia yêu cầu bắt buộc phải có dấu CE. Cụ thể:

  • Các quốc gia thuộc Hiệp hội Thương mại Tự do (EFTA): gồm 28 quốc gia thuộc EU và các nước Iceland, Nauy, Liechtenstein, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ;
  • Các quốc gia trong khối Liên minh Châu Âu – EU: 28 quốc gia thành viên;
  • Các đơn vị hoạt động sản xuất những sản phẩm yêu cầu phải có dấu CE khi xuất khẩu sang các nước Châu Âu.

Những sản phẩm nào bắt buộc phải có CE?

Sản phẩm bắt buộc cần có chứng nhận CE là gì? Không phải hàng hóa nào cũng cần có CE để được phép lưu hành tại thị trường EU. Thế nhưng, theo quy định sẽ có một số sản phẩm bắt buộc khi nhập khẩu cần có CE gồm:

STT Tên sản phẩm Mã số CE cấp
1 Thiết bị y tế cấy dưới da 90/385/EEC
2 Thiết bị năng lượng khí đốt 2009/142/EC
3 Cáp chuyên chở con người 2000/9/EC
4 Thiết bị điện và điện tử 2014/30/EU
5 Chất nổ dân dụng 93/15/EEC
6 Nồi hơi nước nóng 92/42/EEC
7 Thùng để đóng gói 94/62/EC
8 Thiết bị y tế để chẩn đoán trong ống nghiệm 98/79/EC
9 Thang máy 2014/33/EU
10 Điện áp thấp 2014/35/EU
11 Máy móc công nghiệp 2006/42/EC
12 Dụng cụ đo 2004/22/EC
13 Thiết bị y tế 93/42/EEC
14 Thiêt bị áp lực đơn 2014/29/EU
15 Thiết bị và hệ thống bảo vệ sử dụng trong không gian dễ cháy nổ 94/9/EC
16 Dụng cụ cân không tự động 2009/23/EC
17 Thiết bị bảo vệ cá nhân 89/686/EEC
18 Thiết bị áp lực 2014/68/EU
19 Pháo hoa 2007/23/EC
20 Thiết bị đầu cuối viễn thông có dây và không dây 2014/53/EU
21 Du thuyền 94/25/EC
22 Đồ chơi an toàn 2009/48/EC
23 Vật liệu xây dựng EU No 305/2011

CE Marking (EU) và nhãn CE (Trung Quốc) có gì khác? Lý do đăng ký CE Marking? Quy định dán nhãn CE?

Phân biệt CE Marking (EU) và nhãn CE (Trung Quốc)

Tại Trung Quốc, các Nhà sản xuất hiện cũng đã làm dấu CE cho các sản phẩm. Tuy nhiên, dấu CE của Trung Quốc và EU có đặc điểm khác nhau mà người dùng cần lưu ý để tránh nhầm lẫn.

Xem thêm  Kho lạnh là gì? Những hàng hóa nào nên lưu trữ trong kho lạnh?

Theo đó, khác với dấu chứng nhận CE Marking của EU, nhãn CE của Trung Quốc nghĩa là China Export, tức là các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc và Trung Quốc xuất khẩu. Dấu CE này không được đăng kỳ và kiểm nghiệm, đánh giá mà do các doanh nghiệp tại Trung Quốc tùy ý sản xuất và sử dụng.

Nếu chú ý, có thể nhận thấy sự khác biệt giữa dấu CE của EU và của Trung Quốc. Dấu CE của Trung Quốc có thiết kế mảnh hơn và các chữ cái thường gần nhau hơn so với tiêu chuẩn của EU.

Chứng nhận CE là gì trong XNK? Cùng tìm hiểu từ A-Z
Giữa CE Marking (EU) với nhãn CE (Trung Quốc) có sự khác biệt về thiết kế con dấu CE của Trung Quốc mảnh hơn, chữ cái cũng gần hơn so với CE của EU.

Vì sao phải đăng ký CE Marking?

Lý do phải đăng ký chứng nhận CE là gì? Vì khi tìm hiểu về tiêu chuẩn CE Marking và hoàn thành chứng nhận CE Marking đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu:

  • Nắm rõ và tuân thủ các cơ sở pháp lý của thị trường Châu Âu;
  • Gia tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm;
  • Minh chứng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đạt chuẩn Châu Âu;
  • Đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đối tác kinh doanh;
  • Dấu CE là “hộ chiếu” để đưa sản phẩm vào thị trường nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia thuộc Khu vực kinh tế Châu Âu;
  • Tăng trưởng doanh thu nhờ sản phẩm được khách hàng, đối tác tin chọn;
  • Nâng cao uy tín và hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng và đối tác kinh doanh;
  • Mở rộng cơ hội kinh doanh và phát triển.
Xem thêm  Khi vận chuyển hàng hóa có hạn sử dụng ngắn nên lưu ý những gì?

Quy định dán nhãn chứng nhận CE lên sản phẩm

Việc gắn nhãn CE lên sản phẩm phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt do Liên minh Châu Âu (EU) đặt ra. Các quy định về việc gắn nhãn phụ thuộc vào từng loại sản phẩm cụ thể.

Một số quy định chung gồm:

  • Khi thay đổi kích thước của biểu tượng “CE”, tỷ lệ phải được giữ nguyên;
  • “CE” phải được đặt ở vị trí không bị che khuất bởi bất kỳ logo nào khác;
  • Biểu tượng “CE” phải đặt theo chiều thẳng đứng và không nhỏ hơn 5mm.
Chứng nhận CE là gì trong XNK? Cùng tìm hiểu từ A-Z
Cách dán nhãn CE lên sản phẩm cần phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt riêng của thị trường Liên minh Châu Âu.

Tóm lại, việc gắn nhãn CE lên sản phẩm không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là cam kết về chất lượng và an toàn của Nhà sản xuất đối với người tiêu dùng.

Hồ sơ, quy trình xin cấp giấy chứng nhận CE

Đơn vị vận chuyển container đường sắt, đường bộ,…Ratraco Solutions sẽ liệt kê hồ sơ cần chuẩn bị, quy trình các bước cấp chứng nhận CE như sau:

Hồ sơ xin chứng nhận CE

Để xin chứng nhận sản phẩm, các đơn vị cần chuẩn bị:

  • Biểu mẫu chứng nhận CE – Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp;
  • Tài liệu về đặc tính kỹ thuật sản phẩm liên quan;
  • Kế hoạch sản xuất, kiểm tra và giám sát chất lượng.
  • Kế hoạch kiểm soát trang bị, thiết bị đo lường, thử nghiệm.
  • Kết quả thử nghiệm mẫu từ phòng thí nghiệm đã được công nhận/chỉ định (nếu có).
  • Tất cả thông tin này được bảo mật và không được tiết lộ ra ngoài.

Quy trình xin giấy chứng nhận CE

Quy trình cấp chứng nhận CE gồm các bước:

  • Bước 1: Xác định chỉ thi tiêu chuẩn áp dụng (Directive);
  • Bước 2: Xác định các yêu cầu chi tiết (EN);
  • Bước 3: Thử nghiệm, kiểm tra đánh giá kiểm tra sản phẩm theo yêu cầu Directive và EN;
Chứng nhận CE là gì trong XNK? Cùng tìm hiểu từ A-Z
Doanh nghiệp cần nắm bắt quy trình xin cấp CE cũng như biết chính xác sản phẩm/mặt hàng nào bắt buộc phải xin CE theo quy định của EU.
  • Bước 4: Cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF (Technical Construction File);
  • Bước 5: Tuyên bố về sự phù hợp DoC hoặc DoP, và được ban hành Chứng nhận CE Marking;

Song với một số sản phẩm đặt biệt, quy trình này có thể cần bổ sung các bước:

  • Bước 6: Đánh giá FPC quy trình quản lý sản xuất tại nhà máy (Factory Production Control);
  • Bước 7: Đánh giá giám sát hàng năm;
  • Bước 8: Lấy mẫu kiểm tra định kỳ hàng năm.

Ratraco Solutions đã làm rõ khái niệm chứng nhận CE là gì, hồ sơ xin cấp, quy trình xin cấp CE ra sao, vì sao phải đăng ký CE Marking, quy định về việc dán nhãn CE lên sản phẩm thế nào cho chuẩn xác,…Theo đó, các doanh nghiệp chuyên làm hàng xuất đi EU nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc đang gặp vướng mắc khi xin CE nên lưu lại bài viết này để hỗ trợ công việc khi cần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ