Direct Shipment là gì? Phân biệt Direct shipment và Transshipment

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, để đảm bảo quá trình giao nhận được suôn sẻ và hiệu quả thì việc hiểu rõ các phương thức vận tải hàng hóa trên biển là rất quan trọng. Hai khái niệm thường gặp đó là Direct “Đi thẳng” và Transshipment “Chuyển tải”.

Sau đây, hãy cùng Ratraco Solutions chúng tôi khám phá xem Direct Shipment là gì? Giữa Direct Shipment và Transshipment có gì khác nhau?,…Song song đó là các điều kiện cần có để trở thành Cảng chuyển tải Transshipment.

Direct Shipment, Transshipment là gì?

Ratraco sẽ giải đáp Direct Shipment là gì và Transshipment là gì ngay sau đây:

Direct Shipment là gì?

Direct Shipment là Lô hàng đi thẳng hay Hàng trực tiếp (Direct) là lô hàng được Carrier vận chuyển từ cảng xuất phát đến cảng đích trên một phương tiện vận chuyển duy nhất mà không qua bất kỳ điểm trung chuyển nào.

Direct Shipment là gì? Phân biệt Direct shipment và Transshipment
Direct Shipment là Hàng đi thẳng, là phương thức vận chuyển hàng hóa từ cảng biển này sang cảng biển khác chỉ với một con tàu.

* Ví dụ: Công ty XYZ Việt Nam xuất khẩu đồ gia dụng từ Cảng Cát Lái đến Công ty ABC tại Shanghai. Công ty ZYZ chọn hãng tàu Yang Ming và lô hàng sẽ được xếp lên tàu ONE tại Cảng Cát Lái và đi thẳng đến Shanghai mà không cần phải trung chuyển hàng hóa sang tàu khác.

Transshipment là gì?

Ngược lại với Đi thẳng Direct Shipment là Chuyển tải (Transshipment). Nghĩa là thay đổi phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Hình thức này cho phép tối ưu hóa quá trình vận chuyển bằng cách sử dụng tàu lớn (Tàu mẹ – Mothership) và tàu nhỏ (Tàu Feeder Ship) kết hợp.

Xem thêm  Tariff là gì? Vì sao cần đóng thuế nhập khẩu và đóng bao nhiêu?

* Ví dụ: Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đến Châu Âu – Hàng hóa được vận chuyển bằng tàu mẹ đi một hành trình từ Việt Nam đến Singapore (cảng trung chuyển Transshipment). Tại đây, hàng hóa được chuyển sang tàu khác để tiếp tục hành trình đến cảng đích đến tại Châu Âu.

So sánh ưu nhược điểm của Đi thẳng (Direct) và Chuyển tải (Transshipment hay Via)

Ưu nhược điểm của chuyển tải  Transshipment và đi thẳng Direct Shipment là gì? Cùng Ratraco xem xét ưu nhược điểm của  thông qua các tiêu chí để lựa chọn sao cho phù hợp với thực tế lô hàng qua bảng sau:

Tiêu chí Đi thẳng (Direct) Chuyển tải (Transshipment)
Thời gian Thời gian vận chuyển ngắn Thời gian vận chuyển dài vì phải chuyển tải
Chi phí với POL gần POD

  • POL (Port of Loading) – Cảng xếp hàng.
  • POL là nơi hãng tàu nhận hàng để xuất. Và tùy vào việc thanh toán bằng LC hay TT mà yêu cầu hãng tàu để thể hiện cho phù hợp hoặc book tàu cho đúng yêu cầu LC.
  • POD (Port of Discharge) – Cảng dỡ hàng/cảng trung chuyển/cảng đích.
Thấp Cao
Chi phí với POL xa POD Cao Thấp
Số lần xếp dỡ 1 lần Nhiều lần
Sự linh hoạt Kém linh hoạt vì có khá ít tuyến đi thẳng Linh hoạt vì có nhiều cách chuyển tải tại nhiều điểm khác nhau
Số lượng Ít Nhiều
Direct Shipment là gì? Phân biệt Direct shipment và Transshipment
Hàng đi thẳng Direct Shipment và Hàng chuyển tải Transshipment đều có ưu nhược điểm riêng nên cần cân nhắc trên nhiều yếu tố, tiêu chí để chọn một phương thức chuyển hàng tương thích nhất.

Nên chọn Direct Shipment hay Transshipment?

Yếu tố quyết định việc lựa chọn giữa Transshipment và Direct Shipment là gì?Việc chọn giữa Direct Shipment và Transshipment phụ thuộc vào các yếu tố:

Xem thêm  Hướng dẫn cách đóng gói hàng đông lạnh đúng cách khi vận chuyển

Yếu tố về chi phí

Nếu bạn ưu tiên chi phí thấp hơn, Transshipment có thể là lựa chọn hợp lý hơn so với Direct.

Yếu tố về thời gian

Nếu bạn cần hàng hóa đến nhanh, Direct Shipment có thể là lựa chọn tốt hơn so với Transshipment.

Yếu tố về rủi ro

Nếu bạn lo ngại về rủi ro hư hỏng hoặc mất mát hàng hóa, Direct Shipment có thể được ưu tiên hơn so với Transshipment.

Yêu cầu đặc biệt về hàng hóa

Nếu hàng hóa có các yêu cầu đặc biệt về vận chuyển, cần đến Transshipment để có các giải pháp phù hợp hơn so với phương thức đi thẳng Direct.

Các yếu tố khác

Vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, và khả năng vận hành của các cảng cũng là những yếu tố cần xem xét.

* Kết luận: Việc lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể của từng trường hợp. Do đó, bạn nên xem xét kỹ các yếu tố và tham khảo ý kiến của các Chuyên gia trong lĩnh vực vận chuyển hàng bằng container đường bộ, đường biển,…để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Điều kiện để trở thành Cảng chuyển tải Transshipment

Direct Shipment là gì đã được giải đáp ở trên. Ngoài vận chuyển trực tiếp, để trở thành một cảng chuyển tải Transshipment, cần đáp ứng một số điều kiện sau:

Transshipment cần có cơ sở hạ tầng vận tải

Một cảng trung chuyển cần có cơ sở hạ tầng vận tải đủ mạnh để xử lý quy mô lớn của hàng hóa. Điều này bao gồm các cầu, đường, bến cảng, sân bay, kho bãi và các phương tiện vận chuyển như tàu, xe tải, máy bay.

Xem thêm  Cash in Advance là gì? Quy trình thực hiện như thế nào?

Transshipment cần có vị trí địa lý thuận lợi

Cảng trung chuyển thường được đặt tại vị trí có vị trí địa lý thuận tiện để kết nối các điểm gốc và điểm đích trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Điều này có thể bao gồm gần các tuyến đường vận tải chính như biển, sông, đường bộ hoặc đường hàng không.

* Ví dụ: Cảng Rotterdam ở trung tâm Châu Âu, cảng HongKong kết nối Đông Nam Á.

Transshipment cần có dịch vụ xử lý hàng hóa

Cảng trung chuyển cần có khả năng xử lý hàng hóa hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của khách hàng. Điều này bao gồm quy trình xếp dỡ, lưu kho, đóng gói, đóng container và các dịch vụ liên quan khác.

Direct Shipment là gì? Phân biệt Direct shipment và Transshipment
Muốn trở thành Cảng chuyển tải Transshipment cần có cơ sở hạ tầng vận tải, vị trí địa lý, dịch vụ xử lý hàng hóa, hệ thống quản lý thông tin, tuân thủ các quy định và quan trọng là mọi hoạt động vận chuyển hàng phải hợp pháp.

Transshipment cần có hệ thống quản lý thông tin

Một cảng trung chuyển cần có hệ thống quản lý thông tin hiện đại để theo dõi, kiểm soát và quản lý quá trình vận chuyển hàng hóa. Điều này bao gồm việc quản lý thông tin về đơn hàng, quản lý kho, theo dõi vị trí hàng hóa và cung cấp thông tin cho khách hàng.

Transshipment cần tuân thủ quy định và hợp pháp

Cảng trung chuyển cần tuân thủ các quy định, quy chuẩn và hợp pháp liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng hóa. Điều này bao gồm các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường, hải quan, thuế và các quy định pháp lý khác.

Ratraco Solutions đã làm rõ thuật ngữ Direct Shipment là gì như trên cùng các kiến thức liên quan tới phương thức Đi thẳng và điểm khác biệt so với Chuyển tải Via. Theo đó, nếu các chủ hàng, doanh nghiệp còn đang phân vân lựa chọn giữa Direct Shipment và Transshipment thì nên tham khảo trước bài viết này để biết được ưu nhược điểm của chúng là gì để có sự lựa chọn về một phương thức vận tải hàng phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ