Drop Shipping (Drop Ship) là một thuật ngữ tiếng Anh, theo từ điển là giao hàng “bỏ qua” khâu vận chuyển. Đây là một trong những phương thức kinh doanh nhiều tiện ích, cho phép các Doanh nghiệp hoạt động không cần kho hàng dự trữ. Đồng thời, việc giao hàng của các Công ty hoạt động theo phương thức Dropshipping này cũng được thực hiện bởi đối tác bên ngoài.
Song không phải cá nhân, Đơn vị kinh doanh nào cũng hiểu rõ về khái niệm Dropshipping là gì, có ưu nhược điểm gì để chủ động lường trước mọi trường hợp có thể xảy ra. Ratraco Solutions chúng tôi chia sẻ cho quý Doanh nghiệp những kiến thức liên quan đến ưu, nhược điểm của Dropshipping, chỉ ra các đối tượng có thể tham gia và không nên tham gia để tránh gặp phải những trở ngại, vướng mắc, khó khăn về sau,…
Dropshipping là gì?
Dropshipping là gì? Dropshipping là bán hàng “bỏ qua” khâu vận chuyển, là phương pháp bán lẻ mà phía cửa hàng không cần lưu trữ hàng hóa trong kho. Thay vào đó bạn chuyển các đơn đặt hàng và chi tiết lô hàng của khách hàng đến Nhà sản xuất hoặc một Nhà cung cấp khác. Sau đó, những đối tượng này sẽ giao hàng trực tiếp tới khách hàng. Với phương thức kinh doanh này, nhà bán lẻ không cần kho hàng và hàng hóa trong kho cũng không cần quan tâm về khâu vận chuyển hàng hóa.
Hiểu theo cách đơn giản, bạn mua sản phẩm ở một nơi giá thấp & bán với mức giá cao hơn và kiếm lời từ khoản chênh lệch đó. Lợi nhuận bạn có được là mức chênh lệch giá giữa nhà cung cấp và giá bán cho khách hàng (đã trừ chi phí vận chuyển). Lưu ý, khoản chênh lệch này nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào loại sản phẩm và cách bạn chọn nhà cung cấp.
Cách thức hoạt động của mô hình Dropshipping cụ thể là:
- Bước 1: Doanh nghiệp (với danh nghĩa là Nhà bán lẻ) hợp tác với đối tác Dropshipping để sản xuất và (hoặc) lưu trữ kho hàng
- Bước 2: Khi khách hàng đặt mua sản phẩm, Doanh nghiệp bán lẻ sẽ chuyển thông tin tới đối tác để họ thực hiện việc đóng gói hàng hóa
- Bước 3: Đối tác Dropshipping cũng là người giao hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng (dựa trên danh nghĩa của Doanh nghiệp bán lẻ).
Đánh giá ưu, nhược điểm của mô hình Dropshipping
Ưu, nhược điểm của Dropshipping được chỉ ra cụ thể như sau:
Những ưu điểm của Dropshipping
- Dễ dàng tham gia thị trường: Chủ Doanh nghiệp không phải mất quá nhiều công sức & thời gian để tham gia thị trường. Điều họ cần làm là tìm kiếm đối tác, thiết lập website và bắt đầu bán hàng.
- Doanh nghiệp có thể hoạt động ở bất kỳ đâu: Viễn cảnh không văn phòng, không nhà kho, không phải thuê người lao động,…nếu bạn lựa chọn mô hình Dropshipping. Doanh nghiệp của bạn sẽ hoạt động độc lập, không cần phải băn khoăn nên lựa chọn địa điểm nào để hoạt động? Địa điểm kia có thể mở văn phòng hoặc nhà xưởng hay không? Miễn địa điểm làm việc đó có kết nối Internet, có thể làm việc ở bất kỳ nơi đâu.
- Rủi ro của Dropshipping thấp hơn những mô hình khác: Điều này có được là khi bạn không sở hữu nhà kho, không phải lo những rủi ro liên quan tới việc hàng hóa ế ẩm bị tồn kho mốc meo ở bến bãi. Việc luân chuyển hàng hóa đã có đối tác lo.
- Phí setup Doanh nghiệp không đáng kể: Ở mô hình kinh doanh truyền thống, bạn phải khá nhiều chi phí để setup doanh nghiệp như: phí đầu tư nguyên vật liệu, phí thuê nhà kho bến bãi, chi phí sản xuất, chi phí điện nước,…Với Dropshipping sẽ giúp bạn loại bỏ tất cả những chi phí sản xuất đó. Bạn chỉ cần bỏ tiền để mua Domain, web Hosting, ứng dụng hỗ trợ xây dựng web, phí cho bên xây dựng trang web,…
- Loại bỏ đáng kể các loại chi phí cố định: Những chi phí chúng tôi liệt kê ở trên sẽ là vấn đề nan giải hàng tháng của Doanh nghiệp chứ không dừng lại ở thời điểm mới thành lập. Với mô hình Dropshipping, bạn như được “quẳng gánh lo” về các khoản tiền ra tiền vào liên quan tới các loại chi phí sản xuất.
- Hàng hóa nào bạn cũng có thể bán được: Với Dropshipping, bất kỳ hàng hóa nào bạn cũng có thể bán được, chỉ cần tìm nhà sản xuất chất lượng
- Loại bỏ các rủi ro liên quan tới quá trình giao hàng: Khi kinh doanh theo mô hình Dropshipping, bạn sẽ không cần phải lo lắng tới việc hàng hóa mình vận chuyển tới khách có bị hỏng hóc, rơi vỡ. Nếu chẳng may bị thất lạc, trách nhiệm tìm lại đơn hàng thuộc về Nhà sản xuất.
- Có đủ thời gian & nguồn lực để phát triển Doanh nghiệp: Những chi phí bạn không phải bỏ ra cho việc đầu tư nhà xưởng có thể được sử dụng cho việc phát triển và mở rộng mạng lưới kinh doanh của Doanh nghiệp. Nếu yếu kém ở điểm nào, bạn hoàn toàn có thể dùng nguồn tiền có sẵn để chiêu mộ nhân tài.
Những nhược điểm của Dropshipping
- Đối thủ cạnh tranh lớn: Do việc gia nhập thị trường dễ dàng nên bạn có thể sẽ phải đối mặt với lượng lớn các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Đồng nghĩa với việc, cuộc chiến tranh giành nhà sản xuất chất lượng có thể sẽ rất cam go và khốc liệt.
- Lợi nhuận thu về thấp hơn: Khi các nhà sản xuất đã gánh hết toàn bộ trách nhiệm liên quan đến việc sản xuất và giao hàng, họ sẽ yêu cầu bạn chia khoản phần trăm hoa hồng cao hơn so với bình thường. Lợi nhuận thu về trên một đầu sản phẩm bán ra cũng sẽ ít hơn.
- Khó kiểm soát vấn đề thương hiệu: Đối với các Doanh nghiệp Dropshipping, thương hiệu luôn là vấn đề nan giải. Khách hàng có thể không hài lòng với DN về chất lượng sản phẩm hoặc đơn giản là do Shipper giao hàng quá chậm. Làm sao để có thể kiểm soát những vấn đề trên nếu như bạn không thực sự là nhà sản xuất & đơn vị giao hàng?
- Phải chịu trách nhiệm với khách hàng: Khách hàng thường quy hết trách nhiệm các lỗi liên quan đến hàng hóa hay vận chuyển về bạn. Tất nhiên, trên thực tế đây là lỗi hoàn toàn thuộc về nhà sản xuất và bạn có thể yêu cầu họ thay bạn chịu trách nhiệm 100% nhưng hình ảnh Doanh nghiệp đã bị “vấy bẩn”. Đó là lý do vì sao khâu lựa chọn nhà sản xuất trong mô hình Dropshipping là quan trọng nhất đối với các Doanh nghiệp.
- Các vấn đề phát sinh khác: Các Doanh nghiệp Dropshipping sẽ phải đối mặt với những vấn đề mà.các Doanh nghiệp truyền thống không bao giờ phải đối mặt như: đối tác sản xuất khác nhau sẽ yêu cầu mức phí dịch vụ khác nhau, chi phí vận chuyển hàng hóa cũng sẽ phức tạp và đắt đỏ hơn so với bình thường, việc không kiểm soát kho bãi có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn đối với DN,…
Đối tượng Doanh nghiệp nào nên & không nên chọn mô hình Dropshipping?
Những Doanh nghiệp phù hợp với mô hình kinh doanh Dropshipping
- Các Doanh nghiệp startup khởi nghiệp, mới gia nhập vào thị trường bán lẻ
- Các Doanh nghiệp không có nhiều vốn đầu tư nhưng muốn gia nhập vào thị trường Thương mại điện tử (TMĐT)
- Các Doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm và muốn thử sức với mô hình kinh doanh Dropshipping hoàn toàn mới.
Những Doanh nghiệp không phù hợp với mô hình kinh doanh Dropshipping
- Các Doanh nghiệp kinh doanh muốn có lợi nhuận cao hơn hiện tại
- Các Doanh nghiệp lấy “Thương Hiệu” làm trọng tâm của sự phát triển
- Các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất (nếu các Doanh nghiệp này tham gia vào thị trường Dropshipping, khả năng họ sẽ phải cạnh tranh với chính đối tác của mình).
Trên đây là những nội dung chia sẻ về Dropshipping là gì; Ưu, nhược điểm của Dropshipping, Ratraco Solutions vừa cập nhật đầy đủ, chi tiết, kèm theo đó là cách thức hoạt động của mô hình kinh doanh mới mẻ nhiều tiềm năng. Vậy nếu các Doanh nghiệp nào mới gia nhập vào thị trường bán lẻ, gia nhập vào lĩnh vực Thương mại điện tử (TMĐT), các Doanh nghiệp lâu năm muốn thử sức với mô hình mới đều có thể tham khảo, nghiên cứu trước để áp dụng một cách hiệu quả đúng đắn.
Theo đó, nếu kế hoạch kinh doanh của Doanh nghiệp bạn được xây dựng một cách kỹ lưỡng và cẩn thận thì hoàn toàn có thể giải quyết nhanh chóng, hiệu quả những hạn chế của mô hình kinh doanh này và xây dựng một Đơn vị kinh doanh Dropshipping thành công. Liên hệ với RatracoSolutions Logistics theo hotline bên dưới nếu bạn cần thuê Dịch vụ vận tải hàng hóa giá tốt hay cần tư vấn thêm về Drop ship,…và các vấn đề liên quan khác.
Thông tin liên hệ Ratraco Solutions
Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM
Hotline: 0965 131 131
Email: toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131
Trụ sở TPHCM:
- Địa chỉ: 21bis Hậu Giang, P.4, Q.Tân Bình, TPHCM
- Điện thoại : 0909 876 247 - 0901 411 247
Bình Dương:
- Địa chỉ: Ga Sóng Thần
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0909 876 247
Đồng Nai:
- Địa chỉ: Ga Trảng Bom
- Điện thoại : 0938 790 247 - 0909 876 247
Bình Định:
- Địa chỉ: Ga Diêu Trì
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0938 790 247
Đà Nẵng:
- Địa chỉ: Ga Đà Nẵng
- Điện thoại : 0909 199 247 - 0906 354 247
Nghệ An:
- Địa chỉ: Ga Vinh, Nghệ An
- Điện thoại : 0901 100 247 - 0902 486 247
Hà Nội:
- Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247
Trung Quốc:
- Địa chỉ: Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
- Điện thoại : 0909 949 247