ETD là gì? ETD là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay

ETD là thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics. Trên chứng từ ETD thể hiện mốc thời gian rất quan trọng mà các Doanh nghiệp cần chú ý. Các yếu tố ảnh hưởng đến ETD bao gồm loại phương tiện vận chuyển (máy bay, tàu thủy, xe,…), điều kiện thời tiết tốt hay xấu; khối lượng hàng hóa vận chuyển; loại hàng hóa vận chuyển.

Ratraco Solutions chia sẻ đến quý bạn đọc những kiến thức đầy đủ chi tiết nhất về khái niệm ETD là gì trong xuất nhập khẩu, ETD là viết tắt của từ gì, ETD là gì với vai trò thực tế trong lĩnh vực Logistics, có gì khác so với ETA, có hay không các biện pháp giải quyết rủi ro?…Tham khảo, tìm đọc bài tổng hợp tin tức dưới đây để có câu trả lời chuẩn xác nhất nhé.

Khái niệm về ETD

ETD là gì? ETD là viết tắt của từ gì? ETD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Estimated time of Departure là ngày giờ khởi hành dự kiến của lô hàng. Thời gian này sẽ được căn cứ dựa trên thông tin hành trình của phương tiện vận chuyển, do người vận chuyển cung cấp dựa trên nhiều yếu tố như: tốc độ phương tiện, thời tiết, hành trình trước đó của phương tiện vận chuyển,…Nhờ có ETD, Đơn vị giao nhận Forwarder đầu nhập hoặc khách hàng có thể theo dõi tình trạng của lô hàng chính xác hơn và có thể kiểm soát được thời gian vận chuyển của đơn hàng, đảm bảo tiến độ giao hàng.

ETD là gì? ETD là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay
ETD là ngày giờ khởi hành dự kiến của lô hàng XNK nào đó, dựa vào đây Forwarder có thể theo dõi tình trạng, tiến độ vận chuyển và giao hàng.

Thông thường, ETD sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Phương tiện vận chuyển hàng hóa: Các loại phương tiện vận tải có tốc độ di chuyển khác nhau như máy bay, tàu hỏa, xe lửa, tàu biển, sà lan, xe tải,…;
  • Khối lượng và kích thước hàng hóa: Khối lượng và kích thước ảnh hưởng khá lớn đến tốc độ di chuyển của phương tiện, ví dụ hàng vừa cồng kềnh vừa nặng thì xe tải sẽ phải đi chậm hơn so với các mặt hàng khác;
  • Thuộc tính của hàng hóa: Các hàng hóa có nguy cơ hư hỏng thì thời gian vận chuyển sẽ ngắn hơn. Mặt khác, các loại mặt hàng dễ vỡ sẽ phải di chuyển chậm để tránh rơi vỡ;
  • Điều kiện thời tiết: Thời tiết ảnh hưởng khá lớn đến ETD chẳng hạn như bão, thời tiết xấu sẽ khiến tàu ra khơi muộn hơn so với dự kiến.
Xem thêm  Top 13 công ty vận tải biển TO - Uy Tín nhất 2024

>>> Xem thêm: LTL là gì?

Tìm hiểu ETD là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

Muốn biết ETD là gì trong xuất nhập khẩu thì cần phải tìm hiểu kĩ hơn và so sánh về thời gian dự kiến khởi hành ETD với thời gian dự kiến đến ETA. Cụ thể như sau:

So sánh ETD và ETA?

Phần này sẽ chia sẻ về nội dung liên quan đến ETA và ETD. Để có thể phân biệt và nhận biết đúng hơn 2 vấn đề này trong ngành:

Sự nhầm lẫn thường gặp ở ETD và ETA:

Hai thuật ngữ này bị hiểu sai, bị nhầm trong xuất nhập khẩu là ATD và ATA:

  • ATD: Actual time of Departure – Thời gian được khởi hành thực tế.
  • ATA :Actual time of Arrival – Thời gian sẽ đến thực tế.

Vì thời gian khởi hành dự kiến, thời gian dự kiến cập bến không chính xác, không được hiểu đúng và rõ ràng nên ETA và ETD bị nhầm lẫn thành ATD và ATA. Do đó, khi làm việc và giao tiếp thỏa thuận với khách hàng phải làm rõ mọi thứ và nhấn mạnh ý nghĩa. Để tránh gây nên các hiểu lầm, sự cố không nên có khi làm việc với khách.

ETD là gì? ETD là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay
ETA và ETD (Estimated Time of Delivery) khác nhau dù có thể thấy nét tương đồng trong khái niệm nên các bên liên quan cần nắm rõ.

Điểm giống và khác nhau:

* Về sự giống nhau:

Những điểm giống nhau của 2 vấn đề này trong Logistics đều là xác định thời gian dự kiến nên nhiều khi thời gian không chính xác so với thực tế. Hơn nữa là nó giống nhau đều bị tác động về vận chuyển, thời tiết, hàng hoá. Bên cạnh những điểm giống sẽ có những khác biệt trong Logistics.

* Về sự khác nhau:

  • ETA – Estimated Time of Arrival: Xác định thời gian dự kiến của một lô hàng. Thời gian này sẽ được tính theo các dữ liệu, thông tin của cực hành trình.
  • ETD – Estimated/Expected Time of Departure: Xác định về thời gian tàu hoặc hàng được cập bến cảng. Thời gian này sẽ bị phụ thuộc bởi nhiều yếu tố như phương tiện vận chuyển, thời tiết…
Xem thêm  CO Form AK là gì? Công dụng và điều kiện sử dụng thế nào?

Ví dụ: Trường hợp xe tải giao hàng đến một tòa nhà cao tầng lúc một giờ chiều, đây là ETA. Tuy nhiên, các gói hàng có thể không được vận chuyển đến các tầng hay khách hàng cho tới một giờ rưỡi chiều, đây là ETD (Estimated Time of Delivery).

Vai trò chính của ETD và ETA trong Logistics

Các vai trò chính của ETD và ETA trong lĩnh vực Logistics như sau:

  • Đảm bảo giao hàng đúng hẹn, giúp các Nhà sản xuất tránh tình trạng ngừng dây chuyền sản xuất/hết hàng;
  • Giúp các chính quyền cảng điều hành lưu thông giao thông hiệu quả, giảm ùn tắc, cải thiện độ an toàn và phân bổ nguồn lực tốt hơn;
  • Duy trì độ uy tín trong dịch vụ đối với các Doanh nghiệp hay Công ty giao hàng;
  • Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường nhờ việc trì trệ giao thông được cải thiện.

Các biện pháp giải quyết rủi ro ETD là gì?

Sau khi tìm hiểu ETD là gì và các yếu tố ảnh hưởng như trên thì chúng ta cần làm gì để có thể giải quyết vấn đề này? Bởi nếu biết cách khắc phục sẽ thuận lợi và hạn chế được những vấn đề, rủi ro đáng kể. Cụ thể:

  • Phải nắm bắt được tin tức mỗi ngày để kịp đưa ra các cách giải quyết;
  • Cần quan tâm đến các vấn đề của phương tiện vận chuyển;
  • Số chuyến vận hành, thời gian cũng như vấn đề phương tiện hay gặp;
  • Quan tâm đến tin tức ở các Website.

>>> Xem thêm: C/O Form E là gì?

Có thể yêu cầu bồi thường khi hàng hóa khởi hành muộn không?

Khi người gửi hàng đặt hàng trên tàu viễn, người vận chuyển hàng hóa có trách nhiệm nhận hàng trên tàu được nêu trong xác nhận đặt chỗ. Xác nhận đặt chỗ cũng sẽ hiển thị ETD của tàu và trong một số trường hợp, ETA cũng được hiển thị. Trong trường hợp hàng hóa bị lỡ chuyến ra khơi không phải do lỗi của người gửi hàng thì người vận chuyển phải đưa hàng hóa vào một tàu thay thế chậm nhất là ba ngày kể từ ngày đặt chỗ ban đầu. Nếu vượt quá 3 ngày thì trong hầu hết các trường hợp, người gửi hàng có thể yêu cầu hãng vận tải bồi thường cho những ngày sau 3 ngày bị vượt quá.

Xem thêm  [Giải đáp] Gửi hàng bằng máy bay giá bao nhiêu? Có đắt không?

Bạn chỉ có thể yêu cầu bồi thường trong trường hợp vận chuyển theo hãng vận tải. Nó cũng phải đáp ứng các điều kiện nhất định như thanh toán đủ từ người gửi hàng hoặc khách hàng của họ cho người vận chuyển đường biển,…Người gửi hàng phải yêu cầu bồi thường trong một số ngày nhất định theo thỏa thuận với người vận chuyển đường biển, ngoại trừ bất kỳ trường hợp bất khả kháng hoặc sự chậm trễ nào từ bến cảng. Tuy nhiên, các điều khoản có thể khác nhau giữa các Hãng vận chuyển và Người gửi hàng phải xác nhận điều này trong thỏa thuận với Hãng vận tải biển.

ETD là gì? ETD là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay
Việc có được yêu cầu bồi thường nếu hàng hóa khởi hành muộn so với thời gian dự kiến hay không còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Và một trong những công việc cần làm là cập nhật thường xuyên thông tin hành trình của phương tiện như: tên phương tiện vận chuyển, số hiệu chuyến, hành trình phương tiện, lịch trình bến. Thông tin có thể được lấy thông qua trang Web của hãng tàu, trang Web của cảng hoặc một số trang Web cũng có thể cho bạn tra cứu vị trí chính xác của tàu trong vòng 24 giờ bằng vệ tinh,…

RatracoSolutions Logistics đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết và phân biệt thời gian dự kiến đến ETA và thời gian khởi hành dự kiến ETD là gì, ETD là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa, ETD là viết tắt của từ gì. Hy vọng qua đây, Quý Doanh nghiệp đã hiểu rõ và sẽ áp dụng một cách hiệu quả cho công việc của mình. Hãy tiếp tục theo dõi những tin bài chia sẻ kiến thức hữu ích về vận tải hàng hóa, các thuật ngữ thông dụng trong lĩnh vực Logistics,…để có thêm nhiều kinh nghiệm giúp kế hoạch chuyển gửi, thông quan hàng hóa được nhanh chóng thuận lợi hơn nhé!

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ