Hiệp định RCEP là gì? RCEP tác động gì tới kinh tế Việt Nam?

Hiệp định RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực) đóng vai trò và có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế Việt Nam. Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam có thể là một trong các quốc gia nhận nhiều lợi ích từ RCEP khi có các mặt hàng thế mạnh như nông, thủy hải sản đáp ứng nhu cầu hầu hết cho mọi thành viên tham gia. Để hiểu thêm về Hiệp định RCEP là gì, RCEP tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam, RCEP khác biệt ra sao với TPP, hãy tham khảo bài chia sẻ thông tin đầy đủ, cụ thể nhất dưới đây của Ratraco Solutions nhé.

Hiệp định RCEP là gì?

RCEP là gì? Hiệp định RCEP – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt là RCEP. Hiệp định RCEP hay còn gọi là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, là một Hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia thành viên của ASEAN với 6 đối tác đã có FTA với ASEAN, bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013. (Theo Association of Southeast Asian Nations – ASEAN)

Theo hiệp định này thời gian cụ thể vào 08/2012, theo đó tại hiệp định có 16 Bộ trưởng Kinh tế các nước RCEP đã công bố bản Hướng dẫn Quy tắc và Mục tiêu đàm phán của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với sự tham gia của 10 nước thành viên ASEAN (Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam), và 06 đối tác FTA của ASEAN (Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và New Zealand)

Nội dung hiệp định RCEP bao gồm: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế – kĩ thuật, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp, thương mại điện tử, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các vấn đề khác. Bên cạnh thực hiện nội dung với mục tiêu đàm phán của hiệp định RCEP cụ thể là sẽ đạt được một thỏa thuận hợp tác kinh tế tân tiến, toàn diện, có chất lượng cao và đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Vòng đàm phán RCEP chính thức được bắt đầu vào đầu năm 2013.

Hiệp định RCEP được khởi động đàm phán vào năm 2013, cho đến nay đã có 25 phiên đàm phán chính thức. Trong cuộc đàm phán vào tháng 11/2018, các nhà Lãnh đạo Cấp cao cho rằng cuộc đàm phán RCEP năm 2018 đã đạt được tiến bộ đáng kể, hướng tới giai đoạn đàm phán cuối cùng, các bên tiếp tục quá trình đàm phán để kết thúc đàm phán trong năm 2019 với một Hiệp định RCEP tiến bộ, toàn diện, chất lượng cao và mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.

Hiệp định RCEP là gì? RCEP tác động gì tới kinh tế Việt Nam?
RCEP là Hiệp định thương mại tự do giữa các nước ASEAN với 6 đối tác đã có FTA với ASEAN gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế – kĩ thuật, sở hữu trí tuệ,…và nhiều vấn đề khác.

Về mức độ kì vọng, Hiệp định RCEP được cho là sẽ có mức độ cam kết sâu rộng hơn với những tiến bộ đáng kể hơn so với các FTA ASEAN+ hiện hành, trong khi ghi nhận sự phát triển khác nhau của các bên tham gia. (Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm WTO VCCI).

Theo đánh giá của Trung tâm Thương mại châu Á, Trung Quốc sẽ là người hưởng lợi lớn nếu RCEP kết thúc thành công. “Nếu không phải thành viên TPP và cũng không có thỏa thuận riêng lẻ nào với Liên minh châu Âu thì đó là dấu hiệu đáng báo động. Lý do là quốc gia đó chưa thể kết nối với các đối tác thương mại lớn. Trong trường hợp này, Trung Quốc sẽ muốn đảm bảo rằng chuỗi cung ứng mà nước đó tham gia sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho mình”, ông Elms nói.

Trong một bài viết đăng trên tờ Tin tức chứng khoáng Thượng Hải vào thứ 6 tuần trước, Ông Ma Jun – Trưởng ban kinh tế Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết, Trung Quốc sẽ đánh mất 2,2% tăng trưởng GDP khi không tham gia vào TPP. Trong khi đó, nếu RCEP thành công sẽ nâng cao khả năng ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực.

Xem thêm  CO Form AK là gì? Công dụng và điều kiện sử dụng thế nào?

“TPP hay RCEP sẽ giúp Washington hay Bắc Kinh trở thành người dẫn dắt khu vực, kiến tạo nên quan hệ hợp tác kinh tế ở khu vực Đông Nam Á và Đông Á”, ông Oliver Stuenkel – giáo sư quan hệ quốc tế thuộc Tổ chức Getulio Vargas (Brazil) cho biết.

Các nước Đông Nam Á khác không tham gia TPP có thể nhận được lợi ích từ RCEP nhưng mức độ và quy mô sẽ phụ thuộc vào “chất lượng” của thỏa thuận cuối cùng. Các nước này thực sự cần đạt được kết cục tốt hơn trong RCEP để có thể duy trì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, các nhà phân tích nói.

RCEP tác động gì đến nền kinh tế Việt Nam?

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực Đông Á (RCEP) có hiệu lực vào năm 2022 với tư cách là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới. Hiệp định đã được phê chuẩn khi đối mặt với những bất ổn chính trị và thương mại quốc tế lớn và là một sự thúc đẩy đáng kể cho hệ thống thương mại toàn cầu.

Trong so sánh với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của ASEAN và ASEAN với các đối tác, Hiệp định RCEP có phạm vi cam kết rộng, mức độ tự do hóa mạnh và/hoặc có tiêu chuẩn cao hơn ở nhiều khía cạnh. Do đó, việc thực thi RCEP được dự báo sẽ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Văn kiện Hiệp định bao gồm 20 chương, 4 phụ lục, với hàng ngàn trang cam kết có nội dung và ngôn ngữ phức tạp. Việc tìm hiểu, tận dụng được cơ hội từ các cam kết này là thách thức lớn với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Việt Nam có mối quan hệ thương mại – đầu tư đặc biệt lớn với các nước thành viên ký kết RCEP. Những đối tác thuộc tốp đầu các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, các nguồn nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam đều có mặt trong khu vực này.

Từ góc độ thương mại, các nước RCEP là nguồn cung nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam, nhất là các nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị phục vụ nhiều ngành sản xuất, xuất khẩu. Đây là cơ hội để doanh nghiệp có nguồn đầu vào giá tốt, nguồn công nghệ có chất lượng để cải thiện năng lực sản xuất, cạnh tranh. Với nguồn cung nguyên liệu đầu vào lớn từ khu vực thị trường RCEP, doanh nghiệp có thể dễ dàng đáp ứng các quy tắc xuất xứ hơn để hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu trong RCEP.

Hiệp định RCEP sẽ tạo thành một thị trường với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng (chiếm khoảng 30% dân số thế giới) và GDP khoảng 26,2 nghìn tỷ USD (tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu), trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới xét về quy mô dân số. Vì vậy, Hiệp định RCEP dự kiến sẽ giúp tạo lập một thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, góp phần thúc đẩy việc thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam.

Hiệp định RCEP là gì? RCEP tác động gì tới kinh tế Việt Nam?
Hiệp định RCEP góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam, tạo ra bước tiến mới đầy triển vọng cho các hoạt động thương mại, đầu tư, mang lại nhiều nguồn lợi lớn cho nhiều Doanh nghiệp trong nước,…

Bên cạnh đem đến nhiều cơ hội lớn, RCEP là một hiệp định mới cũng mang tới những thách thức đối với doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam. Ngành sản xuất trong nước sẽ phải đối mặt với một thách thức lớn nhất là hàng hóa từ các nước khác có thể đưa vào Việt Nam với mức thuế suất thấp hơn. Do đó doanh nghiệp sẽ phải thay đổi nhanh hơn và đầy đủ hơn chứ không phải với một tầm nhìn ngắn hạn như trước đó để phát triển bền vững.

Xem thêm  Mã loại hình xuất nhập khẩu là gì? Gồm bao nhiêu loại?

Theo đánh giá của ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Kinh tế tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), RCEP đi vào thực thi từ đầu năm 2022 có thể giúp gia tăng xuất khẩu và thu nhập quốc gia, nhờ các tác động tạo thương mại, chứ không chỉ là chuyển hướng thương mại, gia tăng đầu vào có chất lượng cho tiêu dùng và sản xuất xuất khẩu, giúp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, để ứng phó với các rào cản, quy định mới trong RCEP, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực xuất khẩu (đặc biệt là khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, SPS khó khăn hơn).

Ngày 19/4, Bộ Thông tin và Truyền thông – cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Thông tin Tuyên truyền ASEAN – tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền ASEAN với chủ đề “Tác động của Hiệp định RCEP đối với nền kinh tế Việt Nam và những điều doanh nghiệp cần biết”. Hội nghị nhằm cung cấp thông tin cho phóng viên, biên tập viên chuyên trách thuộc các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường tuyên truyền về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và các chính sách mới nhất của Việt Nam để thực hiện RCEP đến cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực là Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN (trong đó có Việt Nam) và 5 đối tác kinh tế ngoài ASEAN là: Australia, Hàn Quốc, New Zealand, Nhật Bản và Trung Quốc, được ký kết vào ngày 15/11/2020.

Tại Hội nghị, các phóng viên, biên tập viên đã được nghe các nội dung: Hiệp định RCEP – những nội dung cơ bản doanh nghiệp cần biết; dự báo một số tác động của Hiệp định RCEP đối với nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam; quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP (Thông tư 05/2022/TT-BCT ngày 18/2/2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 4/4/2022); một số nội dung về thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, dịch vụ tài chính và thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP…do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trình bày.

>>Xem thêm: ACFTA là gì?

Hiệp định RCEP có gì khác so với TPP?

Khi đã hiểu rõ Hiệp định RCEP là gì thì việc xác định sự khác biệt giữa nó với TPP là thực sự cần thiết. RCEP được dự đoán là một hiệp định thế kỷ, quy định các hoạt động thương mại của toàn vùng ASEAN. Ngoài điểm chung là có sự cam kết mở rộng và cam kết tự do hóa sâu hơn trong thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, 2 Hiệp định này có nhiều khác biệt dễ nhận thấy. Cụ thể như:

Quy mô

RCEP (Hiệp định đối tác toàn diện khu vực) là một hiệp định thương mại tự do chất lượng cao hướng tới mục tiêu hình thành quan hệ đối tác toàn diện giữa khối ASEAN với 6 đối tác, gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, và Ấn Độ, còn được gọi là ASEAN + 6. Còn TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản.

Các nước thành viên TPP chiếm 32% GDP của thế giới và 26% thương mại toàn cầu trong khi các nước RCEP chiếm 24% GDP thế giới và 28% thương mại toàn cầu. Động lực chính của TPP là Mỹ và TPP không có sự tham gia của Trung Quốc. Còn RCEP do ASEAN lãnh đạo và được Trung Quốc hỗ trợ tích cực, không bao gồm Mỹ.

Thời hạn hoàn tất

Thời hạn ban đầu để hoàn tất TPP là cuối năm 2013 đã trôi qua và chính quyền Tổng thống Obama đã đưa ra một cam kết mới đạt được hiệp định này vào cuối năm nay. Thời hạn quy định kết thúc đàm phán RCEP là vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, quá trình đàm phán RCEP vẫn đang tiếp tục và dự định sẽ kết thúc vào giữa năm 2017.

Xem thêm  5 lưu ý trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa mà bạn nên biết
Hiệp định RCEP là gì? RCEP tác động gì tới kinh tế Việt Nam?
Ngoài điểm chung giống nhau, giữa RCEP với TPP cũng có một số quy chuẩn khác biệt về quy mô, thời hạn hoàn tất cũng như mục đích hoạt động nên các nước thành viên tham gia cần nắm rõ và hiểu đúng.

Mục đích

Hiệp định TPP vượt qua giới hạn của sự tự do hóa hàng hóa và dịch vụ, nhấn mạnh vào các mảng quan trọng đối với các nước phát triển, chẳng hạn như những điều kiện kinh doanh, các tiêu chuẩn, quy định và bảo vệ sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, Hiệp định RCEP chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ. Điều này không có nghĩa là RCEP không chứa nhiều tham vọng.

Cụ thể, RCEP bắt đầu sớm hơn trên một số phương diện, chủ yếu là về quy tắc hoạt động và không có sự phân biệt đối xử nhằm tạo thuận lợi hóa thương mại trong khuyến khích hợp tác khu vực. Ngược lại, TPP hướng tới đề ra những tiêu chuẩn của “nước phát triển” mà các nước muốn tham gia hiệp định cần phải đáp ứng, ví dụ tự do hóa 100% thương mại hàng hóa với phạm vi áp dụng toàn diện, bao gồm dịch vụ và đầu tư (tương tự như nguyên tắc và mục tiêu chỉ đạo đàm phán của RCEP), mà cả quyền sở hữu trí tuệ, môi trường và lao động.

Tự do hóa thương mại toàn khu vực trong lĩnh vực dịch vụ sẽ hưởng lợi từ tự do hóa hàng hóa dù không có tự do hóa dịch vụ riêng vì luôn có một tỷ lệ lớn dịch vụ luôn trong hàng hóa giao thương qua biên giới, được thể hiện qua số liệu giá trị gia tăng gần đây cho thấy đã đạt mức cao hơn nhiều so với quan niệm trước đây, dựa trên thống kê thương mại thông thường.

Bảng thống kê chi tiết các điểm giống và khác nhau giữa Hiệp định RCEP với TPP:

RCEP TPP
Đặc điểm chung:

  • Cam kết tự do hóa sâu hơn trong thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư
  • Cam kết mở rộng
Khởi động từ năm 2013 và kết thúc vào năm 2015 Khởi động từ năm 2010 và có thể kết thúc vào 6 tháng đầu 2015
ASEAN là động lực/hạt nhân thúc đẩy Đứng đầu là Hoa Kỳ
Nhằm mục đích hình thành một hiệp định sâu sắc hơn các FTAs ASEAN + 1 và hỗ trợ hợp tác vì sự phát triển công bằng Hướng tới thành lập một hiệp định FTA thế kỷ 21 giải quyết những vấn đề mới (tiêu chuẩn lao động và môi trường, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, quyền sở hữu trí tuệ,…)
Không phải là “gói cam kết tổng thể” (Lớp 1: thương mại hàng hóa; Lớp 2: thương mại dịch vụ và đầu tư; Lớp 3: di chuyển thể nhân, cạnh tranh, quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm Chính phủ) Phải là “tiếp cận trọn gói”

Với những kiến thức đầy đủ bàn về định nghĩa Hiệp định RCEP là gì cũng như tác động của RCEP (Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực Đông Á) đối với nền kinh tế nước nhà mà Ratraco Solutions đã kịp thời cập nhật trên đây, hi vọng sẽ cần thiết đối với các cá nhân, tổ chức, Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu,…Nhìn chung, RCEP cũng góp phần mang lại nhiều lợi ích cho các thành viên tham gia, trong đó có Việt Nam nhưng cũng đặt ra không ít thách thức lớn, đòi hỏi các Doanh nghiệp và nền kinh tế nước nhà phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Hãy tiếp tục theo dõi và đồng hành cùng trang tin tức, chia sẻ của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin quan trọng nhằm phục vụ hiệu quả cho công việc của đơn vị mình nhé!

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ