Force Majeure là gì trong xuất nhập khẩu? Cùng khám phá

Force Majeure thường được ghi chú cẩn thận trong các Hợp đồng xuất nhập khẩu. Vậy, Force Majeure thực chất là gì? Hãy cùng Ratraco Solutions chúng tôi tìm hiểu xem Force Majeure là gì trong xuất nhập khẩu? Đặc trưng của Force Majeure là gì? Có các phương pháp xây dựng điều khoản Force Majeure nào?,…cùng vài ví dụ minh họa các tranh chấp về Sự kiện bất khả kháng Force Majeure để các bên dễ hình dung.

Force Majeure là gì?

Force Majeure là gì trong xuất nhập khẩu? Force Majeure hay Force Majeure Clause là điều khoản được đưa vào hợp đồng để loại bỏ trách nhiệm pháp lý đối với những thảm họa không lường trước và không thể tránh khỏi làm gián đoạn tiến trình dự kiến ​​của các sự kiện và ngăn cản các bên tham gia thực hiện nghĩa vụ.

Force Majeure là gì trong xuất nhập khẩu? Cùng khám phá
Force Majeure là những trường hợp Bất khả kháng làm ảnh hưởng đến Hợp đồng vận chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa.

Các điều khoản này gồm thảm họa thiên nhiên như bão, lốc xoáy và động đất, các hành động của con người như xung đột vũ trang và bệnh tật do con người gây ra.

Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng

Trường hợp Bất khả kháng Force Majeure là gì trong xuất nhập khẩu? Đơn vị vận chuyển container lạnh, vận chuyển container khô Ratraco Solutions chúng tôi đã tổng hợp được các trường hợp sau:

Trường hợp Bất khả kháng: Trường hợp nhẹ

Một hợp đồng cân bằng sẽ yêu cầu một bên bị ảnh hưởng phải thông báo cho bên kia về sự kiện bất khả kháng càng sớm càng tốt. Ngay khi biết sự kiện bất khả kháng sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng phải thông báo cho bên kia về thời lượng dự kiến, chi tiết cụ thể của sự kiện, các bước đang thực hiện để giảm thiểu tác động của sự kiện.

Xem thêm  Tờ khai mậu dịch, tờ khai nhánh là gì? Có tác dụng gì?

Trường hợp Bất khả kháng: Nghĩa vụ

Có thể đưa vào điều khoản yêu cầu các bên tiếp tục thực hiện nghĩa vụ không bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng. Điều này đảm bảo rằng, một sự kiện làm gián đoạn một phần không thiết yếu của hợp đồng sẽ không làm hỏng toàn bộ thỏa thuận.

Trường hợp Bất khả kháng: Giảm nhẹ

Nếu bên kia có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng có thể chọn đưa vào nghĩa vụ cho bên bị ảnh hưởng để giảm tác động của sự kiện.

Trường hợp Bất khả kháng: Đình chỉ hoặc chấm dứt

Điều khoản bất khả kháng chỉ nên tạm dừng việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian mà sự kiện đó ảnh hưởng đến việc cung cấp. Xem xét việc xảy ra sự kiện bất khả kháng có cho phép một bên hoặc cả hai bên chấm dứt hợp đồng hay không.

Trường hợp Bất khả kháng: Sự can thiệp của bên thứ ba

Bên không bị ảnh hưởng có thể thuê bên thứ ba để thực hiện các dịch vụ hoặc giao hàng nếu bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện được nữa do sự kiện bất khả kháng.

Điều khoản bất khả kháng được xây dựng trên phương pháp nào? Có đặc trưng gì?

Muốn biết điều khoản bất khả kháng Force Majeure được xây dựng dựa trên phương pháp nào và có đặc trưng gì, cùng Ratraco cập nhật nội dung sau:

Phương pháp xây dựng điều khoản bất khả kháng

Có thể chọn một trong ba phương pháp xây dựng điều khoản bất khả kháng sau:

  • Phương pháp liệt kê:

Khi sử dụng phương pháp này các bên phải liệt kê các trường hợp được xem là Sự kiện bất khả kháng. Việc giúp xác định các trường hợp bất khả kháng cụ thể, rõ ràng nhưng dẫn đến việc liệt kê thiếu các trường hợp được xác định là Bất khả kháng.

  • Phương pháp định nghĩa:
Xem thêm  Làm gì khi có nhu cầu thuê tàu chở hàng rời từ Nam ra Bắc?

Khi sử dụng phương pháp này các bên phải đưa ra một khái niệm về sự kiện bất khả kháng. Ưu điểm của phương pháp này là mang tính khái quát, tránh bỏ sót những trường hợp được xem là bất khả kháng. Song hạn chế lớn nhất là mang tính trừu tượng, khi áp dụng sẽ phát sinh tranh chấp.

  • Phương pháp tổng hợp:

Là biện pháp khá tối ưu khi xây dựng điều khoản bất khả kháng. Phương pháp này khắc phục được các nhược điểm của hai phương pháp trên và được sử dụng rộng rãi khi các bên thực hiện việc soạn thảo, giao kết hợp đồng.

Force Majeure là gì trong xuất nhập khẩu? Cùng khám phá
Để xây dựng điều khoản bất khả kháng cần có các phương pháp phù hợp dựa trên những đặc trưng cơ bản của Force Majeure.

Đặc trưng của điều khoản bất khả kháng

Đặc trưng của Force Majeure là gì trong xuất nhập khẩu? Điều khoản bất khả kháng giải quyết các vấn đề:

  • Về thời tiết, thiên nhiên như lũ lụt, bão và động đất là những sự cố phổ biến nhất trong các điều khoản bất khả kháng;
  • Các điều khoản bất khả kháng thường cho phép hủy bỏ hợp đồng nếu một quy định của Chính phủ cản trở hoặc ngăn chặn việc thực hiện hợp đồng;
  • Về lao động như đình công, bạo loạn và tranh chấp lao động;
  • Hành vi khủng bố hoặc rối loạn dân sự;
  • Bất kì nguyên nhân nào khác có thể nằm ngoài sự kiểm soát của các bên.

Ví dụ minh họa các tranh chấp về sự kiện bất khả kháng Force Majeure

Force Majeure là gì trong xuất nhập khẩu đã được giải đáp. Dưới đây là một vài ví dụ minh họa các tranh chấp về sự kiện bất khả kháng Force Majeure mà Ratraco đã thu thập được:

Ví dụ 1

Có một doanh nghiệp Logistics giao hàng trong thành phố lấy lý do công nhân nghỉ việc do Covid-19 và cho là Bất khả kháng nên không thể thực hiện hợp đồng là chưa đủ căn cứ vì phải chứng minh đã thuê một đơn vị khác làm mà vẫn không được hay chưa.

Xem thêm  Tìm hiểu cước phí vận tải hàng hóa nội địa hiện nay

Ví dụ 3

Hai Công ty ký kết hợp đồng hàng đổi hàng. Theo đó, Công ty Thái Lan chở đường đến Việt Nam để nhận gạo từ Công ty Việt Nam.

Theo hợp đồng, Việt Nam phải xin giấy phép xuất khẩu gạo và nhập khẩu đường; Thái Lan phải xin giấy phép nhập khẩu gạo. Tuy chưa xin được giấy phép xuất gạo, nhập đường nhưng Việt Nam vẫn đề nghị phía Thái Lan thuê tàu biển chở đường sang để lấy gạo về và họ đã thuê tàu để chở đường từ cảng Bankok của Thái Lan.

Tàu đến cảng và chờ khá lâu nhưng Thái Lan thông báo với người vận chuyển là không thu xếp được giấy phép nhập khẩu đường và coi đây là sự kiện bất khả kháng nên được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển.

Người vận chuyển đã đúng khi cho rằng, trường hợp này là Bất khả kháng nhưng chỉ với hợp đồng đổi hàng giữa Thái Lan và Việt Nam, không là sự kiện bất khả kháng đối với hợp đồng vận chuyển đường giữa Thái Lan và người vận chuyển vì Thái Lan có thể “lường trước được” khả năng Việt Nam không xin được giấy phép nhập khẩu đường bằng cách yêu cầu Việt Nam cung cấp giấy phép này trước khi thuê tàu vận chuyển.

Force Majeure là gì trong xuất nhập khẩu? Cùng khám phá
Muốn hiểu rõ về Force Majeure cần có một vài ví dụ thực tế liên quan tới các tranh chấp về sự kiện bất khả kháng.

Ví dụ 3

Một Doanh nghiệp Việt Nam bán gạo cho Indonesia. Tàu biển do người mua thuê đang trên đường đến Hải Phòng để nhận hàng thì người bán cho biết để đảm bảo an ninh lương thực do Covid-19, Thủ tướng Việt Nam đã quyết định dừng xuất khẩu gạo từ ngày 24/3/2020 nên không thể giao hàng cho tàu và đây được coi là sự kiện bất khả kháng.

Người mua cho rằng, người bán phải chịu một phần thiệt hại do tàu sắp đến cảng. Quan điểm của người bán là người mua phải chịu toàn bộ thiệt hai vì không có hàng cho tàu do bất khả kháng là đúng.

Ratraco Solutions đã làm rõ Force Majeure là gì trong xuất nhập khẩu và đặc trưng, phương pháp xây dựng điều khoản Force Majeure kèm ví dụ về các trường hợp bất khả kháng cho các bên đang tham gia vào lĩnh vực XNK nắm rõ. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và tiếp tục đồng hành cùng trang tin Ratraco để cập nhật nhiều kiến thức chuyên ngành logistics – xuất nhập khẩu khác nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ