Freight Consolidation được biết đến như một công cụ hữu ích cho người gửi hàng, người vận chuyển, người tiêu dùng và các doanh nghiệp liên quan. Để hiểu rõ thuật ngữ Freight Consolidation là gì, có vai trò gì, quy trình thực hiện Consolidation ra sao,…hãy cùng Ratraco Solutions chúng tôi cập nhật nhanh các kiến thức cần biết về Gom hàng lẻ ngay sau đây.
Freight Consolidation là gì?
Freight Consolidation là gì? Freight Consolidation hay gom hàng lẻ LCL, là phương thức kết hợp các lô hàng nhỏ thành lô hàng lớn hơn để giảm chi phí vận chuyển, thay vì phải thuê nguyên container (FCL). Đây là giải pháp lý tưởng khi bạn có những lô hàng nhỏ cần vận chuyển.

Các Công ty vận tải (Freight Forwarder) chịu trách nhiệm gom hàng và với những tuyến đường có nhiều lô hàng xuất nhập khẩu cùng một khu vực, chi phí vận chuyển sẽ được tối ưu hóa, giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn.
Vai trò, ưu điểm khi sử dụng Freight Consolidation
Ưu điểm của Freight Consolidation là gì? Sử dụng Freight Consolidation, bạn sẽ nhận thấy nhiều ưu điểm:
Freight Consolidation giúp tối ưu không gian lưu trữ
Dịch vụ này còn giúp tối ưu hóa không gian lưu trữ trong quá trình vận chuyển. Thay vì phải lưu trữ từng lô hàng riêng lẻ, doanh nghiệp có thể kết hợp các lô hàng lại với nhau và vận chuyển cùng một lúc. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng hiệu suất và sự linh hoạt trong quản lý hàng hóa.
Freight Consolidation giúp tiết kiệm chi phí vận tải
Dịch vụ Freight Consolidation giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp bằng cách kết hợp nhiều lô hàng từ các nguồn khác nhau vào một chuyến vận chuyển duy nhất.
Thay vì phải sử dụng nhiều phương tiện và thực hiện nhiều chuyến vận chuyển riêng lẻ, việc tập trung hàng hóa vào một chuyến vận chuyển có thể giúp giảm chi phí vận chuyển, chi phí nhân công và chi phí bảo hiểm.
Freight Consolidation giúp giảm rủi ro trong vận tải
Với dịch vụ Freight Consolidation, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển. Khi kết hợp nhiều lô hàng vào một chuyến vận chuyển, việc quản lý và giám sát hàng hóa trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, việc sử dụng các phương tiện vận chuyển đa dạng cũng giúp giảm thiểu rủi ro về mất mát, hư hỏng hoặc trục trặc.
Freight Consolidation giúp giảm thời gian và công sức vận tải
Dịch vụ này giúp tổ chức và quản lý lô hàng trở nên dễ dàng hơn. Các lô hàng có thể được kết hợp và vận chuyển cùng nhau, thay vì phải xử lý từng lô riêng.
Điều này giúp giảm thiểu thời gian và công sức cần thiết để xử lý và vận chuyển hàng hóa. Nhân viên vận chuyển cũng có thể tập trung vào các hoạt động quan trọng khác như kiểm tra và đảm bảo chất lượng hàng hóa.

Freight Consolidation giúp tối ưu hóa sử dụng các loại phương tiện vận tải
Dịch vụ này còn giúp tối ưu hóa việc sử dụng các loại phương tiện vận chuyển. Thông qua việc phân loại hàng hóa và chọn phương tiện phù hợp, dịch vụ này giúp giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả vận tải.
Freight Consolidation đảm bảo sự linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng
Freight Consolidation đảm bảo sự linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng đối với nhu cầu vận chuyển của khách hàng. Các quy trình và hệ thống giao tiếp hiệu quả sẽ được áp dụng để đảm bảo thông tin và yêu cầu vận chuyển được truyền đạt và xử lý nhanh chính xác.
Freight Consolidation giúp sử dụng các phương tiện vận tải đa dạng
Dịch vụ Freight Consolidation cung cấp sự linh hoạt trong việc sử dụng các phương tiện vận chuyển đa dạng, bao gồm xe tải, container, tàu biển, máy bay và đường sắt. Việc sử dụng các phương tiện này giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vận chuyển của khách hàng và tối ưu hóa quy trình vận chuyển.
Các loại hình Freight Consolidation phổ biến
Các loại hình phổ biến của Freight Consolidation là gì? Về các loại hình phổ biến của Freight Consolidation, Đơn vị vận chuyển container đường sắt Ratraco Solutions ghi nhận được gồm:
Full Truckload (FTL)
Định nghĩa Full Truckload
FTL là hình thức vận chuyển một lô hàng lớn đủ để lấp đầy toàn bộ không gian của một container hoặc xe tải.
Ưu điểm Full Truckload:
- An toàn: Hàng hóa được bảo vệ tốt hơn, giảm thiểu rủi ro hư hỏng hoặc thất lạc;
- Thời gian vận chuyển nhanh: Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp đến điểm đến mà không bị dừng lại để giao hàng cho các khách hàng khác.
Nhược điểm Full Truckload:
- Yêu cầu khối lượng hàng hóa lớn: Chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có khối lượng hàng hóa lớn;
- Chi phí cao: Chi phí vận chuyển cao hơn so với LTL, đặc biệt đối với các lô hàng nhỏ.
Less than Truckload (LTL)
Định nghĩa Less than Truckload
LTL là hình thức vận chuyển hàng hóa không đủ để lấp đầy một container hoặc xe tải. Nhiều lô hàng nhỏ từ các khách hàng khác nhau sẽ được kết hợp lại để chia sẻ không gian trên cùng một phương tiện vận tải.
Ưu điểm Less than Truckload:
- Linh hoạt: Phù hợp với các doanh nghiệp có khối lượng hàng hóa nhỏ, không thường xuyên;
- Tiết kiệm chi phí: Chi phí vận chuyển được chia sẻ giữa nhiều khách hàng, giúp giảm thiểu chi phí cho mỗi đơn hàng nhỏ.
Nhược điểm Less than Truckload
- Rủi ro hư hỏng cao hơn: Hàng hóa có thể bị hư hỏng trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển nhiều lần;
- Thời gian vận chuyển lâu hơn: Do phải chờ kết hợp hàng với các lô hàng khác, thời gian vận chuyển thường lâu hơn so với FTL.
Intermodal Freight
Định nghĩa Intermodal Freight:
Intermodal Freight là hình thức vận chuyển kết hợp nhiều phương tiện vận tải khác nhau như tàu biển, xe tải, đường sắt để vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích.
Ưu điểm Intermodal Freight:
- Tiết kiệm chi phí: Tận dụng ưu điểm của từng phương tiện vận tải để tối ưu hóa chi phí;
- Linh hoạt: Phù hợp với các tuyến vận chuyển dài và phức tạp, kết hợp cả vận chuyển nội địa và quốc tế.
Nhược điểm Intermodal Freight:
- Rủi ro hư hỏng hàng hóa có thể tăng cao nếu quá trình chuyển đổi giữa các phương tiện không được thực hiện cẩn thận;
- Quá trình vận chuyển phức tạp: Yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà cung cấp dịch vụ vận tải.
Quy trình các bước thực hiện Freight Consolidation
Ratraco tóm tắt quy trình thực hiện Freight Consolidation như sau:
- Bước 1: Đơn vị gom hàng tiếp nhận lô hàng lẻ từ nhiều đơn vị gửi khác nhau tại trung tâm gom, đóng/tách hàng hóa (thường là các kho CFS);
- Bước 2: Tại đây, hàng hóa được tập hợp, phân tách, đóng thành các lô hàng nguyên, thực hiện công tác hải quan và đóng vào container;

- Bước 3: Các cont hàng được gửi đến cho các hãng vận chuyển (kèm chứng từ);
- Bước 4: Đơn vị vận tải sẽ tiến hành giao nhận hàng hóa tới địa chỉ nhận;
- Bước 5: Đơn vị gom hàng tại địa điểm nhận tiến hành làm các thủ tục, tiếp nhận lô hàng, chuyên về kho CFS. Tại đây, hàng hóa sẽ được phân tách và gửi về các địa chỉ nhận khác nhau.
Ratraco Solutions chúng tôi đã cập nhật thông tin nhằm làm rõ khái niệm Freight Consolidation là gì, ưu điểm gom hàng Consolidation, các loại hình gom hàng phổ biến cũng như quy trình thực hiện Freight Consolidation được tiến hành ra sao. Từ đây, các doanh nghiệp, chủ hàng có thể chọn phương thức Consolidation để tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả vận chuyển cho đơn vị mình thay vì chọn vận chuyển hàng đi nguyên container một chuyến.