Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật Phytosanitary Certificate là gì?

Trong quá trình xuất nhập khẩu các sản phẩm, mặt hàng nông sản và thực vật, Chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) là một trong những chứng từ rất quan trọng. Hãy cùng Ratraco Solutions tìm hiểu kỹ hơn về Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phytosanitary certificate là gì, nội dung của chứng nhận gồm những gì, quy trình xin cấp phytosanitary certificate được tiến hành thế nào đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu sau đây.

Giấy kiểm dịch thực vật Phytosanitary Certificate là gì? Mục đích xin và mặt hàng phải xin chứng nhận?

Cùng Ratraco tìm đọc nội dung bên dưới để biết Phytosanitary certificate là gì cũng như mục đích xin chứng nhận kiểm dịch này là gì sau đây:

Giấy chứng nhận Phytosanitary Certificate là gì?

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phytosanitary certificate hay Chứng thư kiểm dịch (viết tắt là P/C) là Chứng từ do Cơ quan kiểm dịch (có thể là động vật hoặc thực vật) cấp nhằm xác nhận lô hàng nông sản, thực vật đã đủ điều kiện nhập khẩu hoặc xuất khẩu hay chưa.

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật Phytosanitary Certificate là gì?
Chứng nhận kiểm dịch thực vật là chứng từ do Cơ quan kiểm dịch cấp nhằm xác nhận lô hàng đó có đủ điều kiện nhập khẩu/xuất khẩu hay chưa.

Mục đích xin Chứng nhận kiểm dịch thực vật

Với hàng nhập và xuất khẩu, mục đích xin chứng nhận kiểm dịch thực vật phytosanitary certificate để:

  • Với hàng nhập khẩu: Đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng nhập khẩu đi vào nước nhập khẩu;
  • Với hàng xuất khẩu: Là căn cứ chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.
Xem thêm  Xu hướng hoạt động Logistics tại Việt Nam và thế giới trong năm 2025

Mặt hàng phải xin chứng nhận kiểm dịch thực vật

Căn cứ điều 1,2,3 của Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Danh mục hàng hóa bắt buộc phải kiểm dịch thực vật trước khi được xuất/nhập khẩu qua Việt Nam gồm:

  • Hàng hóa được đóng gói bao bì từ gỗ hoặc pallet là gỗ, gỗ đóng gói hàng máy móc, phụ tùng,…;
  • Hàng hóa có nguồn gốc liên quan đến thực vật như gỗ, nông sản chè, gạo, cà phê, tiêu,…;
  • Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn quyết định.

Nội dung của Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

Nội dung quan trọng có trong giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phytosanitary certificate bao gồm:

  • Tiêu đề của giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật;
  • Tên và địa chỉ của người xuất khẩu;
  • Tên và địa chỉ người nhận;
  • Số lượng và loại bao bì;
  • Ký, mã hiệu;
  • Nơi sản xuất;
  • Phương tiện vận chuyển;
  • Cửa nhập khẩu;
  • Tên và khối lượng sản phẩm;
  • Tên khoa học của thực vật,…
  • Kết quả kiểm tra: Xác nhận rằng các cây trồng hoặc sản phẩm thực vật không bị nhiễm sâu bệnh.

Liệt kê cụ thể các loại sâu bệnh hoặc dịch bệnh được chứng nhận không có.

  • Con dấu và chữ ký: của cơ quan cấp giấy;
  • Ngày cấp: Ngày phát hành giấy chứng nhận;
  • Mã số giấy chứng nhận: Số hiệu duy nhất của chứng nhận để theo dõi.

* Lưu ý: Nội dung của một Phytosanitary Certificate cần đủ các nội dung trên.

Địa chỉ kiểm dịch thực vật ở đâu? Thời gian kiểm dịch trong bao lâu?

Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh có những thắc mắc liên quan tới địa chỉ, thời gian thực hiện kiểm dịch Phytosanitary Certificate bao lâu? Ratraco đã kịp thời ghi nhận thông tin và giải đáp như sau:

Xem thêm  Vận tải là gì? Lợi ích mà dịch vụ vận tải mang lại như thế nào?

Địa chỉ các Chi cục kiểm dịch tại Việt Nam

Trên phạm vi toàn quốc hiện có 9 Chi cục kiểm dịch vùng (đánh số từ 1 đến 9) trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Dưới đây là địa chỉ các Chi cục để bạn tiện tra cứu:

  • Vùng 1: Số 2 Trần Quang Khải, Tp Hải Phòng;
  • Vùng 2: 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đakao, Q. 1, Tp HCM;
  • Vùng 3: 146 Hoàng Diệu, Tp Đà Nẵng;
  • Vùng 4: 66 Lê Hồng Phong, Tp Quy nhơn, tỉnh Bình  Định;
  • Vùng 5: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Hà Nội;
  • Vùng 6: 28 Trần Phú, Tp Vinh, Nghệ An;
  • Vùng 7: 98B Ngô Quyền, Phường Đông Kinh, Tp. Lạng Sơn;
  • Vùng 8: 007 đường Nguyễn Huệ, Tp Lào Cai;
  • Vùng 9: 386B đường Cách mạng tháng 8, Tp Cần Thơ.
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật Phytosanitary Certificate là gì?
Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần biết địa chỉ và thời gian thực hiện kiểm dịch trong bao lâu để có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi tiến hành xin cấp Chứng nhận kiểm dịch Phytosanitary Certificate.

Thời gian kiểm tra theo dõi kiểm dịch thực vật

Thời gian kiểm tra, theo dõi kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu đối với 4 loại giống cây trồng và sinh vật có ích như sau:

  • Với chồi, hom, cành, mắt ghép: từ 1- 2 năm;
  • Với cây: từ 6-12 tháng;
  • Với củ giống: 1 chu kỳ sinh trưởng;
  • Với sinh vật có ích: Ít nhất một thế hệ.

Quy trình xin cấp Chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

Sau đây, Đơn vị vận chuyển container đường sắt Ratraco Solutions chúng tôi sẽ cập nhật quy trình xin cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật Phytosanitary Certificate với hàng xuất và hàng nhập khẩu chi tiết như sau:

Quy trình kiểm dịch thực vật hàng nhập

Với hàng nhập khẩu, quy trình kiểm dịch thực vật qua các bước:

Bước 1: Chuẩn bị Chứng từ

Theo Khoản 1, điều 6 Thông tư  33/2014/TT – BNNPTNT và khoản 3 điều 2 Thông tư 15/2021/TT – BNNPTNT, cần chuẩn bị:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu (theo mẫu);
  • Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch Xuất khẩu.
Xem thêm  Chứng nhận hợp quy là gì? Loại hàng cần chứng nhận hợp quy

Bước 2: Đăng ký Kiểm dịch

Doanh nghiệp nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký cho Cơ quan kiểm dịch khu vực (theo Khoản 1 điều 7 Thông tư 33/2014/TT – BNNPTNT).

Bước 3: Tiếp nhận và kiểm dịch lô hàng

Cơ quan kiểm dịch kiểm tra hồ sơ kiểm dịch lô hàng tại địa điểm quy định theo 2 cách: Sơ bộ hoặc chi tiết (theo Khoản 2,3 điều 10 Thông tư  33/2014/TT – BNNPTNT, Khoản 4, điều 2 Thông tư 15/2021/TT – BNNPTNT).

Bước 4: Cấp giấy Chứng nhận kiểm dịch (Phyto)

Trong vòng 24h kể từ khi kiểm dịch, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng thư (nếu đạt yêu cầu) (theo Khoản 4 điều 10 Thông tư 33/2014/TT – BNNPTNT).

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật Phytosanitary Certificate là gì?
Quy trình xin cấp Chứng nhận kiểm dịch thực vật (dù là hàng nhập khẩu hay xuất khẩu) cũng phải được tiến hành đúng quy định từng bước.

Quy trình kiểm dịch thực vật hàng xuất

Với hàng xuất khẩu, quy trình kiểm dịch thực vật cũng qua các bước:

Bước 1: Chuẩn bị chứng từ

Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu – theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này) (theo khoản 1, điều 9 Thông tư 33/2014/TT – BNNPTNT) bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này).
  • Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu).

Bước 2: Đăng ký kiểm dịch

Nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch (theo Khoản 1 điều 10 Thông tư 33/2014/TT – BNNPTNT).

Bước 3: Tiếp nhận và kiểm dịch lô hàng

Cơ quan kiểm dịch kiểm tra hồ sơ  kiểm dịch lô hàng tại địa điểm quy định theo 2 cách: sơ bộ hoặc chi tiết (theo Khoản 2,3 điều 10 Thông tư 33/2014/TT – BNNPTNT, Khoản 4, điều 2 Thông tư 15/2021/TT – BNNPTNT).

Bước 4: Cấp giấy Chứng nhận Kiểm dịch Phyto

Trong vòng 24h kể từ khi kiểm dịch, doanh nghiệp sẽ được cấp Chứng thư (nếu đạt yêu cầu) (theo Khoản 4 điều 10 Thông tư 33/2014/TT – BNNPTNT).

Ratraco Solutions chúng tôi đã giải đáp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật Phytosanitary Certificate là gì cùng những kiến thức liên quan gồm nội dung, quy trình xin cấp chứng nhận, địa chỉ, thời gian thực hiện kiểm dịch. Theo đó, Quý doanh nghiệp, hộ nuôi trồng – kinh doanh cần xin Chứng nhận Phytosanitary Certificate có thể tham khảo bài viết này để chuẩn bị các chứng từ, giấy tờ cần thiết theo quy định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ