Master Bill là gì? Phân biệt Master bill và House bill chính xác nhất

Hiện nay, để dễ dàng kiểm soát hàng hóa, người ta phân chia ra làm 2 loại B/L đó là Master Bill (MBL) và House Bill (HBL). Tuy nhiên, điều này vẫn còn nhiều lạ lẫm đối với các Doanh nghiệp, cá nhân mới tiếp xúc với việc chuyên chở, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Vậy nên, Ratraco Solutions sẽ cập nhật nhanh chi tiết và chuẩn xác nhất về khái niệm Master Bill là gì? House Bill là gì? Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa 2 loại vận đơn này. Đồng thời, chúng tôi còn đưa ra ví dụ cụ thể để quý bạn đọc quan tâm có thể dễ dàng hình dung được mối liên hệ giữa Master Bill of Lading với House Bill of Lading.

Khái niệm về Master Bill

Master Bill là gì? Master Bill of Lading là vận đơn đường biển cho hãng tàu phát hành, dịch là vận đơn chủ, thường được viết tắt là MBL hay MB/L. Bạn sẽ thấy tên, logo, tên Công ty, số điện thoại, văn phòng, địa chỉ,…của hãng tàu trên đầu trang vận đơn. Nếu làm quen thì sẽ nhận biết tên hãng tàu khá dễ dàng, chẳng hạn như MCC, SITC, Yang Ming, OOCL… Bạn có thể tìm hiểu tên một số hãng lớn trong danh sách hãng tàu tại Việt Nam.

Có 2 cách để bạn booking cho 1 lô hàng xuất khẩu: Liên hệ trực tiếp hãng tàu, hoặc liên hệ qua đại lý (Forwarder) là bên trung gian để booking cho bạn. Cụ thể:

  • Khách gửi hàng trực tiếp liên hệ và gửi hàng cho hãng tàu, lúc này KH sẽ trực tiếp nhận MBL. Lúc này, Shipper đứng tên chủ hàng, consignee là tên người mua hàng thực thụ.
  • Khách gửi hàng cho Forwarder, nhưng khách muốn nhận MBL chứ không muốn nhận HBL, lúc này Forwarder chỉ đóng vai trò môi giới, nhận book tàu giùm khách. Lúc này, Shipper là tên Công ty Forwarder, consignee là tên đại lý của Công ty Forwarder tại nước sở tại.
Master Bill là gì? Phân biệt Master bill và House bill chính xác nhất
Master Bill of Lading là một trong những vận đơn đường biển thông dụng, do hãng tàu biển đó trực tiếp phát hành với các thông tin rõ ràng ở đầu trang vận đơn.

Master Bill gồm có Original Bill Và Surrender Bill. Tóm lại, Master bill là lấy vận đơn gốc từ hãng tàu, hoặc lấy Surrender bill khi làm điện Telex Realease. Vì Master bill là vận đơn do hãng tàu phát hành, shipper là người đứng tên trên vận đơn do đó nếu rủi ro xảy ra bạn vẫn là pháp nhân trực tiếp để giải quyết với hãng tàu, có thể đem House bill để thưa kiện hãng tàu.

Phân biệt sự khác nhau giữa Master bill và House bill chính xác nhất

Phân biệt giữa Master Bill và House Bill

House Bill of Lading là vận đơn đường biển do Công ty giao nhận vận tải (freight forwarder) phát hành, dịch là Vận đơn nhà, thường được viết tắt là HBL, HB/L, hay House Bill. Ở nước ngoài, HBL còn có thể do 1 loại Công ty vận chuyển có tên là chủ tàu không tàu – NVOCC (Non Vessel Ocean Common Carrier) phát hành. Nhưng ở Việt Nam chưa thấy loại hình này nên HB/L được hiểu là của Forwarder cấp. Tham khảo bảng so sánh dưới đây để nhận biết chính xác giữa Master Bill và House Bill:

Tiêu chí đánh giá House bill Master bill
Hình thức In logo của Công ty Forwarder In logo của hãng tàu
Mối quan hệ Điều chỉnh mối quan hệ của real shipper (chủ hàng) và forwarder (người trung gian) Điều chỉnh mối quan hệ giữa người vận chuyển thực tế (người có tàu) và người đặt chỗ trên tàu (người xuất khẩu thực tế hoặc Công ty forwarder)
Quy tắc áp dụng Không chịu tác động của các quy tắc Chịu tác động của quy tắc Hague, Hamburg,…khi phát hành vận đơn MBL
Khả năng chỉnh sửa HBL được làm và cấp bởi phía Công ty forwarder. Đây thường là những công ty nhỏ, làm dịch vụ nên quá trình chăm sóc khách hàng cũng sẽ tận tình hơn, nhờ đó việc chỉnh sửa cũng nhanh chóng và thường không mất phí. MBL nó được cấp bởi phía hãng tàu, quy trình chặt chẽ và khá cồng kềnh nên việc sử bill sẽ khó khăn hơn.

Thông thường, việc sửa Master bill sẽ phải mất phí, đặc biệt là trường hợp tàu hàng đã chạy.

Mức độ rủi ro Độ đảm bảo thấp Quy mô và mức độ uy tín cao hơn HBL nên bill phát hành ra có độ đảm bảo cao hơn.

Quy trình phối hợp chứng từ giữa MBL và HBL thế nào?

Đầu tiên, chủ hàng thuê Công ty giao nhận vận chuyển đóng hàng xuất khẩu. Công ty giao nhận này thuê lại hãng tàu vận chuyển lô hàng đó. Như vậy, sau khi hàng lên tàu, hãng tàu sẽ cấp cho Forwarder MBL. Dựa vào đó, Forwarder sẽ cấp HBL cho chủ hàng.

Master Bill là gì? Phân biệt Master bill và House bill chính xác nhất
Vận đơn Master Bill (MBL) và House Bill (HBL) có những điểm giống và khác nhau mà mỗi chủ hàng phải hiểu rõ để tránh nhầm lẫn không đáng có.

Có thể nói, HBL là vận đơn “đối ứng” của MBL, nối trách nhiệm vận chuyển giữa hãng tàu đến forwarder. Tại cảng dỡ, forwarder sẽ nộp phí và làm thủ tục lấy Lệnh giao hàng (D/O – Delivery Order) từ hãng tàu. Sau đó, người nhập khẩu sẽ nộp phí làm thủ tục lấy D/O từ forwarder kia.

*** Kết luận:

Giống nhau:

Đều là những loại vận đơn có hình thức và tác dụng giống nhau. Như đều có thể làm được Bill gốc (Original Bill và Surrender Bill, Seaway Bill,..)

Khác nhau:

  • HBL do Forwarder phát hành nên dễ chỉnh sửa hơn so với MBL có thể tùy ý chỉnh sửa theo nhu cầu shipper;
  • HBL rủi ro hơn MBL nhiều, vì khi có rủi ro nếu có MBL gốc thì shipper có thể kiện hãng tàu được, còn HBL gốc không có hiệu lực đỗi với hãng tàu, chỉ có hiệu lực giữa shipper và forwarder;
  • MBL có 1 dấu và chữ kí, HBL có thể có 2 (1 của người gom hàng và 1 có thể của người chuyên chở xác nhận việc đã xếp hàng lên tàu);
  • MBL ghi cảng đi đến, HBL ghi nơi giao nhận;
  • Trên mặt MBL ghi tên, logo hãng tàu còn HBL ghi tên, logo người giao nhận;
  • MBL là điều chỉnh mối quan hệ người vận chuyển thực tế và người đặt chỗ trên tàu. Trong khi đó, HBL lại điều chỉnh mối quan hệ của người chủ hàng (real shipper) và người trung gian (forwarder).

Xem thêm: Dịch vụ fulfilment là gì?

Một số lưu ý liên quan khi sử dụng Master Bill cần biết

Khi sử dụng vận đơn Master Bill thì các chủ hàng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không phải lô hàng nào cũng có cả 2 loại vận đơn này, nghĩa là không phải lúc nào cũng cần phân biệt House Bill và Master Bill. Có nhiều trường hợp, chủ hàng làm việc thẳng với hãng tàu không qua fowarder, hoặc có nhờ forwarder book chỗ nhưng chủ hàng vẫn yêu cầu được đứng tên trên Bill. Khi đó, hãng tàu vẫn cấp vận đơn MBL trực tiếp cho chủ hàng và cũng có nghĩa là không xuất hiện HBL.
Master Bill là gì? Phân biệt Master bill và House bill chính xác nhất
Có một vài điều chủ hàng cần lưu tâm trước khi sử dụng vận đơn đường biển Master Bill nếu không muốn sự cố nào xảy ra với lô hàng của mình.
  • Có trường hợp với 1 lô hàng, có 1 MBL nhưng nhiều HBL. Ví dụ điển hình là hàng ghép container (LCL), khi có hãng tàu vận chuyển nguyên container, 1 forwarder gom hàng lẻ (consolidator) HBL cho mỗi lô hàng, và 1 forwarder khác nhận 1 hàng và chỉ cấp 1 HBL cho lô hàng mà mình nhận vận chuyển. Trong trường hợp này, sẽ xuất hiện nhiều B/L (thường gọi là Bill nối), và nhiều D/O (hay được gọi là lệnh nối).
  • Một số trường hợp khác, forwarder có nhiều lô hàng của những chủ hàng khác nhau nhưng đi cùng chuyến tàu. Do đó, forwarder cấp nhiều HBL, nhưng chỉ làm 1 MBL với hãng tàu (để tiết kiệm chi phí, thời gian).

Ví dụ cụ thể về Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)

*** Ví dụ: Người gởi hàng shiper A gởi hàng cho Consignee A’, Chủ hàng book tàu qua Công ty Forwarder B vận chuyển hàng đến Shanghai đi hãng tàu Maersk Line, Công ty B có đại lý Forwarding Agent C tại Shanghai.

Làm Master bill

Chủ hàng thực tế Real Shipper A sẽ nói với công ty Forwarder B book tàu đi Shanghai, yêu cầu lấy Bill Gốc do hãng tàu phát hành ghi người gởi Shipper là A, người nhận consignee là A’ (người nhận hàng thực tế). Hàng đến Shanghai thì hãng tàu Maersk tại Shanghai sẽ gởi thông báo hàng đến D/O cho người nhận hàng thực tế A’ ra nhận hàng (giả sử A’ cũng là Notify Party). Rõ ràng trên Bill gốc của hãng tàu Công ty forwarder B không xuất hiện, B chỉ là người thay mặt chủ hàng real shipper A book tàu. Master bill thì không cần đến đại lý của công ty forwarding Agent C

Làm House bill

Chủ hàng Shipper A nói với Công ty forwarder B book tàu đi Shanghai, B book tàu qua hãng tàu Maersk Line, lúc này Maersk cấp cho công ty forwarder B 1 bill gốc Master Bill (bill gốc hãng tàu ) ghi tên người gởi shipper là B người nhận consignee là đại lý của mình Forwarder Agent C, quá trình này giống như làm Master Bill. Lúc này, Công ty Forwarder B sẽ làm 1 Bill Gốc House Bill (HBL), bill gốc do Forwarder B phát hành, làm theo form của B và cấp cho chủ hàng A trên vận đơn gốc House Bill này ghi shipper A, consignee là A’, đây là quá trình House Bill xuất hiện. Như vậy, khi đại lý Forwarding Agent C được hãng tàu Maersk Line thông báo hàng đã tới, thì C sẽ thông báo lại cho người nhận hàng thực tế Consignee A’ ra nhận hàng.

Master Bill là gì? Phân biệt Master bill và House bill chính xác nhất
Ví dụ sơ đồ thực tế về mối liên hệ giữa vận đơn đường biển Master Bill (MBL) với vận đơn House Bill (HBL).

Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy, Master Bill do hãng tàu Mearsk Line cấp, House Bill do forwader cấp. Khi làm Master Bill người gởi hàng shipper đứng trực tiếp trên bill gốc do hãng tàu phát hành (có hình logo hãng tàu). Còn khi làm House bill thì bill gốc được phát hành bởi forwarder, bill gốc này in hình logo Công ty forwarder.

Hi vọng, qua bài viết trên đã giúp các chủ hàng, cá nhân, Doanh nghiệp hiểu rõ định nghĩa Master Bill là gì cũng như phân biệt chính xác giữa Master Bill và House Bill để tránh nhầm lẫn khi thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa quan trọng sắp tới. Theo đó, trước khi thực hiện một giao dịch hay muốn vận chuyển hàng hóa đường biển, mọi chủ hàng cũng nên tìm hiểu kĩ các chứng từ, giấy tờ, thủ tục cần thiết để không gặp phải bất kỳ rủi ro không đáng có nào. Hãy theo dõi những tin bài chia sẻ liên quan tới vận đơn đường biển tiếp theo và nếu có nhu cầu thuê Dịch vụ vận chuyển container Bắc Nam, Quốc tế bằng đường biển, liên hệ ngay với Ratraco Solutions chúng tôi.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ
Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ