Outbound Logistics là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết và cụ thể

Trong chuỗi cung ứng hàng hóa, outbound logistics chính là phần quan trọng của chuỗi cung ứng hàng hóa. Chúng ta đã từng tìm hiểu về inbound logistics ở bài viết trước đó và hiểu rằng nó đảm nhận khâu mở màn trong chuỗi cung ứng thì outbound phụ trách khâu sau sản xuất, đưa sản phẩm tới với người tiêu dùng. Để giúp bạn có cái nhìn chuẩn xác hơn về khái niệm outbound logistics là gì? Ratraco Solutions xin thông tin chi tiết, cụ thể và chuẩn xác nhất về outbound logistics (hay còn gọi là phương thức Logistics đầu ra) để những Doanh nghiệp, cá nhân nào thực sự quan tâm tiện tham khảo, giúp đảm bảo tiến độ vận chuyển hàng hóa tới người dùng tại đích đến cuối cùng.

Outbound Logistics là gì?

Thuật ngữ outbound logistics còn được gọi là Logistics đầu ra. Bản chất của thuật ngữ này chỉ một quá trình từ lưu trữ hàng hóa tới hoạt động phân phối chúng tới các đại lý, cửa hàng, các nhà bán lẻ và những người tiêu dùng cuối cùng.

Để nhằm giảm chi phí tối đa, đồng thời đảm bảo hoạt động đầu ra logistics được suôn sẻ, giai đoạn outbound xây dựng mục tiêu tối ưu hóa toàn bộ các yếu tố, từ thời gian, địa điểm, doanh thu cho tới các chi phí khác. Nhưng, hiện nay, các doanh nghiệp đang chạy theo xu hướng thuê dịch vụ Logistics bên ngoài nên sẽ tập trung nhiều cho các khâu khác như sản xuất, bán hàng, marketing mà không quan tâm nhiều tới hoạt động outbound của logistics.

Tìm hiểu hoạt động outbound logistics nghĩa là gì còn giúp bạn nắm bắt được vai trò vô cùng quan trọng của nó. Trong giai đoạn này, đơn vị phải chọn lựa được một kênh phân phối hay những nguồn cung cấp phù hợp bởi vì khi đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xử lý tốt số hàng tồn kho, tối ưu hiệu quả những tùy chọn về gian hàng.

Outbound Logistics là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết và cụ thể
Outbound logistics được hiểu là quá trình lưu trữ, vận chuyển và phân phối hàng đến Nhà bán lẻ, cửa hàng cũng như người tiêu dùng cuối cùng.

Muốn nguồn hàng tồn được xử lý hiệu quả, đúng cách thì phụ thuộc vào số lượng hàng cung đến người dùng phải được đáp ứng đủ. Đồng thời cũng cần chuẩn bị sẵn sàng các phương án, biện pháp hạn chế tình trạng hàng bị hỏng trong quá trình lưu kho.

Như vậy, qua chia sẻ này, chúng ta đã hiểu rõ hơn khái niệm outbound logistics là gì. Đây sẽ là một nền tảng quan trọng giúp cho bạn dễ dàng khai thác các kiến thức liên quan, xoay quanh thuật ngữ này. Với những ai chuẩn bị bước vào hoạt động trong lĩnh vực logistics thì việc hiểu khái niệm chỉ là một phần của quá trình hành nghề, phát triển công việc.

Xem thêm  Thủ tục nhập khẩu máy phát điện như thế nào? Mất thời gian không?

Vậy nên, những nội dung tiếp theo đây sẽ cần thiết để thực hiện quá trình logistics đầu ra đạt được hiệu quả nhất. Chắc chắn bạn sẽ luôn là một nhân viên ưu tú, có khả năng giải quyết, xử lý công việc một cách bài bản nhất, đúng quy trình và đúng kết quả. Muốn thế, khai thác tiếp nội dung phía dưới đây cung cấp đến bạn thông tin đầy đủ về outbound logistics.

>>> Xem thêm: Phí Local charges là gì?

Tìm hiểu thông tin chi tiết về Outbound Logistics

Sau khi đã hiểu được khái niệm outbound logistics là gì thì việc cập nhật thông tin chi tiết về Logistics đầu ra là thực sự cần thiết:

Phân loại Logistics theo quá trình

Có khá nhiều cách phân loại Logistics nhưng chúng ta vẫn thường phân loại theo quá trình. Cụ thể:

Logistics đầu vào (Inbound Logistics):

Logistics đầu vào bao gồm tất cả các dịch vụ đảm bảo các yếu tố, nguyên liệu đầu vào được cung ứng một cách hiệu quả, ổn định và tối ưu về giá trị, lợi nhuận, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Logistics đầu ra (Outbound Logistics):

Logistics đầu ra là dịch vụ cung cấp sản phẩm cuối dùng ở đầu ra và phân phối đến tay người tiêu dùng, tức là khách hàng của doanh nghiệp. Vị trí, thời gian và chi phí là những yếu tố được ưu tiên hàng đầu để mang về lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

Logistics ngược (Reserve Logistics):

Có thể hiểu Logistics ngược là các dịch vụ đảm bảo mục đích cho quá trình thu hồi các phế phẩm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Những phế phẩm này phát sinh trong mọi quá trình từ sản xuất ở nhà máy đến phân phối trên thị trường và cả sau khi qua tay người tiêu dùng.

Quy trình hoạt động của Outbound Logistics như thế nào?

So với Inbound Logistics (Logistics đầu vào) thì Outbound Logistics (Logistics đầu ra) lại có quy trình hoàn toàn khác. Nếu như ở giai đoạn đầu vào, quy trình thực hiện chủ yếu là tìm kiếm, mua nguyên vật liệu và lên kế hoạch sử dụng cho hiệu quả thì ở giai đoạn sau lại chú trọng đến việc chọn kênh phân phối, lưu kho và vận chuyển sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng.

Xem thêm  Tìm hiểu các phương tiện vận chuyển đường biển phổ biến hiện nay
Outbound Logistics là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết và cụ thể
Trong vận chuyển hàng hóa cần hiểu rõ về khái niệm Outbound Logistics cũng như quy trình hoạt động, vận hành của hình thức Logistics đầu ra này.

Cụ thể, quy trình hoạt động của Logistics đầu ra được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bộ phận bán hàng nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng;
  • Bước 2: Kiểm tra nguồn hàng tồn kho để đảm bảo đáp ứng được nguồn hàng hay không. Nếu đủ hàng thì sẽ tiến hành việc xử lý đơn hàng cho khách;
  • Bước 3: Gửi đơn hàng của khách đến kho để lấy hàng và tiến hành đóng gói;
  • Bước 4: Sau khi lấy hàng và đóng gói, nhân viên phụ trách kho cần cập nhật mức tồn kho của hàng hóa;
  • Bước 5: Thực hiện vận chuyển đơn hàng đến khách;
  • Bước 6: Lập hóa đơn và thu tiền đơn hàng từ khách.

Làm gì để đảm bảo quá trình Logistics đầu ra suôn sẻ?

Logistics đầu ra là hoạt động phức tạp, đòi hỏi các doanh nghiệp khi thực hiện phải thật cẩn thận. Bởi, quá trình này bao gồm nhiều khâu và nhiều bước khác nhau. Do đó, để đảm bảo được Outbound Logistics luôn diễn ra suôn sẻ, các doanh nghiệp cần đảm bảo được những điều sau:

Có hệ thống lưu trữ, quản lý hàng tồn kho:

Để đảm bảo quá trình Logistics đầu ra luôn trơn tru, doanh nghiệp cần phải có hệ thống kho lưu trữ và kiểm kê hàng hóa. Tuy nhiên, việc lưu trữ hàng hóa cần phù hợp để tránh gặp phải hai trường hợp sau:

  • Lượng hàng tồn kho quá nhiều và không bán hết thì các sản phẩm có thể bị hư hỏng và lỗi thời.
  • Lượng hàng dự trữ không đủ sẽ không đáp ứng được nhu cầu về hàng hóa của khách và dễ bị mất khách hàng.

Do đó, để đảm bảo hoạt động lưu trữ hàng hóa phù hợp, các doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu trong lịch sử để dự đoán nhu cầu tương lai để thông báo cho kênh phân phối. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng hệ thống kiểm kê “just in time”, để bắt tay vào sản xuất, đặt hàng nguyên vật liệu và cung cấp sản phẩm để giao cho khách hàng.

Lựa chọn kênh phân phối phù hợp:

“Tiếp cận” khách hàng qua kênh phân phối thay vì làm việc trực tiếp với họ là cách đơn giản nhất giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và rút ngắn khoảng cách với người tiêu dùng. Theo đó, doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh phân phối là các Công ty, cá nhân cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng.

Xem thêm  WMS là gì? Chức năng và lợi ích của WMS mang lại ra sao?

* Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất đồ ăn đóng gói có thể phân phối qua nhiều kênh khác nhau như siêu thị, cửa hàng tạp hóa,…

Các kênh phân phối sẽ giúp doanh nghiệp lưu trữ, quảng bá sản phẩm và sắp xếp để bán sản phẩm cho khách hàng. Vì vậy, để tối ưu hóa doanh thu, chi phí thì doanh nghiệp cần chọn kênh phân phối phù hợp cho quá trình Logistics đầu ra. Tức là, doanh nghiệp nên lựa chọn nhà phân phối phù hợp với doanh nghiệp, có hệ thống Logistics tốt và phục vụ đúng khách hàng mục tiêu.

Outbound Logistics là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết và cụ thể
Để quá trình Logistics đầu ra được hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả thì nên chú ý chọn kênh phân phối, có hệ thống quản lý hàng tồn và tối ưu hóa hoạt động giao hàng.

Tối ưu hóa hoạt động giao hàng:

Hoạt động vận chuyển, giao hàng là một phần quan trọng của Outbound Logistics. Vì vậy, việc tối ưu được khâu vận chuyển sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khá nhiều chi phí dành cho hoạt động Logistics.

Theo đó, doanh nghiệp nên lựa chọn cách giao hàng phù hợp với sản phẩm và yêu cầu của đơn hàng. Hoạt động vận chuyển cần đảm bảo tiết kiệm chi phí, giao nhận an toàn và hàng được chuyển đến nơi trong thời gian quy định.

RatracoSolutions Logistics đã cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ và chi tiết về Outbound Logistics là gì. Hy vọng, với thông tin này bạn đã nắm được quy trình chi tiết của chuỗi cung ứng hàng hóa để đảm bảo hoạt động Logistics của Doanh nghiệp luôn diễn ra một cách suôn sẻ và tối ưu nhất về mặt chi phí theo đúng kế hoạch dự định từ trước. Cần nhớ rằng, muốn quá trình Logistics đầu ra đạt hiệu quả như yêu cầu thì lựa chọn kênh phân phối, lưu trữ, quản lý hàng một cách khoa học thực sự rất quan trọng…Liên hệ Hotline bên dưới khi bạn có nhu cầu tìm thuê Dịch vụ vận chuyển hàng đi liên tỉnh, xuất nhập khẩu hàng hóa Quốc tế bằng đường sắt, đường bộ,…theo lịch trình xuyên suốt, an toàn, đáp ứng hết thảy mọi nhu cầu cần thiết của khách hàng.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ