Tìm hiểu những thuật ngữ thông dụng trong vận tải đường biển

Không ít các doanh nghiệp, chủ hàng tại Việt Nam hiện nay đã lựa chọn phương thức vận tải đường biển như một giải pháp hoàn hảo để vừa tiết kiệm chi phí, đáp ứng nhu cầu tải hàng số lượng lớn, đồng thời cũng hạn chế xuống mức thấp nhất những sự cố như tắc nghẽn giao thông như các phương thức vận tải đường bộ. Tuy nhiên, khi nhu cầu lựa chọn vận tải biển ngày càng tăng thì việc muốn nắm bắt, hiểu rõ hơn về các thuật ngữ vận tải biển cũng tăng theo, đặc biệt là các đơn vị chủ hàng thực hiện vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

Bởi thế cho nên, trong bài viết này, Ratraco Solutions sẽ giải thích rõ hơn cho bạn về các khái niệm như surrender b/l, bill copy, seaway bill, seaway bill là gì,….Song song đó là nhấn mạnh về tầm quan trọng của mô hình vận tải biển tại Việt Nam hiện nay.

Vận tải biển có tầm quan trọng như thế nào?

Vận tải hàng hóa bằng đường biển được nhận định là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất cho vận tải hàng hóa xuyên quốc gia. Đường biển vốn là con đường phù hợp với hầu hết các loại hàng, sản phẩm trên thị trường hiện nay, trừ những loại hàng có tính chất đặc biệt. Vậy nên, vận tải đường biển có tầm quan trọng rất lớn trong việc buôn bán, trao đổi hàng hóa nội địa và quốc tế.

Vận tải hàng hóa đường biển là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam, nó xuất hiện từ sớm, trải qua bao thăng trầm lịch sử, góp phần hình thành vai trò chủ chốt trong quá trình tăng trưởng kinh tế nước ta. Hiện tại có khá nhiều đơn vị trang bị sẵn số lượng lớn tàu hàng siêu tải trọng, có công suất lớn và động cơ mạnh, có khả năng chuyên chở được các mặt hàng khối lượng lớn, đa dạng chủng loại hàng. Cụ thể tầm quan trọng của vận tải biển đối với lĩnh vực đối ngoại-đối nội, với kinh tế, chính trị và xã hội như sau:

  • Về Đối ngoại – đối nội: Góp phần mở ra con đường giao thương thuận lợi với nhiều quốc gia trên thế giới, từ đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường và mối qian hệ nhằm tăng cường tối đa sự hợp tác hữu nghị “cùng có lợi” giữa các quốc gia với nhau. Còn với đối nội, vận tải nội địa góp phần quan trọng trong phương thức vận tải hàng hóa của nước ta
  • Về Kinh tế: Vận tải biển cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất, thậm chí vận tải hàng hóa đi buôn bán với khu vực khác. Đây là nền tảng giúp phát triển, thúc đẩy sản xuất của các ngành, mở ra thị trường lớn cho lĩnh vực kinh doanh trong nước. Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện hình thành và phát triển những ngành mới, mang lại nguồn lợi lớn cho ngân sách từng quốc gia nhờ vào việc thu chi phí khi tàu hàng đi vào lãnh hải của nước đó.
Tìm hiểu những thuật ngữ thông dụng trong vận tải đường biển
Ngành vận tải biển đóng vai trò then chốt, có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế đất nước.
  • Về Chính trị: Đây được xem như là cầu nối chính trị giữa các quốc gia trên thế giới và đồng thời còn là phương tiện đánh giá, thăm dò hiệu quả động thái của một số nước
  • Về Xã hội: Mở ra nhiều cơ hội việc làm, đáp ứng nhu cầu tìm việc của nhiều người. Cũng chính từ đó, ngành vận tải biển đã giải quyết được hầu hết mọi vấn đề nhức nhối của xã hội như tình trạng đói nghèo, thất nghiệp nhằm tạo ra xu hướng hoàn toàn mới cho người dân trong quá trình làm việc lẫn học tập.

Lợi ích mà vận tải đường biển Việt Nam mang lại là gì?

Vận tải đường biển Việt Nam được đánh giá như là khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới. Biển Việt Nam có lợi thế là nằm trong những tuyến đường quan trọng để giao lưu và vận tải hàng hóa giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, tạo điều kiện thực sự thuận lợi trong quá trình phát triển vận tải biển. Thông qua việc giao lưu và mở rộng mối quan hệ với những nước đang phát triển mạnh về ngành biển, khai thác biển.

Đường bờ biển Việt Nam dài gần 3400km, trải dài từ Bắc vào Nam vì đa phần các tỉnh thành đều giáp biển nên có rất nhiều cảng biển được cây dựng trên quy mô lớn, từng bước trở thành nơi cập bến của nhiều tàu lớn trên thế giới. Giữa các quốc gia muốn giao lưu hàng hóa với nước ta, đa số sử dụng hình thức vận tải bằng đường biển thay vì sử dụng đường hàng không vì khả năng vận tải của nó rất lớn, an toàn và chi phí rẻ hơn so với đường bay.

Tìm hiểu những thuật ngữ thông dụng trong vận tải đường biển
Lợi ích mà vận tải đường biển mang lại là rất lớn và đầy tiềm năng.

Những thuật ngữ thông dụng trong vận tải hàng đường biển

Dưới đây là các thuật ngữ vận tải biển thường dùng cho các doanh nghiệp, các đơn vị chủ hàng tham khảo tìm đọc và nắm rõ:

1. Phân loại theo chủ thể nhận hàng

  • Vận đơn theo lệnh (Order bills of lading): Đây là loại vận đơn phổ biến nhất trong thương mại và vận tải quốc tế, theo đó người vận tải sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng hoặc của người được ghi trên vận đơn
  • Vận đơn vô danh (Bearer bills of lading): Là vận đơn cho phép giao hàng cho người xuất trình vận đơn. Đây được xem như một loại vận đơn theo lệnh nhưng không ghi theo lệnh của ai. Hiểu một cách khác, vận đơn theo lệnh có thể chuyển thành vận đơn vô danh bằng cách ký hậu vào mặt sau nhưng không ghi rõ giao hàng theo lệnh của ai
  • Vận đơn đích danh (Straight bills of lading): Là loại vận đơn có ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, emai,…của người nhận hàng và chỉ người này mới có quyền nhận hàng khi xuất trình vận đơn hợp lệ.

Ngoài cách phân loại theo khả năng chuyển nhượng trên, tùy theo mục đích cụ thể, mà vận đơn còn có thể chia thành các loại như sau:

2. Phân loại theo tình trạng nhận hàng

  • Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): Vận đơn này được cấp trước khi hàng hóa được xếp xuống tàu. Trên vận đơn này không có tên tàu và ngày xếp hàng xuống tàu, có thể được chuyển đổi thành “vận đơn đã xếp hàng lên tàu” bằng cách bổ sung xác nhận tên tàu và ngày xếp hàng thực tế lên
  • Vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L): Vận đơn này được cấp sau khi hàng hóa đã xếp sẵn sàng đâu đó lên tàu.

3. Phân loại theo tình trạng vận đơn

  • Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Hay còn được gọi là vận đơn sạch, không có ghi chú về khiếm khuyết, hư hại trước đó của hàng hóa, bao bì
  • Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): Hay còn gọi là vận đơn bẩn, tức có ghi chú rõ về tình trạng khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì như bao bị rách, hàng có dấu hiệu bi ẩm mốc, hư hại,…
Tìm hiểu những thuật ngữ thông dụng trong vận tải đường biển
Vận đơn đường biển là chứng từ quan trọng để đảm bảo quá trình di chuyển hàng diễn ra suôn sẻ, đúng lộ trình.

4. Phân loại theo việc xuất trình vận đơn

  • Vận đơn gốc (Original B/L): Là vận đơn mà người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc mới được lấy lệnh giao hàng (D/O)
  • Vận đơn đã được xuất trình (Surrendered B/L): Vận đơn đã được xuất trình cho hãng tàu hoặc đại diện hãng tàu ở đâu đó, thường là tại cảng xếp hàng (sau khi phát hành). Theo đó, người nhận hàng chỉ cần làm thủ tục thanh toán các phí Local Charges đầu cảng dỡ là có thể lấy D/O mà không cần nộp Bill gốc
  • Vận đơn giao hàng bằng điện (Telex Release B/L): Là vận đơn mà người nhận hàng không cần xuất trình vận đơn gốc vì đã có điện giao hàng.

5. Phân loại theo chủ thể cấp vận đơn

  • House bill là gì? Vận đơn nhà (House Bill of Lading – HBL): Là loại vận đơn do Công ty giao nhận vận tải phát hành. Thông thường, người gửi và nhận hàng là chủ hàng (tức Công ty xuất nhập khẩu)
  • Vận đơn chủ (Master Bill of Lading – MBL): Là vận đơn do hãng tàu phát hành. Theo đó, người gửi hàng và người nhận hàng có thể là chủ hàng hay Công ty giao nhận (hoặc đại lý).

6. Một số loại vận đơn khác

  • Seaway bill: Thực chất đây là giấy gửi hàng và không có chức năng làm chứng từ sở hữu như B/L
  • Switch Bill of Lading: Là vận đơn 3 bên, có liên quan đến mua bán sang tay giữa 3 bên. Trong đó, người mua và người bán cuối cùng sẽ không biết nhau mà thông qua 1 bên trung gian ở giữa
  • Combined Bill of Lading: Vận đơn liên hợp là loại vận đơn sử dụng trong trường hợp hàng hóa được vận tải từ điểm khởi hành đến điểm đích bằng hai hay nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau. Trong đó, thường có 1 chặng tàu biển như tàu biển + xe tải. Loại này tương tự như vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal B/L hay Intermodal B/L).

* Các khái niệm liên quan khác trong vận tải biển:

Closing time là gì? Closing time (cut off) hay trong xuất nhập khẩu người việt thường gọi là “thời gian cắt máng”. Đây chính là thời hạn cuối cùng mà người xuất khẩu phải hoàn thành xong việc thông quan hàng hóa, thanh lí Container để cảng bốc xếp hàng hóa lên tàu. Nếu quá thời hạn Closing time, hãng tàu sẽ không nhận hàng hóa và xem như bị rớt tàu.

Free time là gì? Free time là thời gian miễn phí được sử dung Container của hãng tàu. Tức khi lấy booking vận tải hàng hóa, hãng tàu sẽ cho bạn sử dụng container miễn phí trong các khoảng thời gian nhất định nào đó.

Xem thêm: vận chuyển hàng hóa bằng đường sắtvận chuyển hàng hóa bằng đường thủy

Ratraco Solutions – Đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải đường biển uy tín hàng đầu Việt Nam

Vận tải đường biển Việt Nam hiện đang trên đà phát triển mạnh mẽ nên nhiều đơn vị cung cấp Dịch vụ vận tải cũng theo đó ra đời. Cùng với đó là nhiều hình thức phục vụ, mức giá và chất lượng dịch vụ cũng khác nhau. Có những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ hoàn hảo và luôn phục vụ bằng sự tận tình, chu đáo lẫn kinh nghiệm dày dặn nhưng bên cạnh đó cũng có những đơn vị cung cấp dịch vụ kém chất lượng, cách phục vụ thiếu tính chu đáo và không có mức độ an toàn.

Thế nên, khách hàng cần cẩn trọng hơn trong việc chọn đơn vị cung cấp dịch vụ. Dịch vụ vận tải của RatracoSolutions Logistics chắc chắn sẽ không khiến bạn phải thất vọng. Với nhiều năm kinh nghiệm, cùng xây dựng mối quan hệ rộng và phong cách phục vụ nhiệt tình, tận tâm. Chúng tôi đã và đang được nhiều khách hàng cá nhân, Doanh nghiệp lựa chọn thực hiện vận tải hàng hóa trong nước cũng như quốc tế.

Tìm hiểu những thuật ngữ thông dụng trong vận tải đường biển
Ratraco Solutions tự hào là một trong những đơn vị vận tải biển an toàn và đáng tin cậy hiện nay.

Bên cạnh việc vận tải hàng hóa, Dịch vụ vận tải của chúng tôi cũng nhận làm thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa, thực hiện việc đóng gói, bốc dỡ hàng hóa khi khách hàng có nhu cầu. Dù lựa chọn vận tải đường biển nội địa hay quốc tế, quý khách sẽ được hỗ trợ với độ an toàn cao với mức chi phí thấp nhất thị trường hiện nay. Cam kết thời gian giao nhận nhanh chóng và tư vấn nhiệt tình với chuyên môn cao. Chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng trải nghiệm Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển tốt nhất. Đến với Ratraco Solutions, bạn sẽ nhận được những quyền lợi sau:

  • Đảm nhận Dịch vụ vận tải hàng đi khắp cả nước lẫn quốc tế với các hình thức vận tải đa dạng
  • Cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa uy tín, chất lượng với mức chi phí thấp, cam kết đúng thời gian giao nhận
  • Sự tận tình, chu đáo trong khi làm việc và sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng dưới mọi hình thức chính là những mục tiêu hàng đầu mà Công ty hướng tới.

Như vậy, theo như những nội dung thông tin về những thuật ngữ thông dụng trong ngành vận tải đường biển mà Ratraco Solutions vừa chia sẻ trên đây. Chúng tôi tin tưởng rằng các chủ hàng, doanh nghiệp kinh doanh đã có định nghĩa rõ ràng về seaway bill là gì, house bill là gì, bill copy là gì,…để tiến hành ký kết những bản hợp đồng vận đơn đường biển quan trọng, không bị cản trở hay vướng mắc bởi bất kỳ điều khoản nào.

Vận tải biển là một trong những phương thức vận tải hàng hóa tiết kiệm chi phí và hạn chế tối đa mọi rủi ro không may, thậm chí còn có khả năng luân chuyển hàng khối lượng lớn, thời gian giao nhận hàng nhanh chóng, đảm bảo. Nếu bỏ qua những mặt hạn chế không đáng kể của vận tải đường biển thì đây thực sự là một trong những giải pháp tối ưu nhất mà khách hàng nên cân nhắc lựa chọn. Mọi chi tiết thắc mắc về khái niệm, thuật ngữ vận tải biển liên quan, xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại & email bên dưới để được RatracoSolutions Logistic tư vấn, hỗ trợ tận tình chu đáo nhất nhé.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ