Pháp lý vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển là gì?

Hàng hóa nguy hiểm là mặt hàng có tính chất đặc thù riêng, nếu quá trình vận chuyển sai xót sẽ gây hậu quả khó lường, cho dù đó là phương thức vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường hàng không hay đường biển. Song không phải các Doanh nghiệp, Tổ chức, Nhà vận chuyển nào cũng nắm rõ điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên biển. RatracoSolutions Logistics sẽ đề cập tới tính pháp lý khi vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển để các bên nắm rõ và hiểu đúng mọi quy định liên quan.

Tổng quan thực trạng vận tải hàng hóa nguy hiểm hiện nay

Trong những năm gần đây, vận tải hàng hóa nguy hiểm đã có những bước phát triển mạnh mẽ, các Doanh nghiệp vận tải ngày càng tạo được uy tín cho các Đối tác có nhu cầu về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Hàng nguy hiểm khi vận tải sẽ đem lại khá nhiều rủi ro nên vận tải hàng hóa nguy hiểm nhận được sự quan tâm lớn từ các Cơ quan thẩm quyền và có chức năng. Theo đó, việc vận tải các mặt hàng này cần tuân thủ theo các Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về nhiều mặt bao gồm: phương tiện, giấy phép, quy định, ký hiệu, cách đói gói, biện pháp phòng cháy chữa cháy,…để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển cho cả người vận chuyển, người sở hữu sản phẩm lẫn người dân đi đường.

Trong vận tải, hàng nguy hiểm là những loại hàng hóa trong quá trình lưu kho, bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận phát sinh sự cố nguy hiểm như bùng nổ, gây độc hại, phá hủy phương tiện vận tải, phát tán phóng xạ ảnh hưởng môi trường sống và tính mạng con người. Khi vận chuyển đường hàng hải, hàng nguy hiểm dễ phá hủy các thiết bị, phương tiện và làm mất trọng tâm, lật hoặc chìm tàu hàng.

Pháp lý vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển là gì?
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đường biển ngày càng nhiều nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, trở ngại gây tổn thất không nhỏ tới quá trình vận chuyển trên biển.

Từ giữa thế kỷ 19, Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường biển đã phát triển mạnh mẽ, được các nước sử dụng phổ biến. Có 2 phương thức phổ biến nhất để vận chuyển hàng hóa giữa các nước là đường biển và đường hàng không. Các loại hàng hóa như ô tô, đồ dùng và các loại vật liệu được vận chuyển với mục đích cá nhân và mục đích kinh doanh. Sự khác nhau giữa hai loại hàng hóa này khá khó phân biệt. Thường thì hàng cá nhân sẽ vận chuyển đường hàng không, còn hàng kinh doanh thì vận chuyển đường biển.

Được biết, Việt Nam hiện có hệ thống cảng biển tổng thể hiện đại, đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa của nền kinh tế…Trong 2 tháng đầu năm 2023, vận tải hàng hóa bằng đường biển tiếp tục khởi sắc với khối lượng vận chuyển đạt 17,9 triệu tấn, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2022; luân chuyển đạt 34,3 tỷ tấn.km, tăng 13,7%. Vận tải hàng hóa đường biển mặc dù chiếm tỷ trọng không nhiều trong cơ cấu vận chuyển phân theo các ngành đường nhưng luân chuyển chiếm tỷ trọng khá cao.

Và ngày nay, vận chuyển hàng nguy hiểm đường biển dần trở thành phương thức vận chuyển được khá nhiều người, Doanh nghiệp lựa chọn bởi những tiện ích mà nó mang lại. Song bên cạnh những thuận lợi, ưu điểm, vận chuyển đường biển cũng có rất nhiều khó khăn mà Đơn vị vận tải, các hãng tàu biển,…cần phải biết để khắc phục một cách hiệu quả.

Tính pháp lý và kiến thức cần biết khi vận tải hàng nguy hiểm đường biển

Theo IMDG Code, hàng nguy hiểm được phân 9 nhóm: – Nhóm 1: gồm các chất nổ – Nhóm 2: gồm các chất khí (Khí nén, khí hóa lỏng) có thể gây cháy nổ, độc hại, ăn mòn… – Nhóm 3: chất lỏng dễ cháy – Nhóm 4.1: chất rắn dễ cháy – Nhóm 4.2: chất dễ bị bốc cháy – Nhóm 4.3: chất khi tiếp xúc nước có thể bốc khí cháy. – Nhóm 5.1: chất oxy hóa – Nhóm 5.2: chất peroxide hữu cơ – Nhóm 6: chất độc hại gây tổn thương hoặc tử vong khi tiếp xúc qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp hoặc gây nhiễm qua da. – Nhóm 7: chất phóng xạ – Nhóm 8: chất ăn mòn – Nhóm 9: các chất nguy hiểm khác không thuộc các nhóm trên.

Xem thêm  Ủy thác xuất nhập khẩu là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết từ A-Z

Mỗi nhóm được chia thành nhiều loại hàng và mỗi loại hàng đều có nhãn hiệu với màu sắc biểu thị tính chất nguy hiểm, đòi hỏi yêu cầu riêng biệt về bốc dỡ, chất xếp, vận chuyển. Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển sẽ đi kèm với những quy định pháp lý riêng mà bất cứ DN, Tổ chức hoặc Đơn vị vận chuyển hàng Nội địa/Quốc tế nào cũng cần phải biết. Cụ thể:

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm

Căn cứ Điều 16 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm sau:

  • Bộ Công an có quyền cấp giấy phép vận chuyển cho hàng hóa nguy hiểm nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 9;
  • Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền cấp giấy phép vận chuyển cho hàng hóa nguy hiểm nhóm 5, nhóm 7 và nhóm 8;
  • Bộ Y tế có quyền cấp giấy phép để vận chuyển hóa chất độc hại dùng trong y tế, các hóa chất diệt khuẩn, diệt côn trùng trong lĩnh vực gia dụng;
  • Bộ Công thương có quyền cấp giấy phép vận tải cho hàng hóa nguy hiểm nhóm 2, nhóm 3 và các chất xăng dầu, khí đốt, các chất độc nguy hiểm;
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quyền cấp giấy phép vận chuyển cho các hóa chất bảo vệ thực vật.
  • Đặc biệt, với việc vận chuyển hàng nguy hiểm phục vụ quân sự, quốc phòng và lợi ích quốc gia, an ninh lực lượng vũ trang thì sẽ được quy định định bởi Bộ trường Bộ Quốc Phòng và Bộ trưởng Bộ Công An.

Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thuộc một trong các trường hợp sau KHÔNG PHẢI đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này:

  • Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;
  • Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít;
  • Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam;
  • Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam;
  • Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm.

Điều kiện để tàu biển vận tải hàng hóa nguy hiểm

Hàng nguy hiểm CHỈ ĐƯỢC PHÉP vận chuyển bằng tàu biển nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Với việc vận chuyển hàng nguy hiểm dưới dạng đóng gói: tuân thủ Quy định 19 Chương II-1, Phần A Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IMDG.
  • Với việc vận chuyển dưới dạng rắn chở xô các loại hàng chỉ nguy hiểm khi ở dạng xô (MHB): tuân thủ các quy định của Chương VI của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IMSBC.
  • Với việc vận chuyển dưới dạng rắn chở xô các loại hàng nguy hiểm được ấn định số Liên hợp quốc (UN number): tuân thủ Quy định 19 Chương II- 1, Phần A-1 Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IMSBC.
  • Với việc vận chuyển chất lỏng nguy hiểm bằng tàu chở hàng lỏng: tuân thủ Quy định 16.3 Chương II-2, Phần B Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IBC.
  • Với việc vận chuyển khí hóa lỏng bằng tàu chở khí hóa lỏng: tuân thủ Quy định 16.3 Chương II-2, Phần C Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IGC.
  • Với việc vận chuyển nhiên liệu bức xạ hạt nhân, pluton và chất thải có mức độ phóng xạ cao dưới dạng đóng gói, ngoài việc đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, phải tuân thủ các quy định của Phần D Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật INF.

Tại Điều 9 Thông tư 46/2017/TT-BGTVT quy định đối với tàu biển vận chuyển hàng nguy hiểm sau:

1. Tàu biển chở xô hàng rời rắn chỉ nguy hiểm khi ở dạng xô (MHB) phải thỏa mãn các quy định tại Chương VI của Công ước SOLAS và Bộ luật IMSBC.

2. Tàu biển chở xô hàng rời rắn được ấn định số Liên hợp quốc (UN number), ngoài việc phải tuân thủ khoản 1 Điều này, phải thỏa mãn Quy định 19 Chương II-2 và phần A-1 Chương VII của Công ước SOLAS.

3. Tàu biển chở hàng nguy hiểm dưới dạng đóng gói phải thỏa mãn Quy định 19 Chương II-2, phần A Chương VII của Công ước SOLAS và Bộ luật IMDG.

Xem thêm  Tìm hiểu thủ tục nhập khẩu bình chữa cháy về Việt Nam chi tiết nhất

4. Tàu biển chở xô hóa chất nguy hiểm phải thỏa mãn Quy định 16 Chương II-2 của Công ước SOLAS và Bộ luật IBC.

5. Tàu biển chở xô khí hóa lỏng phải thỏa mãn Quy định 16 Chương II-2, Phần C Chương VII của Công ước SOLAS và Bộ luật IGC.

Quy định, pháp lý khi chuyển hàng nguy hiểm đường biển

Những quy định cấp thiết để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển gồm:

Tiêu chuẩn về phương tiện vận chuyển

  • Khi muốn tham gia vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng nguy hiểm, phương tiện cần đủ điều kiện tham gia giao thông;
  • Các phương tiện chở hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu tượng nguy hiểm lên mặt hàng đang vận chuyển và cần làm sạch, xóa bỏ hết chúng khi không tiếp tục vận chuyển;
  • Các bộ phận, thiết bị chuyên dùng của phương tiện phải đạt tiêu chuẩn do Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 đề ra. Đồng thời, phương tiện tham gia kiểm định và có giấy chứng nhận phương tiện cơ giới đường bộ đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm;
  • Nghiêm cấm sử dụng tàu thuyền không đáp ứng được tiêu chuẩn kĩ thuật để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Quy định về bảo quản, bao bì cho hàng nguy hiểm

Theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 60/2016/ NĐ-CP về điều kiện đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường có quy định bảo quản, bao bì cho hàng nguy hiểm sau:

  • Bao bì có khả năng chống sự ăn mòn, không phản ứng hóa học với các chất chứa bên trong, không bị hoen gỉ; chống thấm, kín đáo và chắc chắn để tránh trường hợp rò rỉ hàng nguy hiểm ra môi trường khi vận chuyển trong điều kiện bình thường hoặc xảy ra sự cố;
  • Nếu cá nhân/tổ chức tự đóng gói hàng nguy hiểm, phải tiến hành thực nghiệm và kiểm tra chất lượng bao bì trước khi đưa vào sử dụng để hạn chế rơi lọt, tò rỉ chất độc hại khi chuyên chở bằng đường biển;
  • Các loại bao bì, vật chứa sau khi dùng xong cần bảo quản riêng nhằm đáp ứng các quy định của Nhà nước;
  • Ngoài ra, bao bì phải phù hợp với hàng chứa bên trong và miễn nhiễm với các loại hóa chất hoặc tác động của hàng nguy hiểm.

Quá trình bốc dỡ hàng hóa nguy hiểm đúng cách

  • Hàng hóa nguy hiểm một khi bị rò rỉ ra môi trường sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng của con người. Vì vậy, quá trình bốc dỡ hàng cần thực hiện bài bản, đúng cách để tránh tác động đến chúng;
  • Mỗi cá nhân hay tổ chức tham gia xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm trên tàu và lưu kho, bãi cần tuân thủ đúng những quy định của từng mặt hàng nguy hiểm hoặc trong thông báo của bên chủ hàng;
  • Người thủ kho, người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát quá trình xếp, dỡ hàng để hàng hóa được bốc dỡ đúng phương pháp.

Trách nhiệm của các bên trong quá trình chuyển hàng nguy hiểm

Đối với các bên khi tham gia quá trình vận chuyển hàng đường biển cần có trách nhiệm như đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó. Chủ hàng cần hỗ trợ tuyệt đối và thanh toán đúng thời hạn với bên vận chuyển. Còn bên cung cấp dịch vụ có trách nhiệm toàn bộ quá trình vận chuyển, đảm bảo an toàn của hàng hóa và đưa hàng đến đúng thời gian và địa điểm quy định.

Pháp lý vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển là gì?
Khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo đường biển sẽ đi kèm với những quy định, tính pháp lý về tiêu chuẩn phương tiện, về cách bảo quản, đóng gói bao bì cũng như quá trình bốc dỡ mặt hàng đặc thù này.

Ghi nhãn trên hàng nguy hiểm khi chuyển bằng tàu

Theo Điều 5 Thông tư 46/2017/TT-BGTVT quy định việc phân loại, đóng gói, ghi nhãn, dán biểu trưng hàng nguy hiểm vận chuyển bằng tàu biển phải bảo đảm về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường sau:

1. Việc phân loại, đóng gói, ghi nhãn, dán biểu trưng hàng nguy hiểm vận chuyển bằng tàu biển phải bảo đảm:

a) Hàng nguy hiểm được phân loại phù hợp với Phần 2 của Bộ luật IMDG.

b) Việc đóng gói hàng nguy hiểm theo yêu cầu phải đóng gói để giảm thiểu rủi ro về an toàn và ô nhiễm môi trường phải phù hợp với Phần 4 và Phần 6 của Bộ luật IMDG.

c) Hàng nguy hiểm được ghi nhãn, dán biểu trưng phù hợp với Phần 5 của Bộ luật lMDG.

2. Hàng nguy hiểm chứa trong container, xe ô tô, hoặc thùng chứa trung gian xếp xuống tàu biển phải được đóng gói và sắp xếp phù hợp với Phần 7 của Bộ luật IMDG. Công-te-nơ, xe ô tô, hoặc thùng chứa trung gian phải được ghi nhãn và dán biểu trưng hàng nguy hiểm phù hợp với Phần 5 của Bộ luật IMDG.

Xem thêm  Tìm hiểu thủ tục nhập khẩu Pin Lithium về Việt Nam từ A-Z

3. Thiết bị chứa hàng nguy hiểm phải được dán biểu trưng hàng nguy hiểm. Nếu trong một thiết bị có chứa các loại hàng nguy hiểm khác nhau, thì thiết bị này phải được dán đủ các biểu trưng tương ứng với các loại hàng nguy hiểm đó.

>>Xem thêm: Danh mục hàng hóa nguy hiểm

Những điều cần lưu ý trong vận tải hàng nguy hiểm đường biển

Khi thực hiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển, cần lưu ý:

Giấy tờ cần có khi chuyển hàng nguy hiểm

Giấy tờ cần chuẩn bị khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển, gồm:

  • Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS);
  • Khai báo hóa chất – DG Form (DANGEROUS GOODS DECLARATION).

Hai loại giấy tờ này khi vận chuyển hàng nguy hiểm đường biển đều là giấy tờ mà hầu hết các hãng tàu nào cũng yêu cầu. Ngoài ra, sau khi container hàng được chấp thuận vận chuyển bởi hãng tàu, trong quá trình vận chuyển sẽ cần bổ sung thêm các loại chứng từ thông thường (Vd: vận đơn,…).

Pháp lý vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển là gì?
Để quá trình vận tải hàng hóa nguy hiểm diễn ra suôn sẻ, hợp lệ thì phải có giấy tờ hợp lệ và cũng hết sức lưu ý về thời gian vận chuyển có thể chậm hơn các phương thức khác.

Thời gian chuyển hàng nguy hiểm đường biển

Trong thực tế khi vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển sẽ có một số quy định nghiêm ngặt hơn so với hàng hóa thông thường nên thời gian tiếp nhận, xử lý hàng hoá cần được bảo đảm đúng quy trình để tránh phát sinh các chi phí khác. Ratraco sẽ liệt kê một vài lưu ý ảnh hưởng đến thời gian xử lý vận chuyển hàng nguy hiểm để bạn nắm rõ:

  • Đặt tàu (booking): Sau khi đặt booking với hãng tàu, bạn sẽ nhận được yêu cầu cung cấp MSDS và DG Form để hãng tàu kiểm tra; (tùy theo lịch tàu là đi thẳng (direct) hay chuyển tải (transist)). Thời gian kiểm tra và thông báo kết quả được tiếp nhận hay không sẽ lâu hơn so với hàng thông thường (2-3 ngày).
  • Thời gian lưu container tại kho và bãi (Dem/Det) cũng hạn chế hơn so với hàng thông thường: Thường là từ 3-5 ngày, tính tới ngày tàu đi hoặc ngày cut off tùy từng hãng tàu.
  • Lưu ý: Khi đóng hàng container cần phải dán nhãn DG lên 4 mặt của container.

RATRACO SOLUTIONS hiện là một trong những Đơn vị vận chuyển hàng nguyên container, hàng FCL bằng đường biển Bắc Nam với cước phí rẻ nhất, cạnh tranh nhất, tiết kiệm nhất. Nhờ sự kết nối chặt chẽ với các Hãng tàu biển Nội địa lớn có tiếng như Hãng tàu Vinafco; Vosco; Vinalines; Gemadept; Hải An; GLS; Nam Triều; Nasico; Biển Đông; Viet Sun,…nên chúng tôi luôn đảm bảo tính chuyên nghiệp và thận trọng từ khâu lấy hàng, xếp dỡ, cẩu gắp, vận hành tới kinh doanh vận tải, giao nhận tận nơi yêu cầu.

Các cảng biển hoạt động chính như Cảng Hồ Chí Minh, Cảng Cửa Lò, Cảng Hải Phòng, Cảng Đà Nẵng, Cảng Quy Nhơn, Cảng Cái Mép – Thị Vải,…và nhận giao hàng trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt từ Cảng về kho, chúng tôi có bố trí xe đầu kéo vận chuyển hàng bằng container rất an toàn và nhanh chóng nên luôn đảm bảo chuẩn xác về thời gian, tiến độ sản xuất – kinh doanh của quý khách. Container 10ft, 20ft, 40ft, 45ft; có kho bãi thuận tiện tại 2 đầu Bắc Nam cùng đội ngũ nhân sự trẻ năng động, sáng tạo được đào tạo bài bản về nghiệp vụ OPS, sẵn sàng hỗ trợ Doanh nghiệp bạn bất cứ lúc nào.

Trên đây là những kiến thức liên quan tới tính pháp lý vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển mà Ratraco Solutions muốn chia sẻ tới quý bạn đọc. Các Doanh nghiệp, Tập đoàn, Đơn vị kinh doanh đang có kế hoạch chọn giải pháp vận tải hàng đường biển Bắc Nam hoặc Quốc tế nên lưu lại thông tin để biết được mình cần chuẩn bị gì, làm thủ tục ra sao,…trước khi tiến hành quá trình vận chuyển từ Cảng-Cảng, Cảng-Kho, Kho-Kho. Liên hệ ngay Hotline bên dưới để được tư vấn trực tiếp và báo giá Dịch vụ vận chuyển container đường biển trọn gói giá rẻ tốt nhất.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ