9 nhóm hàng nguy hiểm trong vận chuyển hiện nay

Hàng hóa nguy hiểm trong vận chuyển gồm những gì? Hàng hóa thế nào được gọi là hàng nguy hiểm? Quy định về các loại phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm cụ thể ra sao? là thắc mắc của nhiều Cá nhân, Doanh nghiệp, Tổ chức. Thông qua bài chia sẻ này, Ratraco Solutions sẽ liệt kê danh mục hàng hóa nguy hiểm cũng như chỉ rõ 9 nhóm hàng nguy hiểm để các đơn vị liên quan dễ dàng ghi nhớ và xác định được mặt hàng đã, đang và sẽ tiến hành vận chuyển liên tỉnh có thuộc trong nhóm này hay không.

Hàng nguy hiểm là gì? Yêu cầu gì với phương tiện chuyển hàng?

Khái niệm hàng nguy hiểm

Hàng hóa nguy hiểm là những mặt hàng chứa chất nguy hiểm, độc hại khi vận chuyển trên đường bộ, đường thủy và có nguy cơ gây hại sức khỏe, tình trạng con người, ảnh hưởng tới môi trường, an ninh quốc gia. Hàng hóa nguy hiểm cũng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: rắn, lỏng hoặc khí. Quá trình khai thác, xếp dỡ hàng nguy hiểm cần được thực hiện bởi các nhân sự có chuyên môn và được đào tạo bài bản về mặt hàng đặc thù này.

Có nhiều cách để nhận biết hàng hóa CÓ PHẢI là hàng hóa nguy hiểm hay không. Tuy nhiên cách đơn giản và chắc chắn nhất mà chúng ta nên áp dụng đó là liên hệ trực tiếp với Nhà cung cấp hoặc Đơn vị sản xuất về thông tin hàng hóa, cung cấp Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS). Ngoài ra, một cách đơn giản hơn để nhận biết hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods) là dựa vào nhãn được dán trên hàng hóa.

Danh mục hàng hóa nguy hiểm trong vận chuyển hiện nay
Hàng hóa nguy hiểm là những mặt hàng dễ gây cháy nổ, lây nhiễm, dễ ăn mòn,…trong quá trình vận chuyển từ nơi này tới nơi khác, từ địa điểm này tới địa điểm khác và bao gồm 9 nhóm nguy hiểm.

Yêu cầu với phương tiện chuyển hàng nguy hiểm

Tại Điều 13 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định về yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm như sau:

  • Phương tiện vận tải hàng nguy hiểm PHẢI DÁN BIỂU TRƯNG hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên của phương tiện;
  • Phương tiện vận chuyển phải ĐỦ ĐIỀU KIỆN tham gia giao thông theo quy định của pháp luật;
  • Sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm, phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Việc làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện được thực hiện theo quy trình và ở nơi quy định.

9 nhóm hàng nguy hiểm trong ngành vận tải hiện nay

Danh mục hàng hóa nguy hiểm trong vận chuyển sẽ được Ratraco Solutions cập nhật và chia sẻ sau đây. Theo Nghị định, tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hóa nguy hiểm được phân thành 9 nhóm hàng nguy hiểm đó là:

Loại 1 – Chất nổ và vật phẩm dễ nổ

  • Nhóm Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng;
  • Nhóm Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng;
  • Nhóm Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng;
  • Nhóm Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể;
  • Nhóm Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng;
  • Nhóm Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.

Loại 2 – Khí

  • Nhóm Khí dễ cháy;
  • Nhóm Khí không dễ cháy, không độc hại;
  • Nhóm Khí độc hại.

Loại 3 – Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy

  • Gồm có dầu, sơn, xăng, cồn, các loại rượu có nồng độ cồn cao,…

Loại 4 – Chất rắn dễ bốc cháy

  • Nhóm Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy (Bao gồm các loại bột kim loại và các chất có khả năng gây cháy khi nhiệt độ thay đổi. Thường thì hầu hết các chất này đều bị cấm vận chuyển bằng máy bay);
  • Nhóm Chất có khả năng tự bốc cháy (Ví dụ như phốt pho trắng);
  • Nhóm Chất phản ứng với nước và tạo ra khí dễ cháy.

Loại 5 – Chất Oxi dễ cháy

  • Nhóm Chất ôxi hóa;
  • Nhóm Perôxít hữu cơ.

Với nhóm này, cần được kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ.

Loại 6 – Chất độc

  • Nhóm Chất độc (Ví dụ như thuốc trừ sâu);
  • Nhóm Chất gây nhiễm bệnh (Bao gồm các loại virus gây bệnh cho người hoặc động vật. Như H5N1 trên gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn, các mẫu bệnh phẩm ở động vật hoặc trên người, cần phải xét nghiệm trong phòng thí nghiệm).
Danh mục hàng hóa nguy hiểm trong vận chuyển hiện nay
Chất cháy nổ, chất ăn mòn, chất lỏng, khí, chất phóng xạ,…đều thuộc danh mục hàng hóa nguy hiểm mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần phải biết khi muốn vận chuyển đi xa.

Loại 7 – Chất phóng xạ (Radioactive Substances)

  • Hàng hóa nguy hiểm này gồm các trang thiết bị y tế như máy chụp, máy chiếu, một số thiết bị của ngành dầu khí…

Loại 8 – Chất ăn mòn (Corrosive Substances)

  • Nhóm hàng nguy hiểm này bao gồm acquy, pin, axit…

Loại 9 – Chất và vật phẩm nguy hiểm khác (Other Hazardous Materials)

  • Gồm các chất nguy hiểm không nằm trong 8 nhóm kể trên: oto, xe máy, động cơ, đá khô, pin lithium,…

>>Xem thêm: Chủng loại hàng hóa là gì?

Những lưu ý khi chuyển hàng nguy hiểm từ nơi này đến nơi khác

Nếu Dịch vụ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là vận chuyển qua đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không,…thì cần chuẩn bị chứng từ xác nhận và các thủ tục quan trọng khác. Đối với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, mỗi loại hàng sẽ được quản lý và giám sát bởi các Cơ quan và Ngành chức năng khác nhau (tùy mục đích sử dụng). Điều này dẫn đến việc cấp giấy phép vận chuyển tương ứng từ các Cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể:

Cung cấp Bảng phân tích thành phần lý hóa MSDS

Quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa nguy hiểm được kiểm soát nghiêm ngặt, đòi hỏi người gửi cung cấp bảng MSDS (Material Safety Data Sheet). Nó là bảng dữ liệu an toàn hóa chất – Một loại tài liệu chứa các thông tin liên quan đến thuộc tính một hóa chất cụ thể nào đó. Song không phải hàng hóa nào cũng cần cung cấp bảng MSDS.

Yêu cầu này thường được áp dụng cho những hàng hóa có tính chất nguy hiểm, đặc biệt là chất có khả năng gây cháy nổ. Thậm chí, các sản phẩm dạng bột như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm cũng có thể yêu cầu chứng nhận MSDS để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Xuất trình giấy an toàn hóa chất

Trong trường hợp vận chuyển hàng hóa được coi là hàng nguy hiểm, yêu cầu người gửi phải có phiếu an toàn hóa chất. Tài liệu được cung cấp là tài liệu tiếng Việt, do Nhà sản xuất hoặc Nhà nhập khẩu thiết lập. Giấy cung cấp các thông tin cụ thể sau:

  • Nhận dạng hóa chất;
  • Mức độ nguy hiểm của hóa chất;
  • Thành phần chất trong hóa chất;
  • Tính chất vật lý và hóa học của hóa chất;
  • Mức độ ổn định và khả năng phản ứng của hóa chất;
  • Thông tin về độc tính, tác động đến môi trường;
  • Biện pháp xử lý khi xảy ra hỏa hoạn;
  • Biện pháp ứng phó, phòng ngừa trong trường hợp sự cố xảy ra;
  • Biện pháp sơ cứu y tế;
  • Tác động lên con người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân;
  • Yêu cầu về vận tải và vận chuyển;
  • Yêu cầu lưu trữ và cất giữ;
  • Quy định kỹ thuật và pháp lý cần tuân thủ một cách nghiêm ngặt;
  • Các thông tin cần thiết khác.

Xuất trình giấy phép vận chuyển nhóm hàng nguy hiểm

  • Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất bảo vệ thực vật: Cấp bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm: Cấp bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường;
  • Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9: Cấp bởi Bộ Công an;
  • Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8: Cấp bởi Bộ Khoa học và Công nghệ;
  • Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc sử dụng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng: Cấp bởi Bộ Y tế.
Danh mục hàng hóa nguy hiểm trong vận chuyển hiện nay
Dù vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo phương thức đường bộ, đường hàng không, hoặc đường sắt thì đều cần chuẩn bị chứng từ cần thiết cũng như hoàn tất các thủ tục quan trọng.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an cũng có các quy định riêng về vận chuyển hàng hóa Bắc Nam nguy hiểm, phục vụ cho mục đích an ninh và quốc phòng của lực lượng vũ trang.

Quy định về việc đóng gói hàng nguy hiểm

Bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm phải tuân theo những quy định về nhãn hàng hóa nguy hiểm, theo đúng trình tự và nguyên tắc được đưa ra. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể:

  • Các loại hóa chất dễ gây cháy nổ, Công ty vận chuyển hàng hóa nên chú ý đóng kín và tránh xa nguồn lửa và các tác nhân gây cháy;
  • Khi đóng gói và gửi hàng có tính lây nhiễm hoặc độc hại, cần trang bị bảo hộ lao động phù hợp;
  • Hàng dễ cháy nổ cần được kê lên kệ và không tiếp xúc với thùng xe để tránh nước ngấm gây ảnh hưởng chất lượng hàng hóa;
  • Với các mặt hàng như xăng, dầu, các Đơn vị vận chuyển hàng hóa cần sử dụng xe chuyên dụng để vận chuyển;
  • Với các chất dễ phản ứng hoặc gây ăn mòn, nên đựng chúng trong chai lọ bằng thủy tinh hoặc vật liệu phù hợp;
  • Sau khi đóng gói và chuyển lên xe, cần ghi rõ thông tin hàng hóa lên bao bì và dán nhãn biểu tượng nguy hiểm và cảnh báo.

=> Tóm lại, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là cả một quá trình phức tạp đòi hỏi ở các Đơn vị vận chuyển không chỉ là sự hiểu biết chuyên sâu về hàng hóa mà còn là kiến thức về các quy định liên quan.

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO tự hào là đơn vị vận chuyển container đường sắt với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi có đủ năng lực và kiến thức để hỗ trợ khách hàng, đóng gói, bảo quản và vận chuyển loại hàng hóa này. Đặc biệt, nhân viên chúng tôi nắm rõ 9 nhóm hàng nguy hiểm cũng như Danh mục hàng nguy hiểm nên sẽ trực tiếp tư vấn cho Tư nhân, Doanh nghiệp một cách kĩ càng trước khi tiến hành quá trình vận chuyển từ Ga – Kho, Ga – Kho, Kho – Kho.

RATRACO nhận vận chuyển – giao hàng nguy hiểm Nhanh chóng, Uy tín, An toàn trên phạm vi toàn quốc đi 2 chiều Bắc <-> Nam với năng lực vận tải lớn, cơ sở hạ tầng đường sắt chuyên biệt, hiện đại. Khi vận chuyển hóa chất, Ratraco sử dụng toa xe P, NR để đảm bảo quá trình chuyển hàng luôn xuyên suốt, hạn chế mọi sự cố nguy hiểm có thể xảy ra nên quý khách hoàn toàn có cơ sở tin chọn và sử dụng Dịch vụ vận chuyển chất lỏng bằng container chuyên dùng tại đây.

Ratraco Solutions đã cập nhật nhanh về 9 nhóm hàng nguy hiểm trong vận chuyển, theo đó các cá nhân/tổ chức/đơn vị/doanh nghiệp cần tìm hiểu về danh mục hàng hóa nguy hiểm nên lưu lại thông tin để hỗ trợ hiệu quả cho kế hoạch luân chuyển mặt hàng đặc thù này từ nơi này đến nơi khác. Nếu Quý khách hàng chưa có nhiều kinh nghiệm trong vận chuyển hàng nguy hiểm, chất lỏng,…liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline bên dưới để được hỗ trợ cung cấp và báo giá dịch vụ tốt nhất.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ