Quản trị chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, giao trả hàng, chi phí, trải nghiệm khách hàng và lợi nhuận. Vậy, bạn đã hiểu quản trị chuỗi cung ứng là gì hay chưa? Ratraco Solutions chúng tôi sẽ chuyển tải kiến thức cần biết về quản trị chuỗi cung ứng, những khác biệt so với quản trị Logistics, vai trò và phương pháp quản trị chuỗi cung ứng để các bên liên quan nắm bắt kịp thời.
Quản trị chuỗi cung ứng là gì?
Quản trị chuỗi cung ứng là gì? Quản trị chuỗi cung ứng được hiểu là kiểm soát, giám sát, phối hợp mọi hoạt động sản xuất, tồn kho, địa điểm, chi nhánh phân phối, vận chuyển,…nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Có thể thấy, quản trị chuỗi cung ứng là một phạm trù rộng, bao quát toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp cung ứng.
Giá trị của chuỗi cung ứng = Giá trị của khách hàng – Chi phí của chuỗi cung ứng
Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng là gì?
Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng là gì? Quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ:
- Tạo lợi thế cạnh tranh, định vị chỗ đứng trên thị trường;
- Đảm bảo hàng hóa cung ứng phục vụ nhu cầu thị trường, giảm tồn kho, giảm nguy cơ hoàn trả, giảm chi phí quản lý;
- Đảm bảo tiến độ và chất lượng cung ứng sản phẩm, vận chuyển nhanh, sản phẩm chất lượng, tối ưu chi phí và lợi nhuận.
Thống kê giá trị của quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả đem lại:
- Giảm 25 – 50% chi phí chuỗi cung ứng SCM;
- Giảm 25 – 60% lượng hàng tồn kho;
- Tăng 25 – 80% độ chính xác dự báo sản xuất;
- Cải thiện 30 – 50% chất lượng vòng cung ứng đơn hàng;
- Tăng hơn 20% lợi nhuận sau thuế.
Các phương pháp quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả
Phương pháp quản trị chuỗi cung ứng là gì để đảm bảo hiệu quả? Đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt Ratraco Solutions sẽ liệt kê bao gồm:
Đảm bảo luồng dữ liệu liền mạch
Việc tìm kiếm công cụ, phương pháp phù hợp để đối chiếu và khớp dữ liệu với người dùng, hệ thống của nhà cung cấp, tạo ra một luồng thông tin phù hợp là một bài toán khó. Tuy nhiên đây là phương pháp hiệu quả để tối ưu hóa hoạt động quản lý nguồn cung ứng.
Kiểm soát hàng tồn kho
Hàng tồn kho phải luôn đảm bảo ở mức tối thiểu nhằm giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp và đảm bảo chất lượng hàng hóa. Trên thực tế, nhu cầu khách hàng thay đổi liên tục, doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo lượng hàng tồn kho đủ để đáp ứng nhu cầu thay đổi tạm thời của khách hàng.
Do đó, doanh nghiệp cần có công cụ dự đoán nhu cầu khách hàng một cách tương đối chính xác nhất, nhằm giữ mức tồn kho vừa đủ, giúp hoạt động quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn.
Cấu hình mạng lưới phân phối
Mạng lưới phân phối phụ thuộc vào sự thay đổi về thị hiếu của khách hàng, mức độ sản xuất, việc lựa chọn nhà cung cấp mới và dòng dịch chuyển mới của sản phẩm. Do đó, nhà quản trị cần lựa chọn vị trí kho bãi thuận lợi, đưa ra sản lượng sản xuất phù hợp cho mỗi sản phẩm tại mỗi nhà máy.
Việc đồng nhất mạng lưới vận chuyển phù hợp giữa các đơn vị, từ nhà máy đến kho hàng, từ kho hàng đến người bán lẻ có thể giúp tối thiểu chi phí sản xuất, chi phí tồn kho và làm hài lòng khách hàng.
Tích hợp chuỗi cung ứng và cộng tác chiến lược
Nếu mục tiêu không đồng nhất và có sự xung đột ý kiến giữa các bộ phận, đối tác khác nhau trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp rất khó thực thi việc quản lý chuỗi cung ứng tối ưu, hiệu quả.
Doanh nghiệp cần xác định mức độ tác động của việc cộng tác tới thành công của doanh nghiệp, xem xét thông tin nào nên chia sẻ trong quá trình phối hợp cũng như mức độ tích hợp và loại cộng tác phù hợp nhất cho mỗi tình huống, dự án khác nhau.
Hợp đồng cung ứng
Hợp đồng giúp thiết lập ràng buộc giữa nhà cung cấp và người mua trong chuỗi cung ứng, bao gồm các điều kiện về hàng hóa, giá cả, thời gian giao, trả hàng, chiết khấu,…cần được quy định rõ ràng, thống nhất.
Chiến lược áp dụng nguồn lực từ bên ngoài và thu mua
Quản lý chuỗi cung ứng không chỉ liên quan đến việc phối hợp hoạt động khác nhau trong chuỗi mà còn quyết định những hoạt động nên thực hiện trong nội bộ và hoạt động nên mua từ bên ngoài. Để đưa ra quyết định đúng đắn, doanh nghiệp cần xác định các hoạt động sản xuất thuộc năng lực cốt lõi để thực hiện trong nội bộ, những sản phẩm nào không thuộc năng lực cốt lõi nội bộ nên mua từ nguồn cung cấp bên ngoài.
Đảm bảo nguồn nhân lực phù hợp
Doanh nghiệp cần tuyển chọn nguồn nhân lực có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cũng như thái độ phù hợp với tổ chức. Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt quyết định đến các chiến lược quản lý chuỗi cung ứng có thực hiện hiệu quả hay không.
Ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống để hỗ trợ ra quyết định
Công nghệ thông tin là công cụ hữu ích trong quản lý chuỗi cung ứng doanh nghiệp. Ngày nay, cùng với sự xuất hiện của hàng loạt công nghệ hiện đại, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng trở nên đơn giản hơn nhiều trong việc xử lý big data.
Quản trị chuỗi cung ứng và quản trị Logistics có gì khác nhau?
Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) có phạm vi rộng hơn, bao gồm tất cả các quy trình và hoạt động liên quan đến việc sản xuất, mua sắm, phân phối và bán hàng sản phẩm từ nguồn đến khách hàng cuối cùng (bao gồm logistics).
Quản trị Logistics có phạm vi hẹp hơn, tập trung vào việc vận chuyển, lưu trữ và phân phối sản phẩm trong quá trình cung ứng từ nguồn đến điểm tiêu thụ. Tham khảo chi tiết bảng so sánh sau:
So sánh | Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) | Quản trị Logistics |
Định nghĩa | Quản lý các hoạt động liên quan đến việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ từ nguồn cung cấp cho khách hàng cuối cùng. | Quản lý các hoạt động vận chuyển và lưu trữ hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đến. |
Phạm vi | Tất cả các hoạt động liên quan đến cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm cả nhà cung cấp và khách hàng. | Tập trung vào các hoạt động liên quan đến vận chuyển, kho bãi, đóng gói và xử lý đơn hàng. |
Mục tiêu | Tối ưu hóa toàn bộ chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và đảm bảo lợi nhuận cao nhất. | Tối ưu hóa quá trình vận chuyển và lưu trữ hàng hóa để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí. |
Tầm ảnh hưởng | Dài hạn. | Ngắn – trung hạn. |
Công việc cụ thể | Bao gồm hoạt động logistics, quản trị nguồn cung, quá trình sản xuất, hợp tác với khách hàng, đối tác,… | Quản trị hoạt động vận hành, quản lý kho bãi, dự báo đơn hàng, giao hàng, các dịch vụ khách hàng,… |
Ratraco Solutions đã giúp bạn hiểu được khái niệm quản trị chuỗi cung ứng là gì và chỉ ra điểm khác nhau cơ bản so với quản trị logistics. Từ đây, các doanh nghiệp, chủ hàng, shop kinh doanh online, nhà sản xuất, nhà cung ứng sản phẩm/hàng hóa,…có thể áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng này một cách nhanh chóng và hiệu quả giúp mang lại doanh thu, lợi nhuận xứng đáng cho đơn vị mình.