Thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam như thế nào?

Khi Doanh nghiệp của bạn có nhu cầu muốn xuất, nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam để đáp ứng hiệu quả cho mọi hoạt động kinh doanh nhưng chưa biết phải thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa sao cho đúng? Nên bắt đầu từ đâu? Cần áp dụng các quy trình nhập hay xuất hàng ra sao?,…

Với những thắc mắc đặt ra, RatracoSolutions Logistics sẽ giúp bạn giải đáp một cách cặn kẽ, cùng với đó là tổng quan tình hình xuất nhập khẩu tại Việt Nam để các cá nhân, các tổ chức, Doanh nghiệp kinh doanh có thêm kinh nghiệm, sự hiểu biết căn bản về mọi thủ tục hải quan thông quan sản phẩm, hàng hóa bất kỳ.

Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam hiện nay

Dựa theo số liệu của Tổng cục Thống kê đưa ra cuối tháng 12/2020, tổng kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD (tăng 5,1% so với năm 2019). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5 tỷ USD (tăng 6,5% so với năm 2019). Năm 2020, Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD – mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.

Trong tình hình bối cảnh ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến mọi hoạt động thương mại và đầu tư thế giới bị suy giảm không nhỏ, các nước nhập khẩu ngày càng siết chặt hàng rào phi thuế quan, bảo hộ trong nước gia tăng nhưng kim ngạch XNK ấn tượng đã đưa Việt Nam xếp thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô Thương mại quốc tế và góp phần tạo đà, tạo bức phá cho các công tác XNK trong giai đoạn tới.

Thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam như thế nào?
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam đang có dấu hiệu khả quan sau dịch Covid-19.

Đánh giá về mức tăng trưởng trong công tác XNK năm 2020, TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) chỉ rõ: “Sau 35 năm đổi mới mở cửa và đẩy mạnh định hướng xuất khẩu, các chỉ số xuất khẩu mà Việt Nam đạt được về mặt số lượng là rất cao”.

Nhìn chung, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đã bổ sung nguồn thu ngoại tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo động lực cho việc tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới cũng như thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, hiệu quả của công tác hội nhập đã được thể hiện rõ ràng hơn, khi hoạt động XNK không bị tác động quá lớn bởi sự phụ thuộc vào một số thị trường và những xáo trộn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Quy trình, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam

Thủ tục xuất khẩu hàng hóa

Bước 1: Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu

Đối với xuất khẩu, bước này rất quan trọng. Hàng hóa xuất khẩu cũng chịu sự quản lý của Nhà nước nên bạn cần kiểm tra lại:

  • Hàng hóa của bạn có thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu hay không: Với những loại hàng hóa này, bạn không được phép xuất khẩu ra ngoài.
  • Hàng của bạn có thuộc danh mục hàng xuất khẩu có điều kiện hay phải xin giấy phép hay không: Với những mặt hàng này, thủ tục xin khá phức tạp và mất nhiều thời gian nên tùy thuộc vào năng lực, bạn cần phải tự cân nhắc có nên xuất khẩu những mặt hàng này không.
  • Hàng phải kiểm tra chuyên ngành: Quy định hàng nào phải kiểm tra chuyên ngành phụ thuộc vào quy định của từng bộ ngành nên bạn cần kiểm tra thật kỹ trước khi xuất khẩu.

Bước 2: Lựa chọn thị trường xuất khẩu và đối tác

  • Đối với các Doanh nghiệp xuất khẩu, việc lựa chọn thị trường xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành bại trong kinh doanh. Khi nghiên cứu thị trường nước ngoài, bạn cần tập trung vào một số vấn đề như: Dung lượng thị trường, nhu cầu về sản phẩm, điều kiện về Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Luật pháp,…
  • Đối với các đối tác bạn cần quan tâm đến hình thức tổ chức của đối tác, khả năng tài chính, uy tín của đối tác, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và thiện chí của họ,…Sau khi đánh giá các yếu tố trên, bạn sẽ quyết định được thị trường và đối tác nhập khẩu hàng của bạn.

Bước 3: Đàm phán và ký kết hợp đồng

Hiện nay, thực tế các bên trong mua bán quốc tế thường ở các quốc gia khác nhau nên việc đàm phán thông qua gặp gỡ trực tiếp là rất khó khăn. Hình thức đàm phán phổ biến hiện nay là thông qua thư từ điện tín hoặc điện thoại. Quá trình đàm phán sẽ càng thuận lợi cho bạn nếu như trước đó bạn đã chuẩn bị kỹ càng các chiến lược và chiến thuật đàm phán thương mại. Sau khi hai bên đã thương lượng xong, hợp đồng ngoại thương sẽ được ký kết. Đây là một trong những chứng từ rất quan trọng trong thương mại quốc tế.

Bước 4: Xin giấy phép xuất khẩu

Như đã đề cập ở trên sẽ có một số mặt hàng thuộc danh mục xuất khẩu có điều kiện nên trước khi xuất khẩu đi nước ngoài, bạn phải xin giấy phép từ các bộ, ban, ngành có liên quan. Quy trình, thủ tục, giấy tờ và hồ sơ sẽ được quy định cụ thể trong thông tư hướng dẫn của các bộ, các bạn có thể tra cứu trên Internet.

Bước 5: Thuê tàu và lấy Container rỗng

Tùy thuộc vào điều kiện Incoterms mà bạn đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu là nhóm C, D, người xuất khẩu sẽ là người đi thuê tàu, các nhóm còn lại, người nhập khẩu sẽ đi thuê tàu. Thông thường, để việc thuê tàu đạt hiệu quả và tối ưu nhất, các nhà xuất khẩu hiện nay thường đi qua một bên Forwarder, nhờ họ book và làm thủ tục Hải quan.

Nếu bạn là người thuê tàu, sau khi booking, bạn sẽ ra cảng để đổi lấy Booking Confirmation. Việc này giúp hãng tàu xác nhận được là bạn đã đồng ý lấy Container và Seal. Nếu người nhập khẩu là người đi thuê tàu, bạn sẽ nhận được Transport Confirmation và đem đi đổi lấy Booking.

Bước 6: Đóng gói hàng, ký hiệu chuyên chở (Shipping Mark)

Từ thông tin trên booking, bạn sẽ kéo cont rỗng về kho của bạn để đóng hàng. Trong quá trình đóng gói, bạn phải ghi đầy đủ thông tin trên lô hàng (Shipping Mark). Các thông tin thường bao gồm: tên hàng, tên và địa chỉ công ty xuất khẩu, tên và địa chỉ công ty nhập khẩu, xuất xứ, trọng lượng tịnh, trọng lượng bì, các ký hiệu hướng dẫn vận chuyển (hàng dễ vỡ, hàng cồng kềnh,…).

Bước 7: Làm thủ tục Hải quan

Truyền tờ khai Hải quan: Việc truyền tờ khai của hàng xuất cũng tương tự như hàng nhập. Nếu bạn tự làm hết thì nhớ hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước để tránh mắc phải những sai sót không đáng có nhé. Còn nếu như bạn làm thông qua một Forwarder thì việc này khá đơn giản vì bên này sẽ làm hết cho bạn.

Làm thủ tục khai báo hải quan khi xuất khẩu: Sau khi truyền tờ khai Hải quan, hệ thống sẽ cho ra luồng của tờ khai. Tùy thuộc vào luồng khác nhau mà thủ tục cũng có đôi chút khác nhau:

– Tờ khai luồng xanh: Đối với luồng này, tờ khai của bạn sẽ được thông quan luôn mà không cần kiểm tra hồ sơ hay kiểm tra thực tế hàng hóa. Bạn chỉ cần đến Hải quan giám sát nộp chứng từ gồm:

  • Phơi hạ hàng
  • Mã vạch (in từ website tổng cục hải quan)
  • Phí cơ hạ tầng (chỉ áp dụng ở cảng Hải Phòng)

Hải quan sẽ ký nháy và có nơi còn đóng dấu nội bộ ra mặt sau tờ khai, lúc này bạn có thể đem nộp cho hãng tàu.

– Tờ khai luồng vàng: Đối với tờ khai luồng vàng, Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn. Tương tự như hàng nhập, nếu Hải quan thấy có sự sai khác hoặc thiếu sót, họ sẽ yêu cầu bổ sung hoặc giải trình. Nếu bổ sung đầy đủ, tờ khai của bạn sẽ được thông quan. Nếu không giải trình được, rất có thể tờ khai của bạn sẽ bị bẻ sang luồng đỏ.

– Tờ khai luồng đỏ: Khi phân vào luồng này, hải quan sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra bộ chứng từ thấy hợp lệ. Kiểm hóa có thể thực hiện bằng máy soi chuyên dụng, hoặc cán bộ hải quan mở container kiểm tra thủ công. Nếu có nhiều lỗi sai nặng, bạn sẽ bị xử lý vi phạm, còn nếu lỗi nhỏ, Hải quan sẽ yêu cầu bạn sửa hồ sơ cho đúng. Sau khi hoàn thành xong quá trình kiểm hóa, tờ khai của bạn sẽ được thông quan.

Thông quan và thanh lý tờ khai: Sau khi tờ khai đã được thông quan và qua hải quan giám sát, bước tiếp là bạn nộp lại tờ khai, mã vạch cho hãng tàu, để họ làm thủ tục xác nhận thực xuất với hải quan giám sát, khi hàng đã lên tàu.

Thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam như thế nào?
Thủ tục xuất khẩu hàng hóa được thực hiện theo trình tự các bước quy định.

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa

Trước tiên, tiến hành đàm phán để ký hợp đồng mua hàng, vận chuyển hàng hóa với đối tác nước ngoài. Sau đó, hai bên có thể cùng nhau thỏa thuận để thống nhất những điều kiện liên quan, trong hợp đồng sẽ có một số mục điều khoản chính như:

  • Tên hàng/mã hàng
  • Số lượng/trọng lượng hàng hóa
  • Quy cách hàng hoá
  • Cách đóng gói
  • Điều kiện giao hàng (CIF, FOB, EXW,..)
  • Giá cả
  • Chứng từ hàng hóa từ đối tác kinh doanh
  • Thời gian giao hàng.

Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo điều kiện CIF, FOB và CNF, nhà nhập khẩu hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại Việt Nam. Đối với công việc này, bạn có thể tự thực hiện hoặc thuê công ty dịch vụ thông quan làm thay. Còn nếu hàng hóa của bạn được nhập vào với điều kiện DDU, DDP (hoặc DAP) thì người bán sẽ làm thủ tục cho bạn và chuyển hàng về kho cho bạn. Và để thực hiện được công việc này, bạn phải cung cấp được những chứng từ cần thiết để kê khai hải quan.

Để thực hiện được bước làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa. Bạn cần phải có bộ chứng từ để làm được hồ sơ hải quan. Thông thường, sau khi hàng của bạn được xếp lên tàu tại cảng nước ngoài. Người bán hàng sẽ gửi cho bạn một bộ chứng từ gốc bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 3 bản chính
  • Bộ vận tải đơn (Bill of Lading): 3 bản chính
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin): có thể theo mẫu D, E, AK,…để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu
  • Bản kê chi tiết hàng hóa (Packing List): 3 bản chính
  • Ngoài ra, còn một số giấy tờ khác như: Chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận phân tích (CA), đơn bảo hiểm, hun trùng, kiểm dịch,…(nếu có).

Hiện nay, bạn có thể thực hiện việc kê khai hải quan qua các phần mềm hải quan điện tử. Sau đó, bạn in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để đem đến chi cục hải quan. Tùy theo kết quả truyền tờ khai là luồng xanh, luồng vàng hay luồng đỏ mà bộ chứng từ đầy đủ như trường hợp tờ khai luồng vàng. Trong trường hợp luồng vàng, hồ sơ hải quan bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại: 1 bản sao
  • Hóa đơn cước biển (với điều kiện FOB): 1 bản sao
  • Bộ tờ khai hải quan và phụ lục: 2 bản
  • Vận đơn: 1 bản sao
  • Các chứng từ khác: CO, kiểm tra chất lượng (nếu có),…
Thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam như thế nào?
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam cũng được thống nhất theo một quy trình.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ, bạn đem hồ sơ đến Chi cục hải quan làm thủ tục và nộp thuế để được thông quan rồi xuống cảng đổi lệnh và trình ký hải quan cổng, bãi. Bước cuối cùng trong thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam là chuyển hàng hóa về kho. Sau khi làm thủ tục hải quan, bạn phải chuẩn bị và bố trí các phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho của mình.

Dịch vụ khai báo hải quan XNK hàng hóa Chuyên Nghiệp của Ratraco Solutions

Ratraco Solutions – Đơn vị hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực Thương mại, khai báo hải quan và đạt được không ít thành tích nổi bật như là đối tác của nhiều Công ty, Đơn vị XNK trong & ngoài nước. Cùng với đó là đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm có Chứng chỉ nghiệp vụ Hải quan xuất sắc kết hợp với nhiều bộ phận chuyên trách, giúp hàng hóa và các sản phẩm XNK khác được giải quyết nhanh-gọn-lẹ mọi quy trình, các thủ tục nhập khẩu hàng hóa/xuất khẩu hàng hóa quan trọng, cần thiết.

Ratraco Solutions cung cấp cho khách hàng các Dịch vụ khai báo hải quan với các loại hình thông dụng

  • Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa
  • Gia công xuất nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa
  • Xuất nhập khẩu đầu tư có thuế, miễn thuế
  • Xuất/nhập khẩu, sản xuất xuất khẩu hàng hóa
  • Hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ
  • Hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập
  • Hỗ trợ các loại hình quá cảnh khác liên quan.

Lý do các Doanh nghiệp nên chọn Dịch vụ khai báo, làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa của RatracoSolutions Logistics

  • Tiết kiệm chi phí, thời gian cho cá nhân Doanh nghiệp
  • Đội ngũ nhân viên tư vấn tận tâm, có chuyên môn nghiệp vụ tốt
  • Kinh nghiệm chuyên môn cao trong khai báo hải quan
  • Tránh được những rủi ro nghiêm trọng khác.
Thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam như thế nào?
Ratraco Solutions – Đơn vị nhận làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam với chi phí rẻ, ổn định.

7 bước làm thủ tục khai báo hải quan xuất khẩu & làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam

  • Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ khách hàng, kiểm tra & tư vấn bổ sung (nếu thiếu sót)
  • Bước 2: Nhận chữ kí số trực tiếp từ khách hàng hoặc lấy thông tin CKS gián tiếp
  • Bước 3: Khai báo thông tin lên hệ thống Hải quan điện tử VNACSS
  • Bước 4: Chờ phân luồng để chuẩn bị hồ sơ hoặc cử nhân viên xuống kiểm hóa cùng hải quan
  • Bước 5: Thông báo thuế phải nộp cho khách hàng & nộp hộ (khi có yêu cầu)
  • Bước 6: Thông quan tờ khai & lấy hàng cho khách
  • Bước 7: Tư vấn khách hàng bổ sung hồ sơ còn nợ hải quan (nếu có) sau khi thông quan trả hàng về kho.

Những kiến thức chia sẻ về quy trình, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam mà RatracoSolutions Logistics đã chỉ ra, các Đơn vị kinh doanh hàng hóa xuất/nhập khẩu bất kỳ nếu đang có kế hoạch chuẩn bị giao thương số lượng hàng hóa lớn có thể tham khảo, áp dụng nhằm hạn chế mọi vướng mắc, trở ngại mang tính pháp lý, thủ tục hải quan thông quan.

Các thủ tục nhập khẩu hàng hóa hay xuất khẩu hàng nói chung đều nằm trong phạm vi Nghị Định mới nhất đề ra nên nếu muốn đảm bảo toàn bộ quá trình nhập, xuất hàng đi được suôn sẻ, thuận lợi thì cá nhân hoặc tổ chức Doanh nghiệp trong nước bắt buộc phải tuân thủ đúng. Và khi bạn có nhu cầu thuê Dịch vụ khai báo hải quan xuất/nhập khẩu hàng hóa nhanh, uy tín, đảm bảo, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline bên dưới để được hỗ trợ báo giá nhé.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ