6 tuyến đường sắt Việt Nam Trung Quốc nhộn nhịp nhất

Số lượng chuyến tàu liên vận cũng như hàng hóa được vận chuyển giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đang tăng cao so cùng kỳ năm ngoái, chứng tỏ hoạt động vận tải hàng hóa xuyên biên giới giữa hai nước khá sôi động…Ratraco Solutions sẽ cập nhật nhanh 6 tuyến đường sắt Việt Nam Trung Quốc thường xuyên diễn ra các hoạt động XNK, vận chuyển hàng liên vận Quốc tế.

6 tuyến đường sắt Việt Nam – Trung Quốc nhộn nhịp, sôi động nhất

Đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt Ratraco Solutions sẽ liệt kê các tuyến đường sắt Việt Nam Trung Quốc sôi động nhất sau đây:

1. Tàu liên vận đi từ ga Kép – ga Đồng Đăng – Trung Quốc

Ga Kép là ga cấp 2, nằm tại thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, thuộc tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn), là điểm bắt đầu của tuyến đường sắt Kép – Hạ Long, Cái Lân và tuyến Kép – Lưu Xá.

Hiện nay, hàng hóa liên vận quốc tế đến Bắc Giang phải khai báo thủ tục xuất nhập tại hải quan ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) hoặc ga Yên Viên (Hà Nội), sau đó dỡ hàng đi đường bộ về nhà máy, một số đi tiếp bằng đường sắt theo vận đơn nội địa về ga Kép dỡ hàng. Ga Kép trở thành ga liên vận quốc tế giúp hàng hóa thông quan nhanh, giải tỏa tình trạng ách tắc hàng tại biên giới Trung Quốc.

Xem thêm  Điều kiện EXW là gì? Tìm hiểu điều kiện EXW trong Incoterm 2010

2. Tàu liên vận quốc tế từ ga Sóng Thần đến Trung Quốc

Tuyến đường sắt Việt Nam Trung Quốc này xuất phát từ ga Sóng Thần đến ga Yên Viên, Giáp Bát (Hà Nội) rồi chuyển tiếp vào các đoàn tàu liên vận quốc tế đi Trung Quốc và quá cảnh qua nước thứ 3 (Nga, Mông Cổ, Trung Á và Châu Âu) qua cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) và cửa khẩu Lào Cai (Lào Cai). Hàng hóa vận chuyển chủ yếu là hàng tiêu dùng, dệt may, điện tử, ô tô – xe máy và nông sản, thực phẩm.

Đoàn tàu liên vận quốc tế vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ ga Sóng Thần đi Trung Quốc đánh dấu việc ga liên vận quốc tế Sóng Thần lần đầu tiên trực tiếp tham gia phục vụ các hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Bình Dương.

6 tuyến đường sắt Việt Nam Trung Quốc nhộn nhịp nhất
Tuyến đường sắt ga Kép – ga Đồng Đăng – Trung Quốc, ga Sóng Thần đến Trung Quốc là một trong những tuyến liên vận Quốc tế sôi động.

3. Tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn kết nối liên vận Quốc tế đi ga Bằng Tường

Tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn có điểm đầu là ga Gia Lâm (Hà Nội) và điểm cuối ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) là ga quan trọng kết nối với tuyến đường sắt liên vận Quốc tế sang ga Bằng Tường (Trung Quốc).

Đây là ga liên vận quốc tế nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, có diện tích khoảng 56.000 m2, gồm khu trung tâm, quảng trường ga, phòng đợi, cung đường sắt, bãi hóa trường,…với 10 đường sắt khổ lồng (có thể chạy được tàu khổ 1.000mm và 1.435mm).

4. Tuyến đường sắt ga Cao Xá – ga Đồng Đăng – ga Bằng Tường, Trung Quốc

Tuyến đường sắt liên vận quốc tế từ ga Cao Xá, tỉnh Hải Dương đi – tới Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn – Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc), từ đây đi sâu vào nội địa Trung Quốc hoặc quá cảnh sang các nước Trung Á, Nga, EU.

Đặc biệt, hàng hóa từ Ga Cao Xá còn đi theo tuyến tới Lào Cai – Sơn Yêu (Hà Khẩu Bắc, Vân Nam, Trung Quốc) và chuyển đổi phương tiện đi sâu vào nội địa Trung.

Xem thêm  Thương mại quốc tế là gì? Lợi ích của các thành viên tham gia

5. Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh liên vận quốc tế đi Trung Quốc

Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh được nghiên cứu lập quy hoạch toàn bộ các đoạn tuyến. Ga trên tuyến có điểm đầu là ga Lào Cai (tính từ điểm nối ray với đường sắt Trung Quốc), điểm cuối là ga Hạ Long và các đoạn tuyến đi qua 10 tỉnh thành gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Trên toàn tuyến có 41 ga, trong đó 5 ga lập tàu chính gồm: Lào Cai, Yên Thường, Nam Hải Phòng, Hạ Long và Cái Lân. Ga Lào Cai là ga lập tàu khách và lập tàu hàng suốt tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Tàu khu đoạn Lào Cai – Hà Nội là ga giao tiếp liên vận quốc tế với ga Hà Khẩu Bắc của đường sắt Trung Quốc.

6 tuyến đường sắt Việt Nam Trung Quốc nhộn nhịp nhất
Tàu từ ga Cao Xá – ga Đồng Đăng – ga Bằng Tường, Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Trung Quốc,…cũng là các tuyến đường sắt liên vận thường diễn ra hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.

6. Tàu liên vận quốc tế từ Tp Thạch Gia Trang (Trung Quốc) đến ga Yên Viên (Hà Nội)

Đây là chuyến tàu đầu tiên của tuyến vận chuyển hàng hóa giữa hai nước, được các đơn vị đường sắt Việt Nam và Trung Quốc cùng tổ chức thực hiện. Đoàn tàu này sẽ chạy thẳng, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian vận chuyển so với thời gian chuyển tải hàng tại biên giới như trước và thuận tiện hơn trong việc làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

Chuyến tàu hàng liên vận Quốc tế này sẽ xuất phát từ Thạch Gia Trang đến ga Yên Viên và ngược lại với tần suất chạy tàu tối thiểu một chuyến mỗi tuần, sau đó sẽ tăng tần suất chạy tàu căn cứ theo nhu cầu thực tế.

Hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt từ Việt Nam đi Trung Quốc chủ yếu là trái cây, nông sản, quặng,…Ngược lại, Trung Quốc cũng chở sang nguyên vật liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị,…

Xem thêm  C/O Form E là gì? Cách tra cứu C/O Form E chi tiết và chính xác

Lợi ích từ các dự án đường sắt kết nối Việt Nam – Trung Quốc

THỨ NHẤT, các đại dự án tuyến đường sắt Việt Nam Trung Quốc sẽ giúp tăng cường năng lực logistics, qua đó giúp tăng cường lưu chuyển hàng hóa và thông thương song phương Việt Trung.

Duy trì tính kết nối mạnh mẽ về kinh tế và thương mại giữa hai nước, giúp Việt Nam tận dụng được thị trường Trung Quốc rộng lớn để tăng cường nội lực, phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo đòn bẩy quan hệ song phương luôn tồn tại các yếu tố tương hỗ tích cực, giúp duy trì hòa bình và hữu nghị giữa hai nước.

THỨ HAI là một sự lan tỏa mạnh yếu tố vùng. Biên giới trên bộ Việt Nam – Trung Quốc được đánh giá là sôi động và ổn định bậc nhất trong tất cả vùng biên giới trên bộ giữa TQ và các nước láng giềng.

6 tuyến đường sắt Việt Nam Trung Quốc nhộn nhịp nhất
Các dự án đường sắt liên vận kết nối Việt Nam – Trung Quốc góp phần tăng cường năng lực Logistics, giúp Việt Nam duy trì vị thế địa chính trị quan trọng, tăng cường khả năng lưu chuyển hàng hóa,…

Cùng với các dự án cao tốc trục dọc Bắc – Nam, các dự án đường sắt kể trên tạo lợi thế cạnh tranh, giúp Việt Nam duy trì vai trò là cửa ngõ để hàng hóa từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc có thể thâm nhập ASEAN. Một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông hoàn thiện cả đường bộ và đường sắt sẽ tăng cường vai trò của khu vực phía Bắc Việt Nam như một điểm đầu tư hấp dẫn và cũng giúp thúc đẩy phát triển kinh tế tại các địa phương mà các tuyến đường sắt này đi qua.

THỨ BA cần được nhấn mạnh là yếu tố địa Chính trị và An ninh, Quốc phòng. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông toàn diện sẽ giúp đảm bảo về an ninh, quốc phòng và duy trì hiệu quả khả năng của các khu vực biên giới.

Bên cạnh đó, một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại sẽ giúp Việt Nam duy trì vị thế địa chính trị quan trọng như “giao điểm kinh tế chính trị” trong bối cảnh các nước láng giềng ở Đông Nam Á lục địa cũng đang đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng.

Ratraco Solutions chúng tôi đã cập nhật các tuyến đường sắt Việt Nam Trung Quốc thường xuyên diễn ra các hoạt động xuất nhập khẩu qua lại giữa hai quốc gia. Theo đó, các doanh nghiệp cần giao thương nông sản, trái cây, hàng dự án, khoáng sản,…với nước bạn thông qua đường sắt nên tham khảo để sớm có kế hoạch vận chuyển phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ