Vận đơn đường bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong vận tải hàng hóa, là chứng từ không thể thiếu đảm bảo quyền lợi cho cả người gửi và người nhận. Và những kiến thức liên quan tới vận đơn đường bộ bao gồm chức năng, quy định, mẫu vận đơn,…sẽ được Ratraco Solutions chúng tôi giải đáp một cách chi tiết, đầy đủ nhất ngay sau đây.
Vận đơn đường bộ là gì, bao gồm nội dung gì?
Vận đơn đường bộ bao gồm khái niệm, nội dung sẽ được chia sẻ như sau:
Khái niệm vận đơn đường bộ
Vận đơn đường bộ là một loại chứng từ quan trọng trong vận chuyển hàng hóa bằng phương thức đường bộ. Đây là văn bản pháp lý giữa người gửi hàng, đơn vị vận chuyển và người nhận, cung cấp các thông tin chi tiết về hàng hóa và điều kiện vận chuyển.
Tài liệu này ghi nhận quá trình tiếp nhận và giao nhận, đồng thời thể hiện cam kết của bên vận chuyển trong việc đảm bảo an toàn cho hàng hóa đến nơi nhận theo đúng thỏa thuận.

Nội dung của vận đơn đường bộ
Một vận đơn đường bộ tiêu chuẩn sẽ bao gồm các thông tin:
- Thông tin người gửi: Tên, địa chỉ, thông tin liên hệ của người gửi hàng;
- Thông tin người nhận: Tên, địa chỉ, số điện thoại của người nhận hàng;
- Chi tiết hàng hóa: Mô tả loại hàng hóa, số lượng, trọng lượng, kích thước và giá trị hàng hóa;
- Phương tiện vận chuyển: Các thông tin liên quan đến xe tải hoặc phương tiện vận chuyển, như biển số xe, số container (nếu có);
- Địa điểm gửi, nhận hàng: Ngày gửi hàng, địa điểm gửi, giao hàng cụ thể;
- Chi phí vận chuyển: Tổng chi phí vận chuyển hàng hóa, bao gồm các phụ phí khác như phí bốc xếp, bảo hiểm, và các chi phí phát sinh khác;
- Điều kiện vận chuyển: Các điều khoản về trách nhiệm và nghĩa vụ của đơn vị vận chuyển đối với hàng hóa.
Chức năng của vận đơn đường bộ là gì?
Vận đơn đường bộ đóng vai trò trung tâm trong lĩnh vực vận tải hàng đường bộ, thực hiện nhiều chức năng thiết yếu trong quá trình giao nhận hàng hóa. Dưới đây là các chức năng của vận đơn đường bộ mà Đơn vị vận chuyển container Ratraco ghi nhận được:
Xác định thông tin hàng hóa
Vận đơn cung cấp thông tin chi tiết về số lượng, loại hàng, kích thước và giá trị hàng hóa, giúp các bên liên quan có được thông tin chính xác và đầy đủ về lô hàng.
Phương tiện thanh toán
Trường hợp gửi hàng hóa với hình thức ship COD (thanh toán khi nhận hàng), vận đơn đóng vai trò xác nhận người nhận đã thanh toán và nhận đúng hàng hóa như thỏa thuận.

Cơ sở cho thủ tục hải quan
Khi hàng hóa cần được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới, vận đơn đường bộ là tài liệu cần thiết để khai báo hải quan, hỗ trợ việc thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu.
Chứng từ mua bán, cầm cố, chuyển nhượng
Vận đơn còn có thể được sử dụng làm chứng từ trong các giao dịch mua bán, cầm cố hoặc chuyển nhượng hàng hóa, đảm bảo tính pháp lý và rõ ràng cho các giao dịch này.
Vận đơn đường bộ không chỉ là giấy tờ đơn thuần ghi nhận việc vận chuyển hàng hóa mà còn là công cụ hữu hiệu trong việc quản lý, kiểm soát, và thực hiện các giao dịch thương mại liên quan đến hàng hóa đó.
Quy định về chứng từ vận tải đường bộ và phân loại vận đơn
Sau đây là quy định cần có về chứng từ và phân loại vận đơn đường bộ:
Quy định chứng từ vận tải đường bộ cần có
Trong vận tải hàng đường bộ, lưu ý là cần phải có đầy đủ giấy tờ xe cũng như giấy tờ của chính chủ phương tiện vận chuyển. Bao gồm:
Giấy tờ xe:
Trong chứng từ vận đơn đường bộ, các loại giấy tờ xe không thể thiếu:
- Giấy chứng nhận bảo hiểm các loại;
- Giấy lưu hành cho xe quá khổ, quá tải (nếu có);
- Phù hiệu xe chạy hợp đồng (đối với xe khách chạy hợp đồng);
- Giấy đăng ký xe;
- Giấy chứng nhận kiểm định có dán tem kiểm định;
- Sổ nhật trình chạy xe (đối với xe khách tuyến cố định).
Giấy tờ của chủ phương tiện:
Là giấy chứng nhận kinh doanh vận tải theo ngành nghề cụ thể nào đó. Cụ thể, giấy tờ này trong vận đơn đường bộ như sau:
* Giấy tờ người điều khiển phương tiện:
Giấy tờ của người điều khiển phương tiện gồm:
- Giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng của người điều khiển phương tiện;
- Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện.
* Các loại giấy tờ khác:
Ngoài những chứng từ trên còn có các loại giấy tờ quan trọng khác:
- Hợp đồng vận chuyển;
- Giấy đi đường;
- Phiếu thu cước;
- Giấy gửi hàng.
Phân loại vận đơn đường bộ thông dụng nhất
Có nhiều loại vận đơn đường bộ phù hợp với các nhu cầu vận tải khác nhau. Dưới đây là một số vận đơn đường bộ phổ biến:
- Vận đơn theo lệnh (Order Bill of Lading):
Vận đơn theo lệnh cho phép người gửi hàng chỉ định người nhận hàng hoặc chuyển nhượng quyền nhận hàng cho bên thứ ba. Vận đơn này thường sử dụng trong các giao dịch quốc tế.
- Vận đơn trả sau (Freight Bill):
Vận đơn trả sau là vận đơn mà người vận chuyển sẽ thanh toán các chi phí vận chuyển sau khi hàng hóa đã được giao nhận. Vận đơn này thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại dài hạn.
- Vận đơn thẳng (Straight Bill of Lading):
Vận đơn thẳng là loại vận đơn mà hàng hóa chỉ được giao cho người nhận hàng được chỉ định trên vận đơn. Loại vận đơn này không thể chuyển nhượng và thường được sử dụng trong các giao dịch nội địa.
Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường bộ
Quy trình phát hành, sử dụng vận đơn đường bộ là bước quan trọng để đảm bảo minh bạch và hiệu quả trong vận tải hàng hóa. Các bước cơ bản gồm:
Bước 1: Lập vận đơn dựa trên thông tin hàng hóa
Người gửi hàng cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa cho đơn vị vận chuyển. Từ đó, vận đơn sẽ được lập và ghi đầy đủ các thông tin cần thiết như tên người gửi, người nhận, phương tiện vận chuyển, và các điều khoản liên quan.

Bước 2: Kiểm tra, xác nhận và ký tên trên vận đơn
Đảm bảo các thông tin về hàng hóa, người gửi và người nhận chính xác. Các bên liên quan (người gửi, người vận chuyển) sẽ xác nhận thông tin và ký tên trên vận đơn, hoàn thiện thủ tục pháp lý cần thiết.
Bước 3: Giao nhận hàng dựa trên vận đơn và lưu trữ vận đơn để hỗ trợ kế toán, xử lý tranh chấp (nếu có)
Sau khi vận đơn được xác nhận, hàng hóa được giao đến người nhận. Vận đơn được lưu trữ cho mục đích kiểm tra và xác minh thông tin về giao nhận hàng hóa. Ngoài ra, vận đơn cũng sẽ là căn cứ pháp lý hỗ trợ xử lý các vấn đề liên quan đến kế toán, thanh toán và tranh chấp (nếu có).
Trên đây là những kiến thức về Vận đơn đường bộ kèm quy định và quy trình phát hành, sử dụng vận đơn hiệu quả. Từ đây, các bác tài, doanh nghiệp vận tải đường bộ sẽ có sự chuẩn bị đầy đủ về giấy tờ, chứng từ,…để quá trình vận chuyển được thuận lợi, suôn sẻ đúng quy định. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về vận đơn hoặc cần sử dụng Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, liên hệ ngay cho Ratraco chúng tôi.