Vận đơn không hoàn hảo là gì? Khác gì vận đơn hoàn hảo?

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, người mới vào nghề hoặc “không chuyên” thường hay nhầm lẫn giữa Clean B/L với Unclean B/L là một. Tuy nhiên đây là hai thuật ngữ khác nhau, tính chất khác nhau. Ratraco Solutions sẽ giải đáp thắc mắc liên quan tới unclean bill of lading, bao gồm vận đơn không hoàn hảo là gì, nguyên nhân dẫn đến một vận đơn không hoàn hảo, sự khác nhau so với vận đơn hoàn hảo,…và từ đây bạn cũng biết được đâu là tiêu chí phân loại Vận đơn đường biển Bill of Lading.

Vận đơn không hoàn hảo là gì? Có gì khác so với vận đơn hoàn hảo?

Vận đơn unclean bill of lading là gì?

Vận đơn không hoàn hảo là gì? Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L) là thuật ngữ được nhắc đến nhiều khi vận chuyển hàng hóa đường biển. Theo đó, Unclean B/L là viết tắt của “Unclean Bill of Lading”, nghĩa là vận đơn không hoàn hảo. Ngoài ra, loại vận đơn này còn gọi là Clause Bill of Lading hoặc Foul Bill of Lading,…

Vận đơn không hoàn hảo là loại vận đơn cho thấy sự thiếu hụt, mất mát, thiệt hại về hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Khi hàng hóa chuyển đi gặp sự cố dẫn đến thiệt hại cho chủ hàng hoặc lô hàng cung cấp không đúng với thỏa thuận thì Unclean B/L sẽ được cấp phát.

Xem thêm  Bản đồ đường sắt Bắc Nam chi tiết nhất

* Ví dụ vận đơn không hoàn hảo: “một số bao hàng bị rách vỡ”, “các thùng bị rò rỉ”, “một số kiện hàng bị ướt” hoặc “các bao gạo có côn trùng, mọt”…

Vận đơn không hoàn hảo là gì? Khác gì vận đơn hoàn hảo?
Unclean B/L (vận đơn không hoàn hảo) là vận đơn cho thấy sự mất mát, thiệt hại, thiếu hụt về hàng hóa trong lúc vận chuyển, khác hoàn toàn so với vận đơn hoàn hảo (vận đơn sạch Clean B/L).

Sự khác nhau giữa Clean B/L và Unclean B/L

Sự khác nhau cơ bản giữa Vận đơn Clean B/L và Vận đơn Unclean B/L:

  • Vận đơn hoàn hảo CHỈ ĐƯỢC phát hành khi người chuyên chở kiểm tra hàng hóa chuyển đi “nguyên đai nguyên kiện” như ban đầu. Tức là hàng hóa không bị thiệt hại, bị mất, giảm chất lượng hay số lượng so với ban đầu khi người gửi hàng chuyển đi.
  • Vận đơn không hoàn hảo ĐƯỢC phát hành khi hàng hóa vận chuyển gặp sự cố như bị thiệt hại, mất mát, chất lượng không đảm bảo đúng thỏa thuận giữa hai bên.

Nguyên nhân dẫn đến Vận đơn không hoàn hảo

Khái niệm vận đơn không hoàn hảo là gì và điểm khác nhau so với vận đơn hoàn hảo là gì đã được Đơn vị vận chuyển container Ratraco Solutions giải đáp. Sau đây sẽ là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng có vận đơn Unclean bill of lading:

  • Không chính xác về bên gửi và bên nhận:

Thông tin bên gửi/bên nhận có thể không được ghi chính xác hoặc không rõ ràng.

  • Không chính xác về hàng hóa:

Thông tin về loại hàng hóa, số lượng, chất lượng hoặc các chi tiết về hàng hóa không được ghi rõ ràng và chính xác trên B/L.

Vận đơn không hoàn hảo là gì? Khác gì vận đơn hoàn hảo?
Có một vài nguyên nhân dẫn đến việc phải có Unclean B/L là hàng hóa không chính xác, thông tin bên gửi/nhận không rõ ràng, hoặc không ghi rõ các hạn chế đặc biệt trong vận chuyển.
  • Các điều kiện hoặc hạn chế đặc biệt không được ghi rõ:
Xem thêm  Nguyên lý Pareto là gì? Ứng dụng thế nào trong doanh nghiệp?

B/L không nêu rõ các điều khoản hoặc hạn chế đặc biệt liên quan đến vận chuyển hàng hóa, chẳng hạn như điều kiện về bảo hiểm, đòi hỏi về xử lý hàng hóa, hoặc thời hạn lưu kho.

>>Xem thêm: Liner bill of lading là gì?

Tiêu chí phân loại vận đơn đường biển Bill of Lading

Trên thực tế, Bill of Lading bao gồm nhiều loại vận đơn khác nhau (trong đó có unclean bill of lading, clean bill of lading,…). Và để phân biệt những loại vận đơn này, thông thường mọi người sẽ căn cứ vào những tiêu chí mà Ratraco đã tổng hợp được:

Phê chú trên vận đơn

Căn cứ vào phê chú trên vận đơn sẽ có:

  • Vận đơn không hoàn hảo:

Là vận đơn cho thấy hàng hóa chuyển đi đã gặp thiệt hại như mất mát, bị hư hỏng, ẩm ướt, giảm chất lượng so với thỏa thuận ban đầu;

  • Vận đơn hoàn hảo:

Là vận đơn thể hiện hàng hóa xuất nhập khẩu không bị hư hại, mất mát, giảm số lượng hay sai lệch chất lượng như thỏa thuận. Tức là hàng hóa chuyển đi luôn ở trạng thái tốt nhất.

Tình trạng bốc dỡ hàng hóa

Căn cứ vào tình trạng bốc dỡ hàng hóa sẽ có:

  • Vận đơn đã bốc hàng lên tàu:

Là vận đơn thể hiện hàng hóa đã được xếp lên tàu. Với loại vận đơn này, người chuyên trách sẽ ghi chú là shipped on board hoặc on board để dễ dàng nhận biết;

  • Vận đơn nhận hàng để chở:

Là vận đơn thể hiện người vận chuyển đã nhận được hàng và họ cam kết đưa hàng đến đúng cảng đích theo thỏa thuận.

Tính sở hữu của vận đơn

Căn cứ vào tính sở hữu vận đơn sẽ có:

  • Vận đơn vô danh (To bearer B/L):
Xem thêm  Việc vận chuyển, chở hàng trên xe 7 chỗ có vi phạm pháp luật không?

Là vận đơn không ghi chú tên của người nhận hàng nên bất cứ ai cầm vận đơn này thì đều được xem như chủ hàng và có thể nhận hàng;

  • Vận đơn đích danh (Straight B/L):

Là vận đơn thể hiện các thông tin như tên người nhận, địa chỉ nhận hàng, đơn vị vận chuyển hàng và chỉ chuyển hàng cho đúng người có tên trên vận đơn;

  • Vận đơn theo lệnh (To order B/L):

Là vận đơn được ký ở mặt sau của từ vận đơn theo các lệnh như To order of named person (hàng được giao theo lệnh của người, công ty, tổ chức ghi trong cột Consignee); To order of a issuing bank (người thuộc ngân hàng lý hậu mặt sau); To order of shipper (hàng hóa được giao cho người chỉ định).

Vận đơn không hoàn hảo là gì? Khác gì vận đơn hoàn hảo?
Vận đơn đường biển được phân thành nhiều loại dựa trên tính pháp lý của vận đơn, phê chú trên vận đơn, hành trình chuyên chở vận đơn, tính sở hữu của vận đơn,…

Tính pháp lý của vận đơn

Căn cứ vào tính pháp lý của vận đơn sẽ có:

  • Vận đơn bản sao (Copy B/L):

Là bản sao của vận đơn gốc, trên vận đơn sẽ không có chữ ký bằng tay của các bên và thường sẽ có dấu copy đi kèm. Do đó, vận đơn bản sao không thể giao dịch được;

  • Vận đơn gốc (Original B/L):

Là vận đơn được các bên liên quan ký bằng tay, có thể giao dịch hoặc chuyển nhượng hàng hóa dễ dàng.

Hành hình chuyên chở vận đơn

Căn cứ vào hành trình chuyên chở vận đơn sẽ có:

  • Vận đơn chở suốt (Through B/L):

Là vận đơn thể hiện hàng hóa phải chuyển tải qua một tàu trung gian khi vận chuyển;

  • Vận đơn đi thẳng (Direct B/L):

Là vận đơn thể hiện hàng hóa được chuyển thẳng từ cảng đi đến cảng đích mà không phải chuyển tải qua một tàu trung gian khác;

  • Vận đơn đa phương thức (Intermodal B/L hay Combined B/L):

Là loại vận đơn thể hiện hàng hóa được chuyển chở theo phương thức “door to door”, tức là hàng hóa được vận chuyển bằng tàu hay nhiều hình thức khác nhau.

Như vậy, RATRACO SOLUTIONS đã thông qua những kiến thức chuyên ngành tổng hợp được để làm rõ khái niệm unclean bill of lading, vận đơn không hoàn hảo là gì, có gì khác so với vận đơn hoàn hảo,…để chủ hàng phân biệt cho đúng nhằm tránh các bất cập, vướng mắc không đáng có trong vận tải hàng hóa đường biển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ