Xu hướng hoạt động Logistics tại Việt Nam và thế giới trong năm 2024

Hiện nay, hoạt động Logistics tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang có nhiều bước tiến mới phát triển mạnh mẽ nhưng đến đầu năm 2020 tình hình dịch Covid-19 bùng phát kéo theo nhiều hệ lụy không đáng có làm ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế, thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải, logistics, xuất nhập khẩu giao thương hàng hóa. Bởi thế cho nên, các cá nhân, tổ chức Doanh nghiệp liên quan đang cần tìm hiểu về hoạt động Logistics trên thế giới, tại Việt Nam để xác định rõ phương hướng khắc phục, phát triển sắp tới.

RatracoSolutions Logistics – Đơn vị vận tải hàng đường sắt chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm sẽ cập nhật nhanh tình hình chung, giúp bạn có cái nhìn đánh giá tổng quan nhất thực trạng Logistics trên phạm vi toàn cầu.

Logistics trong luật Việt Nam được hiểu thế nào?

Thuật ngữ Logistics hiện đã sử dụng chính thức trong Luật thương mại (2005) và được phiên âm theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc”. Điều 233 Luật thương mại nói rằng: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó Thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc khác nhau bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.

Xem thêm
+ Vận chuyển container nội địa giá rẻ
+ Vận chuyển ô tô Bắc Nam nhanh chóng, an toàn

Tình hình hoạt động Logistics tại Việt Nam và thế giới năm 2020

Tình hình chung về hoạt động Logistics:

Năm 2020, hoạt động Logistics trên thế giới (toàn cầu) bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, mặc dù Chính phủ các nước nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa và đặc biệt ưu tiên lưu thông các loại hàng hóa thiết yếu nhưng do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và nhiều lao động trong lĩnh vực này phải ở nhà, có những thời điểm, toàn bộ hoạt động bị tê liệt,…

Trong khi một số nơi các hoạt động logistics bị ngưng trệ vì dịch bệnh, một số phân khúc khác như logistics phục vụ thương mại điện tử lại trở nên quá tải vì số lượng người mua hàng và đơn hàng giao hàng tại nhà tăng đột biến. Trước thực trạng trên, nếu không có sự chuẩn bị tốt, các Doanh nghiệp Dịch vụ logistics và các khách hàng (chủ hàng của họ) sẽ gặp không ít khó khăn để thích nghi với hoàn cảnh mới.

Nửa cuối năm 2020, thị trường logistics toàn cầu chủ yếu được thúc đẩy bởi việc khôi phục dòng chảy thương mại quốc tế sau dịch. Hơn nữa, các chính sách thuận lợi hóa thương mại, kích thích tăng trưởng kinh tế hậu Covid-19 được thực hiện bởi Chính phủ cũng đang hỗ trợ trong việc mở rộng thị trường. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, các động lực chính của thị trường này trong nửa cuối năm 2020 chính là nỗ lực lớn từ cả phía các Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp để giúp ổn định chuỗi cung ứng.

Ngược lại, các yếu tố kìm hãm thị trường là thiếu lao động, nhu cầu sụt giảm và thiếu các công cụ giúp phòng chống dịch hiệu quả trong quá trình thực hiện hoạt động logistics.

Xu hướng hoạt động Logistics tại Việt Nam và thế giới trong năm 2020
Ngành Logistics tại Việt Nam và trên thế giới bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch Covid-19.

Vận tải hàng hóa đường hàng không là ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 (2020). So với vận tải hành khách, tác động của Covid-19 đối với vận tải hàng hóa tương đối nhẹ vì các hạn chế về quy định ít nghiêm ngặt hơn. Ví dụ, gần như tất cả các chuyến bay chở khách đã bị hủy trong bối cảnh dịch Covid-19 trên toàn cầu. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đã công bố triển vọng tài chính cho ngành vận tải hàng không toàn cầu cho thấy các hãng hàng không dự kiến sẽ mất 84,3 tỷ USD (2020) với tỷ suất lợi nhuận ròng là -20,1%.

Doanh thu toàn ngành (gồm cả hành khách và hàng hóa) sẽ giảm 50% xuống còn 419 tỷ USD từ 838 tỷ USD (2019). Tổng số lượng hàng hóa vận chuyển dự kiến sẽ giảm 10,3 triệu tấn (2019) xuống còn 51 triệu tấn (2020). Sự thiếu hụt nghiêm trọng về năng lực vận tải hàng hóa đẩy giá cước tăng trong năm 2020.

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ là phân khúc lớn nhất trong thị trường vận tải trên thế giới. So với đường hàng không và đường thủy thì đường bộ ít chịu tác động của Covid-19 hơn. Vận tải đường bộ được coi là một phương thức vận tải quan trọng trong bối cảnh dịch. Tuy nhiên, thách thức hàng đầu của phân khúc vận tải đường bộ là tình trạng thiếu lái xe và năng lực đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các tài xế trong điều kiện thiếu hụt nhân lực và dịch bệnh. Trong thời gian diễn ra dịch Covid-19, đường bộ tiếp tục được lựa chọn như là phương thức vận chuyển phù hợp cho các mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ cho việc phân phối thực phẩm, thuốc men và các sản phẩm thiết yếu khác.

Vận chuyển hàng hóa đường sắt do có phạm vi vận chuyển riêng nên ít chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Thậm chí, tại một số thị trường lớn như Trung Quốc, tỷ trọng của đường sắt trong tổng vận chuyển hàng hóa đã tăng lên trong thời gian nước này phải áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng chống dịch bệnh. Năm 2020 cũng chứng kiến những nỗ lực chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng và mở rộng mạng lưới đường sắt, ứng dụng khoa học công nghệ, “xanh hóa” ngành đường sắt… tại Châu Âu và Bắc Mỹ để hình thành các trung tâm trung chuyển và xác lập vai trò của đường sắt như một mắt xích quan trọng của vận tải liên phương thức.

Tác động của Covid-19 đối với vận tải hàng hóa bằng đường biển và cảng biển trở nên rõ ràng hơn vào quý II/ 2020. Khó khăn với ngành vận tải đường biển và cảng biển trong nửa đầu năm 2020 không chỉ do khối lượng thương mại giảm mà còn bởi tình trạng thiếu nhân công và không thể đổi thủy thủ đoàn như thường lệ, bởi các quy định hạn chế và cách ly đối với người nhập khẩu tại các nước. Các yêu cầu về giao thức y tế mới trong bối cảnh dịch bệnh và ngay cả khi đã chuyển sang giai đoạn “bình thường mới” dẫn đến nhiều quy trình hơn tại các cảng biển, làm ảnh hưởng đến lộ trình chung của các đội tàu.

Sau khi công suất cung cấp trên thị trường vận tải biển giảm khoảng 3% trong nửa đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019, trong quý III/2020 các mạng lưới vận tải biển đã tăng cường chào hàng với công suất cao hơn thời điểm này năm 2019. Dựa trên báo cáo về số lượng tàu theo đơn đặt hàng, và báo cáo về số lượt tàu ghé của các cảng lớn, có thể thấy sự sẵn sàng tăng năng lực cung ứng trên thị trường vận tải container. Ước tính tổng công suất đội tàu trên thế giới tính theo TEU sẽ tăng hơn 6% (cuối năm 2022) và tăng thêm khoảng 2% (2022). Tỷ lệ các tàu có tải trọng từ 15.000 TEU sẽ đạt 21,8% tổng đội tàu (2021).

Thị trường kho bãi trong năm 2020 có động lực chính từ phân khúc kho hàng thương mại điện tử và kho lạnh. Đặc biệt, nhu cầu ngày càng cao đối với kho lạnh sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng của thị trường này trong thời gian tới. Các công ty hiện đang có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thị trường kho bãi toàn cầu có thể kể đến: A.P. Moller Maersk AS, C.H. Robinson Worldwide Inc., CEVA Logistics AG, Deutsche Bahn AG, Deutsche Post AG, DSV Panalpina AS, FedEx Corp., Kuehne Nagel International AG, United Parcel Service of America Inc. và XPO Logistics Inc.

(Nguồn tham khảo: https://www.iata.org/en/pressroom/pr/2020-06-09-01/, tra cứu ngày 19/10/2020).

Hoạt động Logistics theo khu vực địa lý:

Ngành dịch vụ Logistics khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang phát triển nhanh chóng, với tăng trưởng nhanh ở các nước ASEAN và tầm ảnh hưởng của các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra, sự hỗ trợ cao của Chính phủ các nước đối với logistics trong khu vực cũng là một yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của ngành.

Trung Quốc đã bắt đầu phục hồi sau dịch Covid-19 nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác và do đó, thị trường này đang chứng kiến sự tiến triển của ngành logistics, đặc biệt là logistics phục vụ thương mại điện tử.

Các nước ASEAN cơ bản đã kiểm soát được làn sóng dịch bệnh thứ 2 và thứ 3, cho phép các Công ty logistics và chuỗi cung ứng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong tình hình dịch bệnh. Thương mại nội Á ngày càng tăng, cùng với sự gia tăng nhập khẩu không chỉ đối với đầu vào sản xuất mà còn cả các sản phẩm tiêu dùng đang là động lực quan trọng cho lĩnh vực logistics Châu Á.

Chiến lược Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã dẫn đến việc đầu tư rất lớn vào cơ sở hạ tầng giao thông tại Châu Á khi nước này tìm cách hội nhập với các thị trường Châu Á và Châu Âu.

Đến nay, hầu hết hàng hóa được vận chuyển đến Hoa Kỳ và Châu Âu thông qua các tuyến thương mại Đông – Tây. Tuy nhiên, xu hướng trong vài năm gần đây là sự nổi lên của thương mại nội Á. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc hiện đã có các cảng container hiện đại, quy mô lớn trong các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương khác đang đầu tư hàng tỷ USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng logistics để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa container. Riêng với thị trường chuỗi lạnh (gồm cả lưu trữ lạnh và vận chuyển lạnh), khu vực Châu Mỹ dự kiến sẽ chiếm thị phần lớn nhất trong giai đoạn 2020-2025.

Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thực phẩm mát và đông lạnh ở các nước Bắc Mỹ. Trong kịch bản dịch bệnh Covid-19 có tác động nghiêm trọng và kéo dài, thị trường giao nhận hàng không và đường biển Bắc Mỹ dự kiến sẽ giảm lần lượt 12,1% và 9,5% (2020) so với năm trước. Vào tháng 4/2020, Covid-19 cũng ảnh hưởng nặng nề nhất đến lưu lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt Hoa Kỳ với tải trọng giảm hơn 25,2% so với tháng 4/2019.

(Nguồn tham khảo: https://globalmaritimehub.com/container-trade-faces-challenges-beyond-pandemic.html, tra cứu ngày 20/10/2020)

Tìm hiểu những xu hướng Logistics cần đẩy mạnh hiệu quả trong tương lai

Do dịch bệnh Covid-19, Thương mại thế giới bị ảnh hưởng và có nguy cơ gián đoạn bất ngờ, thiên tai (lũ lụt ở Châu Á) và căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các xu hướng logistics toàn cầu trong thời gian tới.

Cùng với đó là những tác động lớn khác có thể đến từ Brexit, vai trò của WTO đối với thương mại toàn cầu, cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ hoặc việc làm thế nào để thu thuế đối với các sản phẩm và dịch vụ số. Và xu hướng Logistics trong thời gian được tóm gọn như sau:

  • Thương mại điện tử (TMĐT) nở rộ trong bối cảnh người dân tăng cường mua hàng trực tuyến vì Covid-19 cũng là yếu tố đáng chú ý giúp thị trường phục vụ TMĐT phát triển mạnh. Hành vi mua hàng và kỳ vọng của người tiêu dùng thay đổi với những yêu cầu cao hơn về hàng nhanh, miễn phí giao hàng với cước ngắn, giá cả cạnh tranh và “logistics thu hồi” thuận tiện. Lịch trình giao hàng khắt khe thách thức các mô hình chuỗi cung ứng và logisitcs truyền thống, buộc các công ty hiện phải điều chỉnh chiến lược của mình để cung cấp dịch vụ giao hàng theo yêu cầu với chi phí thấp. Thị phần TMĐT trong trong thị trường bán lẻ ngày càng tăng, thậm chí là theo cấp số nhân.
  • Các giải pháp trực tuyến sáng tạo, tùy chỉnh, đáp ứng yêu cầu đặc thù của khách hàng,…sẽ hình thành phân khúc dịch vụ logistics cao cấp
  • Các thách thức từ dịch bệnh Covid-19 đang thúc đẩy quá trình tự động hóa trong lĩnh vực logistics (từ vận chuyển, dịch vụ cảng, kho bãi, vận tải…) và sẽ trở thành xu hướng chính trong thời gian tới. Các tác nhân trong toàn bộ chuỗi giá trị sẽ ưu tiên nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách đầu tư vào công nghệ.
Xu hướng hoạt động Logistics tại Việt Nam và thế giới trong năm 2020
Xu hướng Logistics 2020 mở ra nhiều lợi thế hơn cho các Doanh nghiệp tại Việt Nam & trên thế giới.

Ngành kho bãi dự kiến sẽ chuyển đổi đáng kể với quá trình tự động hóa để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của TMĐT xuyên biên giới và nhu cầu ngày càng tăng về các giải pháp chuỗi cung ứng tích hợp:

  • Để hỗ trợ các Doanh nghiệp trong ngành đổi mới bắt kịp xu hướng chung, thị trường phát triển và ứng dụng các phần mềm Logistics sẽ là một trong những điểm sáng của lĩnh vực Logistics toàn cầu trong thời gian tới.
  • Xu hướng logistics “xanh” tiếp tục là điểm nhấn quan trọng. Thiên tai và dịch bệnh trong những năm gần đây và đặc biệt là năm 2020 không chỉ còn là hồi chuông cảnh báo mà như sự khẳng định cho việc thế giới phải quyết tâm hơn nữa trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm lớn (bên cạnh sản xuất công nghiệp), ngành logistics nói chung và vận tải nói riêng sẽ bị siết chặt hơn các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn lao động trong thời gian tới.

Với các xu hướng trên, để tận dụng tối đa mọi cơ hội, các nhà cung cấp Dịch vụ Logistics nên tập trung nhiều hơn vào các phân khúc tăng trưởng nhanh như vận tải đa phương thức, Logistics trong TMĐT, Logistics chuỗi lạnh,…đồng thời hợp tác chặt chẽ hơn để đảm bảo các mục tiêu về “xanh hóa” theo các quy định, cam kết quốc tế cũng như vì sự phát triển bền vững của chính mình.

(Nguồn tham khảo: https://www.businesswire.com/news/home/20200610005631/en/COVID-19-Impact-Recovery-Analysis–Inter- modal-Freight-Transportation)

(Nguồn tham khảo: https://www.prnewswire.com/news-releases/global-freight-and-logistics-market-report-2020- top-5-companies-command-more-than-50-market-share—forecast-to-2025-301152090.html và https:// globalmaritimehub.com/container-trade-faces-challenges-beyond-pandemic.html, tra cứu ngày 20/10/2020)

Trên đây là những thông tin liên quan đến xu hướng hoạt động logistics tại Việt Nam và trên thế giới, các cá nhân, các tổ chức Doanh nghiệp đang có nhu cầu muốn tìm hiểu, cọ xát hơn trong lĩnh vực vận tải, xuất nhập khẩu, có thể tham khảo tìm đọc để tìm ra hướng đi mới đúng đắn hơn cho kế hoạch giao thương, mở rộng thị trường không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn ra ngoài thị trường quốc tế.

Và một khi đã xác định rõ vai trò, xu hướng logistics trong thời gian tới, cá nhân các đơn vị Doanh nghiệp kinh doanh cũng kịp thời điều chỉnh về lượng hàng hóa xuất đi, hạn chế tối đa khả năng gây thiệt hại lớn về ngân sách, chi phí thương mại. Hãy tiếp tục đồng hành, theo dõi các tin bài liên quan đến hoạt động logistics trên thế giới và trong nước cùng Ratraco Solutions chúng tôi nhé.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

3 những suy nghĩ trên “Xu hướng hoạt động Logistics tại Việt Nam và thế giới trong năm 2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ