Những loại hàng hóa nào nên vận chuyển bằng đường hàng không?

Khác với vận chuyển đường biển hay vận chuyển đường bộ, vận chuyển hàng không có những quy định rất khắt khe về an ninh và an toàn hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Do đó, việc hiểu rõ các loại hàng hóa được phân loại như thế nào sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận những quy định trong việc sử dụng Dịch vụ vận chuyển hàng không để hạn chế những tình huống như đơn vị vận chuyển không đồng ý giao nhận, hàng hóa bị tịch thu, giữ lại,…

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực vận tải nói chung, RatracoSolutions Logistics sẽ liệt kê chi tiết danh sách hàng hóa nào nên vận chuyển bằng đường hàng không để các chủ hàng, đơn vị chuyển gửi hàng trung gian cũng như Nhà vận chuyển trực tiếp có thể chủ động loại trừ loại hàng không thích hợp khi sử dụng phương thức vận chuyển hàng hóa bằng máy bay. Ngoài ra, chúng tôi cũng chỉ ra các bên liên quan tham gia nhận hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không chuyên nghiệp, đáng tin cậy hiện nay để khách hàng có thêm gợi ý lựa chọn Nhà vận chuyển đáp ứng đúng tiêu chí mình đưa ra.

Tình hình thị trường vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tại Việt Nam

Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không hay còn được hiểu đơn giản là sử dụng các phương tiện máy bay để vận chuyển hàng hóa. Hàng hóa được đóng gói kĩ càng và cho lên các máy bay chở hàng chuyên dụng hoặc buồng chở hàng của máy bay vận chuyển hành khách. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự giao thương mở cửa giữa khu vực các nước, hình thức vận chuyển này ngày càng trở nên phổ biến và chiếm ưu thế.

Sự tham gia của các hãng hàng không tư nhân như VietJet Air, Bamboo Airways đã làm nóng sự cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải hàng không. Chưa kể hàng chục hãng hàng không của các nước bay đi, bay đến Việt Nam khiến cho doanh thu của các doanh nghiệp dịch vụ sân đỗ, dịch vụ đón, đưa khách tại các nhà ga, tăng vùn vụt. Lưu lượng tàu bay trên các đường bay thuộc vùng trời Việt Nam quản lý luôn nhộn nhịp, sản lượng điều hành bay do các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty quản lý bay Việt Nam cung cấp dịch vụ điều hành bay tăng, hàng ngàn tỷ đồng được thu về ngân sách Nhà nước. Các nhà sản xuất máy bay lớn như Boeing, Airbus…đã có những hợp đồng mua, bán máy hiện đại với các hãng hàng không trong nước.

Lãnh đạo Cục hàng không lúc ấy đã đánh giá: “bức tranh” hàng không của Việt Nam tuyệt đẹp bởi có phần góp không nhỏ từ sự tham gia của tư nhân, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Hành khách có cơ hội sử dụng phương tiện vận chuyển hàng không với mức giá phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của từng phân khúc thị trường. Nhưng đại dịch Covid-19 ập đến và không ai có thể tưởng tượng nổi năm 2020, ngành hàng không đã bị chìm xuống đáy như vậy.

Ông Alexandre de Juniac, Tổng giám đốc Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), cho biết năm 2020, đại dịch đã làm cho các hãng bay toàn cầu lỗ 118,5 tỷ USD, nhiều hãng hàng không đã phá sản. Tại Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam cho biết năm 2020, lượng hành khách qua các cụm cảng ước đạt 66 triệu khách giảm tương ứng 43,4% về hành khách so với năm 2019. Ước tính năm 2020, các hãng hàng không Việt Nam đã phải gánh khoản lỗ trên 18.000 tỷ đồng từ hoạt động vận tải hàng không và doanh thu giảm khoảng 100.000 tỷ đồng so với năm 2019.

Thống kê sản lượng điều hành bay từ Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam năm 2020 chỉ bằng xấp xỉ trên dưới 40% so với nắm 2019. Do bay ít, doanh thu Vietnam Airlines giảm hơn một nửa so với năm 2019; Vietjet trong 9 tháng năm 2020, đã lỗ khoảng 2.400 tỷ đồng; Bamboo Airways quy mô nhỏ hơn nhưng cũng phải lỗ khoảng bằng 1/3 Vietnam Airlines. Ông Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch-Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA), cho biết hiện nay, thị trường bay quốc tế vẫn đóng băng hoạt động bay của các hãng chủ yếu chỉ là vận chuyển khách hồi hương, vận chuyển Chuyên gia và vận chuyển hàng hóa, hầu hết chỉ bay các chuyến bay charter.

Xem thêm  Tổng quan về khu công nghiệp Phúc Điền Cẩm Giàng Hải Dương
Những loại hàng hóa nào nên vận chuyển bằng đường hàng không?
Ngành vận tải hàng không chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng vận tải hàng hóa cũng chính là phương án “cứu cánh” phần nào ở thời điểm đó.

Trong hai tháng đầu năm 2021, vận chuyển khách quốc tế chỉ đạt 66.600 khách, giảm 98,8% so cùng kỳ 2019. Thị trường hàng không nội địa cũng giảm sút nghiêm trọng do khách buộc phải hủy chỗ do dịch bệnh đợt 3 diễn ra đúng vào dịp Tết âm lịch (27/1-26/2/2021). Lượng khách giảm, số chuyến bay cũng giảm theo nhưng chi phí lại tăng cao do phải đảm các biện pháp phòng dịch khiến hàng không lỗ càng thêm lỗ. Đợt dịch thứ tư tính từ ngày 27/4/2021 bùng rộng khắp trên 51 tỉnh thành, trọng điểm là Bắc Giang và bây giờ là tại Tp.Hồ Chí Minh lại tiếp thêm một đòn giáng mạnh vào thị trường hàng không, khiến nó càng hiu quạnh.

Diễn biến dịch bệnh lần thứ tư đang rất phức tạp, nên ngành hàng không còn bị ảnh hưởng rất lớn. Tuy vậy, Cục Hàng không Việt Nam vừa đưa ra một dự báo khá lạc quan: thị trường hàng không Việt Nam sẽ bắt đầu phục hồi từ giữa quý 3/2021, sản lượng thông qua các cảng hàng không của Việt Nam ước đạt trên 70 triệu hành khách, Cục hy vọng với kịch bản tăng trưởng theo hình chữ V.

Rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không là khả năng gặp nguy hiểm có thể phát sinh từ một vài tiến trình hay từ một vài sự kiện, rủi ro chỉ phát sinh khi có một sự không chắc chắn về mất mát sẽ xảy ra. Rủi ro trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không: là những sự cố mà cả người nhập khẩu, người xuất khẩu và người chuyên chở hàng hóa không thể dự đoán trước được, nó có thể là những sự cố liên quan đến hành trình bay, đến hàng hóa được vận chuyển bởi phương tiện này hay những rủi ro về thủ tục, chứng từ xuất nhập khẩu bằng đường hàng không…liên quan đến sự mất mát, tổn thất về hàng hóa xuất nhập khẩu. Những rủi rủi ro này mang tính ngẫu nhiên và bất ngờ.

Đánh giá ưu và nhược điểm của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không

Dưới đây, chúng ta hãy cùng xem xét đánh giá phương án vận chuyển hàng hóa bằng máy bay/đường hàng không để thấy rõ ưu nhược điểm của các hình thức này:

Ưu điểm của vận chuyển hàng không

  • Vận chuyển nhanh chóng: Máy bay có tốc độ cao nhất trong các phương thức vận tải hiện nay chính vì thế hàng hóa sẽ được gửi đi nhanh chóng. Vận tốc trung bình của một máy bay chở hành khách là khoảng 800-1000km/h, cao hơn rất nhiều so với các hình thức vận chuyển khác. Chính vì thế, thời gian vận chuyển không có phương án nào có thể so sánh được;
  • Đảm bảo tính an toàn: Vận tải bằng máy bay cũng có tính an toàn cao nhất. Rủi ro từ việc sử dụng máy bay ít hơn rất nhiều so với đường bộ, đường sắt, và đường biển. Cho nên hàng hóa sẽ luôn được đảm bảo, không bị thất thoát hay hư hỏng, mất mát. Giảm thiểu tổn thất phát sinh do làm hàng, đổ vỡ, hay trộm cắp vặt gây ra;
  • Khoảng cách không giới hạn: Việc vận chuyển bằng máy bay sẽ không bị cản trở bởi bề mặt địa hình như đường bộ hay đường thủy, do đó có thể kết nối được gần như tất cả các quốc gia trên thế giới;
  • Phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương thức khác;
  • Phí lưu kho thấp: Thường tối thiểu, bởi đặc tính hàng hóa đều được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi ra vào sân bay và tốc độ xử lý thủ tục nhanh chóng…

Nhược điểm của vận chuyển hàng không

  • Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không có chi phí lớn: Phí vận chuyển qua đường hàng không lớn hơn nhiều so với chi phí vận chuyển bằng hình thức khác. Chính vì thế, nó chỉ phù hợp với mặt hàng xa xỉ hoặc yêu cầu vận chuyển nhanh chóng;
  • Giới hạn về khối lượng hàng hóa: Hình thức này không phù hợp để chuyên chở hàng cồng kềnh, hoặc hàng có khối lượng lớn;
  • Thủ tục ngặt nghèo: Có khá nhiều các quy định liên quan đến quy định và luật pháp khi vận chuyển hàng không, nhằm đảm bảo an ninh và an toàn bay. Có nhiều mặt hàng theo quy định sẽ không được hãng hàng không chấp nhận vận chuyển;
  • Ảnh hưởng của ngoại cảnh: Do thời tiết xấu, mưa bão… chuyến bay có thể bị delay hoặc hủy làm ảnh hưởng đến.

Những loại hàng hóa nào nên được vận tải theo đường hàng không?

Để biết chính xác hàng hóa nào nên vận chuyển bằng đường hàng không thì nên tham khảo thông tin chi tiết dưới đây để có câu trả lời nhé:

Xem thêm  Hãng tàu HMM của nước nào? Có mạnh không?

GENERAL CARGO (Hàng thông thường)

Là loại hàng hóa mà thuộc tính của nó không xảy ra các vấn đề liên quan đến bao bì, nội dung và kích thước,…Điều này cho thấy, không phải tất cả lô hàng đều được cho phép vận chuyển bằng đường hàng không. Trước hết sẽ phải kiểm tra xem kích thước của kiện không quá lớn đối với khoang hàng (không gian vận chuyển hàng hóa) của các loại máy bay vận chuyển. Thêm nữa, bao bì phải đủ mạnh để chịu được vận chuyển và xếp dỡ.

SPECIAL CARGO (Hàng đặc biệt)

Là hàng hóa đòi hỏi phải xử lý đặc biệt trong quá trình lưu trữ và vận chuyển, liên quan đến các thuộc tính và giá trị của hàng hóa. Điều này bao gồm các loại sau đây:

  • Động vật sống;
  • Hàng hóa giá trị cao;
  • Hàng hóa ngoại giao;
  • Hài cốt;
  • Hàng dễ hỏng;
  • Hàng nguy hiểm;
  • Hàng hóa ướt;
  • Hàng hoá nặng mùi;
  • Hàng hóa có khổ lớn.

Mô tả ngắn về các loại hàng như sau:

Động vật sống (Mã AVI):

Việc vận chuyển động vật sống yêu cầu cần phải quan tâm đặc biệt và sẽ có một số điều kiện và hạn chế liên quan đến khả năng tiếp nhận, đóng gói. Một số động vật với mã cụ thể như: AvB = Chim sống; AVF = Cá sống nhiệt đới; Avx = Gà sống.

Thực tế tất cả động vật có thể được vận chuyển trong một máy bay chở hàng, trừ khi chúng rất lớn hoặc rất nặng nề cần phải được cho phép. Nói chung, nhiều loại động vật cũng có thể được vận chuyển trong khoang hàng của máy bay chở khách, miễn là chúng không gây mùi. Các điều kiện chấp nhận và thông số kỹ thuật bao bì cho thực tế tất cả các loại động vật được liệt kê trong hướng dẫn xử lý hàng hóa.

Một ví dụ về hàng hóa loại này là voi, cho phép chỉ trên máy bay hàng hóa và B747s. Giới hạn độ tuổi: 12 tháng tuổi, trọng lượng giới hạn 400 kg/bao bì trong một hộp cứng hoặc thùng mà phải đáp ứng một số lượng lớn các chi tiết kỹ thuật được liệt kê riêng.

Hàng hóa có giá trị cao (Mã VAL):

Đây là những lô hàng có giá trị từ 100.000 mỗi kg trở lên, cũng như các kim loại quý, ghi chú ngân hàng… hàng hoá đó được lưu trữ trong điều kiện an toàn, được giám sát bởi dịch vụ an ninh sân bay. Dịch vụ này cũng chăm sóc vận chuyển đến và đi giữa máy bay và xe an ninh.

Hàng hóa ngoại giao (Mã số: DIP):

Đây chủ yếu là những chuyến hàng rất quan trọng giữa các bộ trưởng, cơ quan lãnh sự và đại sứ quán. Lưu trữ có thể được thực hiện trong một phần kho đặc biệt.

Hài cốt (Mã số: HUM):

Hài cốt được vận chuyển với các yêu cầu về thủ tục và đóng gói nghiêm ngặt. Hơn nữa, các yêu cầu có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều nước đến.

Hàng dễ hỏng (Mã số: PER):

Hàng hóa này đặc biệt phù hợp với vận chuyển hàng không và không gian thường được ưu tiên. Điều này áp dụng đối với thịt tươi, trái cây, rau và các loại tương tự kể cả báo chí.

Những loại hàng hóa nào nên vận chuyển bằng đường hàng không?
Có những loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không được quy định riêng đối với hàng thông thường và hàng đặc biệt.

Hàng hóa nguy hiểm:

Xem xét bản chất của những hàng hóa:

  • Loại 1: Chất nổ;
  • Loại 2: Khí;
  • Loại 3: Chất lỏng dễ cháy;
  • Loại 4: Chất rắn dễ cháy;
  • Loại 5: Các chất oxy hóa;
  • Loại 6: Chất độc hại và lây nhiễm;
  • Loại 7: Chất phóng xạ;
  • Loại 8: Các chất ăn mòn;
  • Loại 9: Các chất khác.

Hàng hoá đó có thể nguy hại (qua lửa, nổ, rò rỉ, phóng xạ) đến:

  • Những người trong máy bay;
  • Chính máy bay đó;
  • Các hàng hóa khác trên máy bay.

Như vậy, hàng hóa chỉ có thể được vận chuyển bằng đường hàng không với một số điều kiện nhằm đảm bảo an toàn. Tác nhân gây hại có thể xảy ra từ:

  • Chất dễ cháy;
  • Vật liệu nổ;
  • Axit ăn mòn…

Vận chuyển bằng đường hàng không được thực hiện gần như độc quyền trong máy bay chở hàng đầy đủ, nhưng trong một số trường hợp trong máy bay chở khách và máy bay kết hợp. Đối với tất cả các loại máy bay, một khối lượng tối đa cho mỗi gói, bao bì bảo vệ và một nhãn đặc biệt được quy định. Tất cả các điều kiện và hạn chế về loại tàu vận tải, cũng như một danh sách của hơn 3000 chất hóa học. được liệt kê trong “quy định hàng hóa nguy hiểm”. Ví dụ như thuốc nổ sẽ bị từ chối nhưng hộp khẩu súng (đạn dược vũ khí hạng nhẹ), xăng dầu, acid sulfuric, asen,…có thể được vận chuyển.

Xem thêm  Hàng Container là gì? Khác gì so với hàng hóa còn lại?

Hàng hóa ướt (Mã số: WET):

Ví dụ: cá chình và thịt. Trong trường hợp của cá chình, nhựa đặt trên pallet trước và cá được phủ chăn ướt. Với Thịt, nhựa được đặt trên pallet.

Hàng hóa nặng mùi (Mã số: SMELL):

Phụ thuộc vào tính chất của hàng hóa. Ví dụ: cheese Pháp, tỏi, dầu hoặc một số chất khác.

Hàng hóa khổ lớn (Mã số: BIG, HEA):

Khi tải một “vật lớn”, khả năng bám vào pallet khác cần được xem xét. Khi tải một “vật nặng”, ta nên thực hiện với những hạn chế của trọng lượng cho mỗi đơn vị diện tích.

Các bên tham gia trong quá trình vận tải hàng hóa bằng đường hàng không

Nếu xét theo góc độ của người gửi hàng, bạn sẽ thấy có nhiều bên tham gia vào vận chuyển hàng theo đường hàng không:

  • Các Công ty Bưu chính (Postal Company) vận chuyển thư tín hàng không, với phong bì tài liệu và các gói bưu phẩm có trọng lượng đến 30 kg. Các công ty này thuê dịch vụ vận chuyển của các hãng hàng không. Ví dụ: EMS, Viettel;
  • Các Công ty Chuyển phát quốc tế (Courier) vận chuyển các phong bì tài liệu và các bưu kiện tới 75 kg, và cũng thuê lại dịch vụ chuyển hàng của các hãng hàng không. Ví dụ: Kerry Express;
  • Các Công ty Chuyển phát nhanh quốc tế (Integrator), chuyển phòng bì và gói hàng đến 75 kg. Họ thường dùng máy bay vận tải riêng của mình, và có thể thuê lại 1 phần dịch vụ của các hãng hàng không. Ví dụ: DHL Express, FedEx, TNT Express, UPS;
  • Các Công ty Giao nhận hàng không (Air Cargo Forwarder), vận chuyển các gói hàng và các lô hàng đóng ghép trên 75kg, bằng cách thuê lại dịch vụ của các hãng hàng không. Ví dụ: Agility, CEVA Logistics, C.H. Robinson, Damco, DB Schenker;
  • Các hãng hàng không (Airline) và các Công ty khai thác máy bay (Air Operator), sử dụng máy bay của mình để vận chuyển hàng hóa và hành khách.
Những loại hàng hóa nào nên vận chuyển bằng đường hàng không?
Sẽ có nhiều bên tham gia vào vận chuyển hàng bằng đường hàng không và chủ hàng nên cân nhắc chọn một đơn vị liên kết uy tín, chuyên nghiệp và an toàn.

Việc vận chuyển hàng hóa trong chặng đường hàng không giữa các sân bay thực sự là do các hãng hàng không, hoặc các nhà khai thác máy bay thực hiện. Tất nhiên, những công ty chuyển phát nhanh quốc tế có máy bay riêng sẽ tự vận chuyển đa số hàng hóa mà mình làm dịch vụ, phần còn lại mới thuê các hãng hàng không. Như vậy, các Công ty bưu chính, chuyển phát và giao nhận hàng không chính là khách hàng của các hãng hàng không.

Thực tế, các Công ty giao nhận hàng không vẫn là những khách hàng “truyền thống” và quan trọng của các hãng hàng không. Theo Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA), các Công ty fowarder chiếm tới 80% các lô hàng vận chuyển quốc tế bằng máy bay. Họ nhận các lô hàng air theo phương thức từ cửa đến cửa (Door-to-Door) cho khách hàng của mình. Còn các hãng hàng không sẽ chuyên trách trong việc chuyển hàng từ sân bay tới sân bay (Airport-to-Airport).

Ratraco Solutions đã chia sẻ cụ thể về các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không theo danh mục hàng thông thường và hàng đặc biệt, hi vọng đây sẽ là nguồn tin tham khảo cần thiết cho những cá nhân, Doanh nghiệp hoặc đơn vị kinh doanh, cung ứng hàng hóa, sản phẩm nào đang có kế hoạch lựa chọn phương thức vận tải này. Hàng hóa nào nên vận chuyển bằng đường hàng không thì như đã nói, đó có thể là hàng dễ hư hỏng, hàng mang tính chất ngoại giao, hàng có giá trị cao, hàng hóa khổ lớn, hàng nặng mùi,…Mỗi nhóm hàng đều có quy định riêng về mã số nên các Công ty, các hãng vận tải bắt buộc phải nắm rõ để hạn chế tối đa mọi sai xót làm chậm trễ tiến độ giao nhận của khách. Ngoài vận chuyển hàng bằng máy bay, nếu bạn có nhu cầu vận tải hàng hóa bằng Container đường bộ, đường sắt, đường biển, có thể liên hệ với đơn vị chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và báo giá nhanh nhất nhé!

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ