Thương mại quốc tế là gì? Lợi ích của các thành viên tham gia

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Thương mại Quốc tế trở thành một phần quan trọng thiết yếu trong chính sách phát triển của mỗi quốc gia. Đây là các hoạt động thương mại có tính chất Quốc tế, trong đó, thương mại là những hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ giữa các thương nhân nhằm mục đích sinh lợi. Để hiểu hơn về thuật ngữ Thương mại quốc tế là gì cũng như phân loại loại hình thương mại quốc tế như thế nào, hãy tham khảo bài chia sẻ sau của RatracoSolutions Logistics để có cái nhìn bao quát về tổ chức này và nắm rõ đặc điểm, vai trò và lợi ích Kinh tế – Chính trị của các nước thành viên tham gia.

XEM THÊM
+ Giá cược vận tải Container bằng đường bộ năm 2023
+ Dịch vụ vận chuyển Container đường sắt uy tín của Ratraco Solutions

Khái niệm về Thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là gì? Thương mại quốc tế hay có tên gọi là International Trade, đây thực chất là hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia với nhau. Thông qua thương mại quốc tế, các quốc gia sẽ mua được hàng hóa với mức giá rẻ hơn ở thị trường mà mình tự  sản xuất ra. Hoặc có thể sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ trong nước không cung ứng và tự sản xuất ra.

Thương mại quốc tế là gì? Lợi ích của các thành viên tham gia
Thương mại quốc tế (International Trade) được hiểu như là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia với nhau.

Còn theo ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), thương mại quốc tế bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh liên quan đến thị trường quốc tế. Các hoạt động này sẽ bao gồm quá trình thương mại, đầu tư quốc tế như mua bán hàng hóa, bảo hiểm, tài chính, chuyển giao công nghệ thông tin, vận tải, du lịch…Nhờ thương mại quốc tế các nước sẽ cải thiện được sức mạnh kinh tế, đồng thời cải thiện luôn được mức sống của người dân. Tuy nhiên, lợi ích từ thương mại quốc tế sẽ không chia đều cho tất cả các quốc gia và mọi tầng lớp dân cư. Do đó, điều này làm nảy sinh thêm các khuynh hướng và biện pháp bảo hộ mậu dịch.

Thương mại quốc tế là hoạt động kinh tế diễn ra giữa nhiều chủ thể của các quốc gia khác nhau. Vì thế, quá trình hoạt động Thương mại quốc tế sẽ có 3 chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động này bao gồm:

Các Doanh nghiệp:

Doanh nghiệp được xem là chủ thể phổ biến nhất tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Đó có thể là cá nhân, tập thể các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp có thể là doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ hoạt động với mục tiêu khai thác lợi ích của thương mại quốc tế để thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình.

Các Quốc gia:

Các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế với vai trò rất đặc biệt vừa để khai thác tối đa lợi ích của thương mại quốc tế vào sự phát triển kinh tế quốc gia. Vừa tham gia thương mại quốc tế để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế trong nước một cách hiệu quả.

Các Tổ chức quốc tế:

Các tổ chức quốc tế tham gia vào thương mại quốc tế với mục tiêu chung đó là điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế để đảm bảo lợi ích và mục tiêu của các bên tham gia trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể kể đến một số tổ chức tham gia thương mại quốc tế như:

  • Tổ chức Quốc tế: Tổ chức thương mại quốc tế (WTO);
  • Tổ chức Khu vực: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hay Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA);
  • Tổ chức Chuyên ngành: Trung tâm thương mại quốc tế (ITC).
Xem thêm  Reverse Logistics là gì? Tổng quan về Dịch vụ Reverse Logistics

Liệt kê các đặc điểm của Thương mại quốc tế

Hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ với những đặc trưng cơ bản như sau:

  • Đối tượng thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế chính là hàng hóa và dịch vụ. Ngoài ra, đối tượng của thương mại quốc tế còn là các hình thức đầu tư để thu lại lợi nhuận của các hoạt động thương mại;
  • Các bên tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là những chủ thể kinh tế khác quốc gia. Đó có thể là công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế hay Chính phủ;
  • Mục tiêu chính của người thực hiện các hoạt động thương mại đó chính là hoạt động thương mại để tạo ra lợi nhuận và  sinh lời;
  • Các đơn vị tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế được phép kinh doanh, buôn bán các loại hàng hóa, dịch vụ, ngành nghề theo đúng pháp luật quy định;
  • Hoạt động thương mại quốc tế không giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. Mà sẽ tùy theo góc độ nghiên cứu mà sẽ phát triển ở quy mô toàn thế giới, khu vực, thị trường nước xuất khẩu hay nhập khẩu;
  • Phương tiện thanh toán trong hoạt động thương mại quốc tế giữa bên bán và bên mua chính là đồng tiền có khả năng chuyển đổi.

ĐỌC THÊM: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt giá tốt

Lợi ích của các thành viên tham gia vào tổ chức Thương mại Quốc tế

Lợi ích chung đối với các nước tham gia

Thương mại quốc tế đóng vai trò cực kỳ quan trọng với mỗi quốc gia, có thể kể đến lợi ích của thương mại quốc tế như:

  • Là cơ sở để Chính phủ điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế thông qua việc vận dụng các công cụ (thuế quan và phi thuế quan) để tác động tới các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu;
  • Hoạt động thương mại quốc tế có sự tác động qua lại buộc các quốc gia phải tự thay đổi cơ cấu kinh tế, ngành nghề, vùng miền hay thành phần kinh tế để tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia;
  • Cho phép các quốc gia sử dụng hàng hóa phong phú với số lượng lớn hơn khả năng sản xuất hàng hóa, dịch vụ của mỗi nước;
  • Thương mại quốc tế không đơn thuần là hoạt động xuất, nhập khẩu giữa các quốc gia, mà thể hiện sự phục thuộc tất yếu của quốc gia vào phân công lao động quốc tế thông qua chuỗi cung ứng quốc tế. Và thương mại quốc tế được xem là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế quốc gia dựa trên cơ sở phân công lao động và sự chuyên môn hóa quốc tế;
  • Tạo ra nhiều việc làm cho lao động trong nước, từ đó sẽ giảm được tỷ lệ lao động thất nghiệp và giảm gánh nặng cho xã hội;
  • Thông qua hoạt động thương mại quốc tế các quốc gia sẽ tiến hành xây dựng, hoạch định và ban hành chính sách kinh tế sao cho phù hợp với đặc thù kinh tế và trình độ phát triển của quốc gia.
Thương mại quốc tế là gì? Lợi ích của các thành viên tham gia
Thương mại quốc tế là cơ sở để các quốc gia có thể tự điều chỉnh và hoạch định chính sách phù hợp với sự phát triển kinh tế của mình.

Lợi ích của Việt Nam khi tham gia vào Thương mại Quốc tế

Trong 25 năm qua, việc tham gia vào cơ hội Thương mại quốc tế và kí kết các hiệp định liên quan đã giúp Việt Nam thiết lập được mối quan hệ hữu nghị với nhiều quốc gia, như tham gia WTO, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), và gần đây là Hiệp định FTA Việt Nam – EU, CTTPP, RCEP và FTA Việt Nam – Vương quốc Anh. Cụ thể, ngày 8/3/2018, Việt Nam đã cùng 10 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê. Việc tham gia CPTPP cực kì quan trọng với các Nhà xuất khẩu Việt Nam vì nó cho phép các nước buôn bán và sản xuất hàng hóa Việt Nam cho những doanh nghiệp thành viên khác, đa số là sẽ được miễn thuế. Điều này tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu của Việt Nam khi bán vào các thị trường như Canada, Úc hay Nhật Bản so với hàng xuất khẩu từ các nước không tham gia CPTPP như Trung Quốc hoặc Mỹ.

Xem thêm  Nên làm gì khi bị hải quan giữ hàng? Hàng bị giữ bao lâu?

Ngoài ra, Việt Nam cũng có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu khi tham gia kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) vào ngày 15/11/2020 tại Hà Nội. Không chỉ vậy, điều này còn giúp Doanh nghiệp Việt Nam cọ xát nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Nó tạo điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và khẳng định vị thế mới của mình trên trường quốc tế.

Ảnh hưởng đến kinh tế và thương mại được xem là rõ ràng và hiệu quả nhất. Thương mại quốc tế tác động đến tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam, mở rộng hàng hóa, thu hút đầu tư. Hơn nữa còn có thể nâng cao năng suất lao động và tạo thêm nhiều việc làm. Dẫn chứng cho sự thành công trong giao dịch, trao đổi của Việt Nam và thế giới được ghi nhận:

“Việt Nam hiện đang là một trong những nước trên thế giới tham gia xuất khẩu nhiều mặt hàng quan trọng nhất, cả về gạo, cà phê, hạt tiêu, thủy sản và gần đây là các mặt hàng nhân tạo như giày dép, hàng may mặc và điện tử. Xuất khẩu quan trọng nhất, cả về các mặt hàng như gạo, cà phê, hạt tiêu, thủy sản và gần đây là các mặt hàng nhân tạo như giày dép, hàng may mặc và điện tử”.

Việc tham gia Thương mại quốc tế được xem là một cơ hội lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình này cũng có những bất lợi về lĩnh vực pháp lý. Điều quan trọng là Việt Nam cần cố gắng hơn nữa, biết vận dụng và giải quyết những khó khăn một cách tốt nhất. Đối với những thách thức như trên, việc phải hiểu biết thêm nhiều hơn về tranh chấp quốc tế, các phương thức giải quyết nếu có bất đồng xảy ra cũng như lĩnh vực pháp luật là điều tất yếu.

>>Xem thêm: Chứng từ hải quan là gì?

Các loại hình Thương mại Quốc tế phổ biến hiện nay

Phân loại loại hình thương mại quốc tế như thế nào? Khi nói đến Thương mại quốc tế sẽ được phân chia ra 2 loại hình cơ bản đó là: Thương mại quốc tế về hàng hóa và thương mại quốc tế về dịch vụ. Cụ thể như sau:

Thương mại quốc tế về Hàng hóa

Theo nghĩa chung hàng hóa là sản phẩm do người lao động tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Đối với hàng hóa cũng được chia ra làm hàng hóa vô hình và hữu hình. Hàng hóa quốc tế hữu hình bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến hàng hóa có thể nhìn thấy, sờ thấy và cân đo, đong đếm được như máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu, nông sản…Còn hàng hóa vô hình là những sản phẩm thương mại không thể nhìn, sờ thấy như các phát minh, sáng chế, độc quyền nhãn hiệu, giải pháp…Dù là hàng hóa vô hình hay hữu hình thì cũng được cung ứng ra thị trường thông qua các phương thức như:

Xuất, nhập khẩu hàng hóa: Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa ra nước ngoài tiêu thụ, nhập khẩu là hoạt động đưa hàng hóa sản xuất từ nước ngoài vào trong nước để tiêu thụ.

Xem thêm  Thủ tục nhập khẩu gỗ ngoại về Việt Nam cụ thể năm 2024

Gia công quốc tế: Hoạt động gia công bao gồm  cả gia công cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Chẳng hạn, Việt Nam đang thực hiện hình thức thuê nước ngoài gia công đối với các sản phẩm giày dép, quần áo.

Tái xuất khẩu và chuyển khẩu:

  • Trong hoạt động tái xuất khẩu: Là hình thức nhập khẩu hàng hóa tạm thời từ nước ngoài vào và xuất khẩu cho một nước thứ 3. Điều kiện đi kèm là hàng hóa sẽ giữ nguyên và không trải qua hoạt động gia công hay chế biến lại.
  • Trong hoạt động chuyển khẩu: Chuyển khẩu thực chất là quá trình thực hiện dịch vụ vận tải, lưu kho…chứ không phải là hoạt động mua bán hàng hóa.
Thương mại quốc tế là gì? Lợi ích của các thành viên tham gia
Các loại hình Thương mại quốc tế hiện được phân loại gồm Thương mại quốc tế về hàng hóa và Thương mại quốc tế về dịch vụ.

Thương mại quốc tế về Dịch vụ

Thương mại quốc tế dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, ngành dịch vụ có tính chất phức tạp nên cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh về lĩnh vực này.

Thương mại dịch vụ là ngành kinh tế thứ  3, ngoài công nghiệp và nông nghiệp thì đều được coi là dịch vụ. Hiểu nôm na đây là các hoạt động tạo ra sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc sở hữu, nhằm thỏa mãn kịp thời nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của con người. Theo GATS, thương mại quốc tế về dịch vụ được chia làm 4 phương thức cung cấp khác nhau như:

  • Cung cấp Dịch vụ qua biên giới: Là phương thức dịch vụ cung cấp theo lãnh thổ quốc gia này qua quốc gia khác. Ví dụ: Dịch vụ vận tải hành khách từ Việt Nam qua các quốc gia khác.
  • Phương thức tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài: Được hiểu là người tiêu dùng sẽ di chuyển sang quốc gia khác để sử dụng dịch vụ. Ví dụ: Các tour du lịch, du học…
  • Hiện diện thương mại của Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài: Được hiểu là các nhà cung cấp dịch vụ của quốc gia này sẽ thiết lập hình thức thương mại để cung cấp dịch vụ trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia khác. Ví dụ: Các siêu thị nước ngoài mở tại Việt Nam để phân phối hàng hóa.
  • Hiện diện của thể nhân: Được hiểu là thể nhân cung cấp dịch vụ của quốc gia này sẽ di chuyển tạm thời hay có thời hạn sang quốc gia khác để cung cấp dịch vụ. Ví dụ: Các nghệ sĩ Hàn Quốc sang Việt Nam để biểu diễn hay hoạt động nghệ thuật.

Trên đây là tổng hợp bài chia sẻ hữu ích bàn về thuật ngữ Thương mại quốc tế là gì, từ đó giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về lợi ích thành viên khi tham gia vào tổ chức này, trong đó có Việt Nam. Phân loại loại hình thương mại quốc tế gồm về hàng hóa và dịch vụ như đã nêu trên, các cá nhân hoặc Doanh nghiệp, tổ chức nào đang thắc mắc về vấn đề này có thể tham khảo, nghiên cứu trước để biết rõ mô hình hoạt động của tổ chức Thương mại Quốc tế này ra sao. Hãy tiếp tục theo dõi những tin bài liên quan tiếp theo của RatracoSolutions Logistics để góp nhặt kiến thức cần thiết phục vụ cho hoạt động vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa,…của đơn vị mình nhé!

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ