Tìm hiểu quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Hiện nay, vận tải quốc tế đường biển là hình thức vận chuyển có từ lâu đời và được sử dụng phổ biến. Và quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu. Muốn biết quan trọng thế nào, hãy cùng Ratraco Solutions chúng tôi cập nhật chi tiết các bước nhận hàng, vận chuyển và giao hàng đường biển sau đây.

Tổng quan dịch vụ và các mặt hàng vận tải đường biển

Cùng điểm qua dịch vụ vận tải biển và các mặt hàng được vận tải bằng phương thức này:

Tổng quan Dịch vụ vận tải hàng đường biển

Vận tải biển là sử dụng tàu chuyên chở có tải trọng lớn, kết hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng đường biển, để vận chuyển hàng hóa đến khu vực trong hoặc ngoài phạm vi một quốc gia. Điểm nổi bật của vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là chi phí thấp, không phát sinh phụ phí và đảm bảo an toàn cho hàng hóa.

Với Dịch vụ vận chuyển đường biển, doanh nghiệp có thể gửi đa dạng mặt hàng. Do đó, khi muốn xuất khẩu hàng Nội địa và Quốc tế, nhiều doanh nghiệp ưu tiên hình thức này để tiết kiệm chi phí và đáp ứng mọi nhu cầu chuyên chở.

Tìm hiểu quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Vận tải biển là phương thức vận chuyển từ Cảng – Cảng giúp tiết kiệm chi phí và vận chuyển được đa dạng mặt hàng.

Mặt hàng có thể vận tải bằng đường biển

Một số mặt hàng được vận tải đường biển:

  • Hóa chất, dung dịch lỏng;
  • Ngô, khoai, sắn, lúa, gạo, lúa mì,…;
  • Máy móc, thiết bị;
  • Gia vị, trà, ngũ cốc, bột, cà phê,…;
  • Vật liệu xây dựng;
  • Dầu mỏ, khoáng sản, xăng dầu,…;
  • Ô tô, xe máy, mô tô,…;
  • Hải sản, rau củ, thịt cá đông lạnh xuất khẩu;
  • Quần áo, giày dép, đồ ăn,…
Xem thêm  Hoa tiêu hàng hải là gì? Tìm hiểu dịch vụ hoa tiêu hàng hải hiện nay

* Lưu ý: Bên cạnh mặt hàng được phép vận chuyển sẽ có các mặt hàng nghiêm cấm vận chuyển bằng đường biển như: Hóa chất độc hại, dễ cháy nổ; chất kích thích, chất gây nghiện; vũ khí dân dụng; văn hóa phẩm đồi trụy,…

Tại sao chọn vận tải hàng hóa đường biển?

Vận chuyển container và đi theo đường biển là hình thức giao hàng Cảng – Cảng bằng tàu thuyền. Việc vận tải hàng hóa đường biển mang đến nhiều lợi ích cho người gửi:

Chi phí vận tải hàng đường biển thấp

Cước vận chuyển các đơn hàng lớn, hàng cồng kềnh với hình thức vận chuyển đường biển tốt hơn so với đường hàng không. Từ đó giúp tiết kiệm chi phí kinh doanh hiệu quả cho các shop.

Thích hợp vận tải hàng đi nước ngoài

Hiện nhiều nước trên thế giới có hệ thống cảng lớn, hiện đại nên quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và việc giao nhận hàng hóa diễn ra nhanh, dễ dàng. Như Việt Nam ta là có đường bờ biển dài và nhiều cảng biển quốc tế.

Phù hợp với hàng hóa lớn, cồng kềnh

Các phương tiện tàu biển lớn có thể chịu được tải trọng lớn của hàng hóa. Bởi thế, nếu chủ shop bán máy móc, ô tô, mô tô,…thì vận chuyển hàng hóa đường biển là lựa chọn tốt hơn cả.

Cách tính cước Dịch vụ vận tải đường biển

Trước khi muốn biết quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển phải tìm hiểu cách tính cước vận chuyển đường biển:

Hàng LCL (Hàng lẻ)

Với hàng LCL, cước phí sẽ tính dựa trên 2 cách:

1. Trọng lượng thực tế = trọng lượng hàng được cân – ĐVT: KGS

2. Thể tích thực = (dài x rộng x cao) x số lượng – ĐVT: CBM.

Sau khi có trọng lượng hoặc thể tính, cước phí giá sẽ được áp dụng công thức:

  • 1 tấn < 3 CBM: hàng nặng, áp bảng giá cước theo KGS;
  • 1 tấn >= 3 CBM: hàng nhẹ, áp bảng giá cước theo CBM.
Tìm hiểu quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Tùy hàng LCL/FCL mà cước phí vận chuyển container đường biển mà công thức tính giá cước sẽ khác nhau.

Hàng FCL (hàng nguyên container)

Hàng FCL được tính trên đơn vị container, bill/shipment. Chi phí phải trả tính như sau:

Chi phí theo container = Giá cước x Số lượng container

Chi phí theo bill/ shipment = Giá cước x Số lượng bill / shipment

Quy trình vận tải hàng hóa đường biển

Quy trình vận chuyển hàng hóa đường biển như sau:

Xem thêm  Kho hàng không kéo dài là gì? Được quy định ra sao?

Bước 1 – Booking

Việc thuê tàu gọi là Booking (đặt chỗ). Nếu bên bán thuê tàu, bạn cần liên hệ các Công ty FWD và chọn Công ty có mức giá cạnh tranh.

Khi nhận Booking từ FWD, người xuất khẩu phải kiểm tra thông tin trên Booking như: cảng đi, cảng đến, ngày khởi hành, ngày cắt máng, loại cont, số lượng cont,…để chuẩn bị hàng giao cho FWD kịp thời gian.

Bước 2 – Đóng hàng

Hàng lẻ (LCL) được đóng gói tại kho và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng (Shipping Mark) theo yêu cầu người nhập khẩu. Công ty FWD đưa hàng ra kho hàng lẻ (CFS) tại cảng, đóng hàng vào container chung với nhiều lô hàng lẻ khác.

Hàng nguyên (FCL) được đóng container, kẹp chì ngay tại kho của người xuất khẩu sau đó bàn giao cho Công ty FWD đưa hàng ra bãi container (CY) tại cảng.

Bước 3 – Thủ tục hải quan xuất khẩu

Sau khi hàng ra cảng, người xuất khẩu tự thực hiện thủ tục HQ hoặc thuê Công ty FWD thực hiện trước thời điểm tàu khởi hành. Người xuất khẩu có thể phải thực hiện các nghiệp vụ khác như Xin giấy phép xuất khẩu, Hun trùng hoặc Kiểm dịch lô hàng (nếu cần).

Bước 4 – Phát hành B/L

Sau khi hoàn thành thủ tục HQ xuất khẩu, lô hàng được người vận tải đưa lên tàu và rời cảng. Người xuất khẩu cung cấp thông tin làm vận đơn (SI) cho công ty giao nhận từ khi chuẩn bị đóng hàng. Thông tin này được gửi cho hãng tàu để phát hành B/L cho người xuất khẩu sau khi tàu chạy.

Xem thêm  Tìm hiểu thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm nước ngoài

Bước 5 – Gửi chứng từ

Người xuất khẩu thu thập đủ chứng từ theo yêu cầu người nhập khẩu gồm: Invoice, Packing List, B/L, C/O,…và gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu trực tiếp (nếu thanh toán bằng T/T) hoặc gửi qua ngân hàng (nếu thanh toán bằng L/C).

Bước 6 – Nhận chứng từ

Khi nhận bộ chứng từ gốc, người nhập khẩu kiểm tra lần nữa về tính chính xác, chân thực của toàn bộ chứng từ để chắc chắn không gặp rắc rối trong quá trình thông quan.

Tìm hiểu quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Quy trình cơ bản của vận chuyển hàng hóa đường biển mà các bên liên quan cần nắm rõ để chủ động trong quá trình gửi hàng, nhận hàng,…

Bước 7 – Thông báo hàng đến

Đại lý của hãng vận tải tại cảng đến sẽ gửi Thông báo hàng đến (Notice of Arrival) cho người nhập khẩu trước ngày tàu cập cảng.

Người nhập khẩu kiểm tra thông tin như: Ngày tàu cập cảng, kho hàng hoặc nơi lưu giữ hàng chờ thông quan, các loại phí phải nộp,…để chủ động làm thủ tục thông quan, khai báo hải quan.

Bước 8 – Lệnh giao hàng

Người nhập khẩu cung cấp bộ chứng từ (đã nhận từ người xuất khẩu) cho công ty FWD để xuất trình B/L gốc, nộp các loại phí cho hãng tàu và nhận Lệnh giao hàng. Đồng thời, công ty FWD cũng tiến hành tìm vị trí hãng và làm Phiếu xuất kho tại cảng.

Bước 9 – Thủ tục hải quan nhập khẩu

Ngay cả khi hàng chưa cập cảng người nhập khẩu đã có thể bắt đầu mở tờ khai hải quan trên phần mềm hải quan điện tử và chờ khi hàng đến để thực hiện thông quan. Người nhập khẩu có thể tự thực hiện thủ tục hải quan hoặc thuê công ty FWD.

Người nhập khẩu có thể phải thực hiện các nghiệp vụ chuyên ngành khác như Xin giấy phép nhập khẩu, Kiểm tra chất lượng hoặc Kiểm dịch cho lô hàng (nếu cần).

Bước 10 – Dỡ hàng

Sau khi hoàn thành thủ tục HQ, lô hàng được công ty FWD điều chuyển xe và đưa về kho của người nhập khẩu. Nếu hàng nguyên (FCL), cần phải dỡ hàng khỏi container và trả container rỗng về cho hãng tàu tại cảng.

Trên đây là quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chuẩn xác, chi tiết nhất mà Ratraco Solutions muốn chia sẻ cho các chủ hàng, doanh nghiệp gửi hàng FCL/LCL tham khảo và cân nhắc chọn phương thức vận tải biển. Ngoài đường biển, quý khách có nhu cầu gửi hàng đường sắt Bắc Nam và liên vận Quốc tế, liên hệ ngay cho Ratraco để được hỗ trợ dịch vụ giá tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ