Thủ tục hải quan xuất khẩu Thủy Sản ra sao?

Bạn cần làm thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh ra nước ngoài và muốn tìm hiểu các quy định về hàng hóa, các loại giấy phép cần thiết, Thông tư, Nghị định và các văn bản pháp luật liên quan tới việc xuất nhập khẩu thủy sản đông lạnh…? Ratraco Solutions chúng tôi sẽ cập nhật nhanh thủ tục hải quan xuất khẩu Thủy Sản mới 2024 cho Quý doanh nghiệp tham khảo để biết điều kiện CẦN và ĐỦ khi muốn xuất khẩu mặt hàng này là gì và cần lưu ý những gì.

Tổng quan tình hình xuất khẩu Thủy sản hiện nay

Thủy sản đông lạnh là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo đó, có nhiều các Doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước đã liên hệ với Cơ quan chức năng có thẩm quyền để làm thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh.

Theo ghi nhận mới nhất, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2024 đạt 580 triệu USD, giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tôm và cá tra là mặt hàng chủ lực sang Trung Quốc, chiếm lần lượt 42% và 35%. Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc giảm sâu 44%. Trong khi đó, xuất khẩu tôm tăng 40% nhờ tăng mạnh tôm hùm và tôm chân trắng.

Thủ tục hải quan xuất khẩu Thủy Sản ra sao?
Những tháng đầu năm 2024, tình hình xuất khẩu thủy sản sang Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU,…có tín hiệu tăng trưởng khả quan.

Xuất khẩu các sản phẩm cá biển sang Trung Quốc giảm gần 40%. Bù lại xuất khẩu cua sang thị trường này bứt phá gấp 7 lần cũng nhờ tăng mạnh cua sống phục vụ cho phân khúc dịch vụ, nhà hàng, khách sạn của thị trường này.

Xem thêm  Những loại hàng hóa xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc bằng đường sắt

Trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ đạt 605 triệu USD, với 3 mặt hàng chiếm tỷ trọng chi phối là tôm, cá ngừ, cá tra. Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt 582 triệu USD, tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm 2023; xuất khẩu thủy sản sang EU đạt gần 380 triệu USD, tăng nhẹ gần 1% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hàn Quốc đạt gần 300 triệu USD, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm 2023.

Thủ tục xuất khẩu Thủy sản đông lạnh mới nhất 2024

Ratraco Solutions – Đơn vị chuyên vận chuyển container lạnh tự hành đường sắt đi Bắc Nam, Quốc tế sẽ trình bày thủ tục hải quan xuất khẩu Thủy Sản chi tiết như sau:

Hồ sơ hải quan xuất khẩu thủy sản đông lạnh

Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu thủy sản đông lạnh gồm:

  • Tờ khai hải quan;
  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua);
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract) (nếu có);
  • Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa;
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List).

Một số chứng từ có thể cần có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:

  • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O);
  • Các chứng từ liên quan khác,…

Mã HS Code thủy sản đông lạnh

Dưới đây là mã HS một số loại thủy sản đông lạnh:

NHÓM MÃ HS CODE MÔ TẢ
0303 Cá, đông lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04.
0304 Phi-lê cá và các loại thịt cá khác (đã hoặc chưa xay, nghiền, băm), tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
0306 Động vật giáp xác, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh,…
0307 Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh,…
0308 Động vật thủy sinh không xương sống trừ động vật giáp xác và động vật thân mềm, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh,…

Quy trình, thủ tục xuất khẩu thủy sản

Bước 1: Kiểm tra thủy sản xuất khẩu

Trước khi tiến hành xuất khẩu, doanh nghiệp cần kiểm tra thủy sản có nằm trong danh mục được cho phép xuất khẩu hay không dựa vào khoản 2 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Xem thêm  Cách lựa chọn kích cỡ container để phù hợp với lượng hàng hóa

Bước 2: Xác định mã HS thủy sản

Tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định mã HS của thủy sản. Từ đó giúp phân loại hàng hóa và cơ quan hải quan dựa vào đó để áp mức thuế suất phù hợp.

Thủ tục hải quan xuất khẩu Thủy Sản ra sao?
Quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu thủy sản dù là đông lạnh hay tươi sống đều phải trải qua từng bước theo quy định.

Bước 3: Đăng ký kiểm dịch động vật

* Chuẩn bị hồ sơ:

Với thủy sản đông lạnh:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch;
  • Yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu (nếu có);
  • Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch từ cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).

Với thủy sản tươi sống:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch;
  • Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thủy sản với loài có tên trong danh mục loại thủy sản xuất khẩu có điều kiện hoặc thủy sản cấm xuất khẩu;
  • Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam với thủy sản/sản phẩm thủy sản thuộc  danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm theo quy định của Việt Nam hoặc tại Phụ lục của CITES;
  • Yêu cầu về chỉ tiêu kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có);
  • Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có);
  • Các tài liệu khác như giấy chứng nhận vùng, chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh nơi nuôi thủy sản (nếu có),…

* Nộp hồ sơ:

Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên Cục Thú y. Các cán bộ sẽ kiểm tra hàng hóa bằng cách kiểm tra số lượng, chủng loại, lấy mẫu sản phẩm xét nghiệm,…

* Nhận hồ sơ và trả kết quả:

Các cán bộ của Cục Thú y sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu sẽ thông báo kết quả và gửi giấy hẹn lấy giấy chứng nhận kiểm dịch. Nếu hồ sơ còn thiếu, doanh nghiệp cần phải bổ sung thêm các giấy tờ được yêu cầu.

Xem thêm  Vai trò của vận chuyển đường sắt ở nước ta hiện nay

Bước 4: Làm thủ tục hải quan tại cảng/sân bay

Các giấy tờ cần thiết khi khai báo hải quan:

  • Hóa đơn (Invoice);
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list);
  • Chứng nhận xuất xứ (CO);
  • Chứng nhận kiểm dịch (HC);
  • Tờ cân;
  • Tờ khai báo hải quan.

>>Xem thêm: Thủ tục hải quan xuất khẩu Cà Phê

Lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu và vận tải hàng thủy sản đông lạnh

Chứng nhận xuất xứ (C/O) khi xuất khẩu thủy sản

C/O KHÔNG PHẢI là giấy bắt buộc trong quá trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu Thủy Sản. Song người mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp làm giấy chứng nhận xuất xứ với một số thị trường có kí Hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam.

Nhà nhập khẩu có thể sử dụng chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi. Bộ hồ sơ xin cấp C/O khi xuất khẩu gốm sứ gồm:

  • Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan;
  • Định mức sản xuất, quy trình sản xuất;
  • Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua…).
Thủ tục hải quan xuất khẩu Thủy Sản ra sao?
Muốn xuất khẩu thủy sản, cần có chứng nhận CO và đảm bảo tiêu chuẩn đóng gói, bảo quản dù là thủy sản đông lạnh hay tươi sống.

Lưu ý gì khi vận chuyển, bảo quản thủy sản đông lạnh và tươi sống

Để hàng hóa đến nơi an toàn, nguyên vẹn, doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Thủy sản tươi sống: Đựng thủy sản tươi sống trong các thùng xốp, dưới đáy thùng đặt đá khô để giữ độ tươi hoặc sử dụng thùng carton chuyên dụng cho thủy sản, có khả năng chống thấm nước giúp bảo quản tốt nhất.
  • Thủy sản đông lạnh: Thủy sản được bọc trong túi nilon hoặc trong thùng xốp. Nhiệt độ bảo quản ổn định khoảng -20 độ C.

Doanh nghiệp cần canh chuẩn xác thời gian hạ cont tránh phát sinh các chi phí ở cảng. Đảm bảo chất lượng hàng hóa trước khi xuất khẩu được bảo toàn nguyên vẹn với chất lượng không đổi và đạt lợi nhuận tối ưu nhất.

Ratraco Solutions đã cập nhật thủ tục hải quan xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nuôi trồng thủy sản nắm bắt kịp thời. Hi vọng đây là nguồn tin tham khảo hữu ích cho những tư nhân, DN đang cần xuất khẩu số lượng lớn thủy hải sản đông lạnh và tươi sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ