Đại lý tàu biển là gì? Chức năng, nhiệm vụ thế nào?

Hiện nay, nhu cầu thuê tàu biển vận tải hàng hóa từ Việt Nam sang nước ngoài và từ các nước nhập khẩu hàng về Việt Nam ngày càng nhiều. Mỗi khi thuê tàu, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường liên hệ với bên Đại lý tàu biển để tiết kiệm chi phí, thời gian lẫn công sức. Vậy, bạn đã biết Đại lý tàu biển là gì chưa?

Trong khuôn khổ bài viết này, Ratraco Solutions chúng tôi sẽ giải đáp nhanh khái niệm Đại lý tàu biển; chức năng, nhiệm vụ của Đại lý hãng tàu biển, cùng với đó là sự khác nhau giữa Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải cũng như trách nhiệm của người ủy thác đối với người bên phía Đại lý tàu biển ra sao.

Đại lý tàu biển là gì, có chức năng, nhiệm vụ gì?

Đại lý hãng tàu biển là gì?

Đại lý tàu biển là gì? Đại lý hãng tàu biển (Vessel Agent) là dịch vụ mà những tổ chức, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủy nhiệm của chủ tàu (shipowner) hoặc người thuê tàu (charterer) để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động của tàu tại cảng biển.

Đại lý tàu biển là gì? Chức năng, nhiệm vụ thế nào?
Đại lý tàu biển là người đại diện chủ tàu hoặc người thuê tàu thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới hoạt động của tàu tại cảng biển dưới sự ủy nhiệm từ khách hàng.

Nhiệm vụ của đại lý tàu biển

Khác với các loại hình dịch vụ thông thường, đại lý tàu biển có nhiệm vụ quan trọng là cần phải liên lạc, kết nối với cảng, chủ hàng và các cơ quan hữu quan trong thời gian tàu đang khai thác tại cảng, nhằm đảm bảo tàu đến đúng giờ, đúng địa điểm và hoạt động vận chuyển hàng hóa diễn ra trôi chảy.

Xem thêm  Thủ tục nhập khẩu sắt thép về Việt Nam chi tiết năm 2024

Một số công việc được thực hiện bởi đại lý hãng tàu phải kể đến như:

  • Hoàn thiện các thủ tục để tàu có thể ra/vào cảng theo đúng quy định và luật hiện hành;
  • Ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương; cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm, nước sinh hoạt cho tàu biển;
  • Ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc dỡ hàng hóa, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê thuyền viên;
  • Thu xếp sửa chữa khám nghiệm tàu và kiểm nghiệm khoang tàu cho việc xếp hàng;
  • Môi giới thuê tàu, mua tàu và bán tàu;
  • Trình kháng nghị hàng hải;
  • Giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hàng hải và dịch vụ khác liên quan đến tàu biển;
  • Thu, chi các khoản tiền liên quan đến hoạt động khai thác tàu.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển

Điều kiện để kinh doanh Đại lý tàu biển là gì? Căn cứ Điều 11 và Điều 12 Nghị định 160/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển gồm:

Điều kiện kinh doanh Dịch vụ đại lý tàu biển

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Xem thêm  LOI là gì trong logistics, XNK? Đóng vai trò ra sao?
Đại lý tàu biển là gì? Chức năng, nhiệm vụ thế nào?
Muốn kinh doanh Dịch vụ Đại lý tàu biển tại Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện CẦN và ĐỦ theo Điều 11 và Điều 12 Nghị định 160/2016/NĐ-CP.

Điều kiện về tổ chức bộ máy, nhân lực

Về tổ chức bộ máy và nhân lực, cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có người chuyên trách thực hiện kinh doanh, khai thác dịch vụ đại lý tàu biển đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế;
  • Có người chuyên trách thực hiện công tác pháp chế đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành luật;
  • Nhân viên đại lý tàu biển phải là công dân Việt Nam, đã được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ chuyên môn về đại lý tàu biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Sự khác nhau giữa Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải

Sự khác nhau giữa Môi giới hàng hải và Đại lý tàu biển là gì? Nhìn chung, giữa đại lý hãng tàu và môi giới hàng hải đều có cùng hoạt động là cung cấp các dịch vụ liên quan vận chuyển đường biển. Chính điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết điểm khác nhau giữa cả hai hình thức là gì, để có sự lựa chọn phù hợp.

Đại lý tàu biển là gì? Chức năng, nhiệm vụ thế nào?
Giữa môi giới hàng hải và Đại lý hãng tàu biển đều cung cấp các Dịch vụ liên quan tới vận tải biển nhưng khác nhau ở vai trò, trách nhiệm, cách thức hoạt động và doanh thu.

Hãy cùng Đơn vị vận chuyển hàng bằng container Ratraco Solutions tham khảo bảng sau:

Tiêu chí phân biệt Đại lý tàu biển Môi giới hàng hải 
Vai trò Nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng. Là trung gian tạo điều kiện để các bên hợp tác với nhau, không trực tiếp tham gia vào việc giao kết và thực hiện hợp đồng với bên thứ ba.
Trách nhiệm Khi có vấn đề/rủi ro phát sinh đại lý sẽ chịu trách nhiệm. – Không bị ràng buộc về pháp lý đối với nghĩa vụ và trách nhiệm của hợp đồng thuê tàu.

– Chỉ chịu trách nhiệm về việc thi hành những ủy quyền mà người thuê vận chuyển hoặc người vận chuyển ủy thác.

Cách thức  Người đại lý tàu biển trực tiếp tiến hành các hoạt động liên quan tại cảng biển, theo sự chỉ định của người ủy thác. Người môi giới hàng hải sẽ thực hiện các dịch vụ môi giới liên quan, nhưng chỉ là trung gian giữa các bên.
Doanh thu Là phí đại lý. Tiền hoa hồng môi giới.

Trách nhiệm của người ủy thác đối với người đại lý tàu biển

Trách nhiệm của người ủy thác với người Đại lý tàu biển là gì? Trong tất cả những hợp đồng dịch vụ, bao giờ đại lý tàu biển cũng chỉ ký bên dưới với tư cách là đại lý (as agent only) và làm việc theo chỉ thị của người ủy thác. Do đó, người ủy thác cần hiểu rõ chức năng của mình khi thực hiện các nghiệp vụ hàng hải liên quan.

Theo Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 Điều 239:

1. Người ủy thác có trách nhiệm hướng dẫn người đại lý tàu biển thực hiện dịch vụ đã ủy thác khi cần thiết và phải ứng trước theo yêu cầu của người đại lý tàu biển khoản tiền dự chi cho dịch vụ được ủy thác.

2. Trường hợp người đại lý tàu biển có hành động vượt quá phạm vi ủy thác thì người ủy thác vẫn phải chịu trách nhiệm về hành động đó, nếu ngay sau khi nhận được thông tin này mà người ủy thác đã không thông báo cho những người liên quan biết là mình không công nhận hành động này của người đại lý tàu biển.

Đại lý tàu biển là gì, có chức năng và nhiệm vụ như thế nào, có gì khác so với môi giới hàng hải,…là những kiến thức hữu ích mà RatracoSolutions Logistics muốn chuyển tải tới Quý doanh nghiệp, chủ hàng đang có lô hàng vận chuyển theo đường biển và cần thuê Dịch vụ Đại lý tàu biển để tiết kiệm công sức, chi phí lẫn thời gian thì nên tìm hiểu trước dịch vụ này sẽ thay bạn làm những gì nhé!

Xem thêm  Chở hàng cồng kềnh bằng xe máy có bị phạt không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ