Cách tính cước vận chuyển đường sắt chi tiết chuẩn nhất

Nhu cầu vận tải hàng lẻ, hàng ghép, hàng nguyên chuyến đường sắt không ngừng tăng cao và vấn đề cước phí cạnh tranh giữa các đơn vị vận chuyển luôn là mối quan tâm hàng đầu của khách gửi hàng.

Ratraco Solutions chúng tôi với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực vận tải đường sắt sẽ chia sẻ đến Quý tư nhân, doanh nghiệp cách tính cước vận chuyển đường sắt chi tiết cùng các yếu tố, căn cứ để tính cước phí sao cho chuẩn nhất.

Căn cứ, yếu tố quyết định cước vận tải đường sắt là gì?

Trong cách tính cước vận chuyển đường sắt, để đảm bảo tính toán chính xác, bạn cần căn cứ vào các yếu tố sau:

Loại hàng cần gửi vận tải là gì?

Ngoài yếu tố về trọng lượng thì loại hàng hóa gửi đi gồm những gì cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mức phí thực tế phải trả của người gửi. Nếu gửi hàng thông thường, phí được tính như quy định cụ thể.

Song nếu bạn gửi hàng đặc biệt như hàng dễ vỡ, hàng hóa là chất lỏng,…bên vận chuyển có thể phải đóng gói lại để đảm bảo an toàn hoặc sử dụng khoang tàu riêng để vận chuyển. Do đó, nếu bạn đồng ý với điều này, bạn có thể phải chi trả thêm cước phí vận chuyển.

Xem thêm  Thủ tục hải quan xuất khẩu Cà Phê có khó không?
Cách tính cước vận chuyển đường sắt chi tiết chuẩn nhất
Các yếu tố, căn cứ tính cước vận tải đường sắt đắt đó là loại hàng gửi, trọng lượng hàng gửi, phương tiện xe cơ giới cần gửi,…

Trọng lượng hàng hóa bao nhiêu?

Một trong những căn cứ đầu tiên để tính toán được cước vận chuyển đường sắt mà bạn cần quan tâm là trọng lượng hàng hóa.

Với những loại hàng nhỏ, có thể cân đo để xác định cân nặng thực tế, mức phí vận chuyển sẽ được tính toán dựa trên trọng lượng đó. Ngược lại, với hàng cồng kềnh, hàng nặng không thể tính phí dựa trên trọng lượng thực được xác định dựa trên căn nặng quy đổi.

Do đó, trước khi có ý định gửi hàng hóa vận chuyển qua đường sắt, bạn nên xác định rõ loại hàng gửi đi thuộc loại nào. Nếu hàng hóa có trọng lượng lớn thì nên tìm hiểu công thức tính cân nặng quy đổi để lô hàng được tính phí đúng, không bị chênh với mức phí thực tế.

Hàng hóa gửi đi là xe máy hay xe đạp điện?

Nếu bạn có nhu cầu gửi xe máy, xe đạp điện để vận chuyển liên tỉnh hoặc vận chuyển 2 chiều Bắc Nam, cước phí được tính toán dựa trên từng đầu xe chứ không phải theo trọng lượng.

Thông thường, mức phí vận chuyển hàng hóa là xe máy, xe đạp sẽ được quy định theo từng mức giá có thể dao động từ 150.000 – 500.000. Tùy loại xe cần vận chuyển mà giá cước có thể thay đổi.

Cách tính cước vận tải hàng đường sắt chi tiết nhất

So với các phương thức vận tải khác, cách tính cước vận chuyển đường sắt có sự khác biệt nhất định. Cước vận tải và các chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt được quy định tại Chương VI Thông tư số: 83/2014/TT-BGTVT. Theo đó, cước phí vận chuyển được tính:

Đối với hàng lẻ (loại hàng không đòi hỏi dùng cả toa)

Cước phí tính theo trọng lượng thực tế. Theo đó, trọng lượng quy định tối thiểu khi vận chuyển là 20kg, nếu trên 20kg thì phần lẻ dưới 0,5kg được quy tròn thành 0,5kg. Ví dụ 22kg sẽ được làm tròn thành 25kg.

Xem thêm  Tìm hiểu cách vận chuyển bình ga đảm bảo an toàn, hiệu quả

Đối với hàng nguyên toa (loại hàng được xếp trên một toa tàu)

Cước phí được tính theo trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe. Đối với hàng hóa cồng kềnh, nếu trọng lượng xếp dưới hoặc bằng 75% trọng tải kỹ thuật thì cước phí tính theo 75%.

Ngược lại, nếu hàng hóa có trọng lượng xếp trên 75% trọng tải kỹ thuật thì cước phí tính theo trọng tải thực tế. Với những loại hàng không cồng kềnh xếp chung hàng hóa cồng kềnh thì sẽ được tính như hàng cồng kềnh.

Cách tính cước vận chuyển đường sắt chi tiết chuẩn nhất
Cách tính cước vận tải đường sắt đối với hàng lẻ, hàng đi nguyên toa tàu hay trong toa tàu có nhiều loại hàng có sự chênh lệch đắt hay rẻ về chi phí vận chuyển.

Khi trong toa xe có nhiều loại hàng

Trong một toa xe có nhiều loại hàng hóa khác nhau, trọng lượng tính cước được xác định:

  • Nếu người thuê vận tải ghi rõ trọng lượng từng loại hàng thì cước phí được tính riêng cho từng hàng hóa rồi cộng chung lại ra mức phí cuối cùng;
  • Nếu người thuê vận tải không ghi rõ trọng lượng từng loại hàng thì trọng lượng tính cước được xác định theo loại hàng có giá trị cao nhất.

Đặc điểm của phương thức vận tải hàng đường sắt

Vận tải đường sắt là loại hình giao nhận hàng sử dụng tàu hỏa là phương tiện chính. Đây là phương thức vận chuyển phổ biến được lựa chọn nhiều, chính bởi:

Cước phí rẻ

Các shop thường bán các sản phẩm cồng kềnh, khối lượng lớn, dễ vỡ, nếu chọn gửi hàng tàu hỏa cho các đơn hàng xa sẽ tiết kiệm cước phí hơn so với hình thức khác.

Đảm bảo an toàn

Tàu hỏa vận tải hàng hóa được di chuyển trên tuyến đường sắt chuyên biệt, có độ ổn định cao, không bị xóc nảy. Nhờ đó mà hàng hóa được đảm bảo an toàn, giảm nguy cơ hư hỏng.

Vận tải đa dạng hàng hóa

Với hình thức vận chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa, shop có thể giao đơn cho nhiều loại hàng hóa như sản phẩm công nghiệp (sắt, thép, inox, quặng đá,..), hàng tiêu dùng (thực phẩm, muối, nước đóng chai,…), nông sản (lúa, gạo, ngô,…), hàng dễ hư hỏng,…

Xem thêm  Vận đơn chở suốt là gì? Làm sao để phân biệt với vận đơn chở thẳng?

Giao hàng đi Bắc – Nam nhanh chóng

Tại Việt Nam, có tuyến đường sắt được nối liền từ Bắc đến Nam. Nhờ đó đơn hàng của shop có thể vận chuyển đường sắt Bắc Nam nhanh dễ dàng.

Lưu ý cần biết khi vận tải hàng hóa đường sắt

Bên cạnh việc tìm hiểu cách tính cước vận chuyển đường sắt, bạn còn phải nắm được những lưu ý quan trọng khi giao nhận hàng:

Chọn đơn vị vận tải đường sắt uy tín

Để chắc chắn rằng, hàng hóa của bạn được chuyển đến tay người nhận nhanh an toàn với cước phí phải chăng, nhất định bạn phải tìm chọn được một Đơn vị vận chuyển cont đường sắt uy tín như CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO.

Bởi chỉ có những Công ty giao nhận chuyên nghiệp mới công khai minh bạch cho bạn Bảng giá, Quy trình vận tải hàng đường sắt cũng như có những cam kết cụ thể nếu hàng hóa khi gặp sự cố.

Cách tính cước vận chuyển đường sắt chi tiết chuẩn nhất
Một trong những lưu ý quan trọng cần biết khi vận chuyển đường sắt là nên chọn một Đơn vị vận tải thực sự chuyên nghiệp và uy tín.

Loại hàng gửi đi không thuộc danh mục cấm

Nếu hàng hóa cần gửi vận chuyển là chất cấm, ma túy, chất gây cháy nổ, độc hại,…đơn vị giao nhận sẽ không tiến hành hoạt động vận chuyển. Do đó, để chắc chắn loại hàng gửi đi thuộc danh mục được phép vận chuyển, bạn nên kiểm tra kỹ trước khi chuyển cho đơn vị vận tải.

Chuẩn bị đủ giấy tờ liên quan đến hàng hóa

Nếu bạn là Công ty, Doanh nghiệp cần vận chuyển hàng hóa số lượng lớn qua đường sắt thì bạn cần chắc chắn rằng loại hàng gửi giao nhận có đầy đủ giấy tờ, chứng từ.

Bởi khi tiến hành giao nhận, đơn vị vận tải sẽ phải tiến hành một số thủ tục giấy tờ để giúp lô hàng hợp lệ được vận chuyển. Vì vậy, khi chuyển hàng qua đường sắt, bạn hãy chắc chắn rằng số hàng gửi đi có giấy tờ đầy đủ.

Ratraco Solutions chúng tôi đã cập nhật cho Quý doanh nghiệp cũng như khách gửi hàng cá nhân hiểu rõ cách tính cước vận chuyển đường sắt hiện nay thế nào. Từ đây, nếu bạn đang đắn đo, phân vân về cước phí giữa các phương thức vận tải có thể cân nhắc trên nhiều yếu tố, tiêu chí để đưa ra quyết định nên hay không nên chọn vận chuyển container đường sắt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ