Chi phí logistics là gì? Cách tính Chi phí logistics như thế nào?

Chi phí logistics là chỉ số quan trọng giúp đo lường hoạt động logistics hiệu quả của Doanh nghiệp cũng như quốc gia, từ đó đánh giá năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp hay quốc gia đó. Song không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm chi phí logistics là gì? Thực trạng chi phí logistics tại Việt Nam ra sao? Mức chi phí chi phí logistics hiện nay thế nào? Tại sao tăng cao như vậy. Câu trả lời sẽ được RatracoSolutions Logistics sẽ giải đáp ngay sau đây dựa trên những hiểu biết về kiến thức chuyên ngành cùng kinh nghiệm hoạt động Vận tải – Logistics – Kho vận,…Song song đó, quý khách có thể cân nhắc tìm chọn một Dịch vụ Logistics, xuất nhập khẩu hàng hóa đáng tin cậy, đáp ứng mọi tiêu chí đặt ra.

Chi phí Logistics được hiểu là gì?

Chi phí logistics là gì? Chi phí logistics trong Tiếng Anh là “Logistics Costs”. Đây là khái niệm phổ biến trong lĩnh vực vận tải nói riêng và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đầy ngành logistic cũng như phát triển kinh tế, chi phí logistics thấp sẽ góp phần quan trọng vào việc thuận lợi hóa thương mại, tạo giá trị gia tăng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu. Chi phí logistics bao gồm:

  • Chi phí vận tải: Chiếm 1/3 cho đến 2/3 chi phí lưu thông phân phối;
  • Chi phí cơ hội vốn: Suất sinh lời tối thiểu mà Công ty kiếm được khi vốn không đầu tư cho hàng tồn trữ mà cho một hoạt động khác;
  • Chi phí bảo quản hàng hóa: Gồm chi phí thuê kho bãi, bảo quản hàng hóa, đưa hàng hóa ra vào kho, hàng bị hư hỏng, bảo hiểm cho hàng hóa.
Chi phí logistics là gì? Cách tính Chi phí logistics như thế nào?
Chi phí logistics đề cập tới việc sử dụng các nguồn lực gồm nhân lực, hàng hóa, tiền bạc, thông tin để thực hiện tốt Dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Không thể phủ nhận được rằng, Ngành Logistics Việt Nam đang ngày một cải thiện nhằm có thể giảm mức chi phí Logistic một cách tối đa nhất để đem lại mức lợi nhuận ổn định. Tuy nhiên không khó để nhận ra rằng Việt Nam vẫn đang phải đương đầu với một số khó khăn và bất cập nhất định trong lĩnh vực này như:

  • Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, mạng lưới giao thông không đồng bộ về chất lượng;
  • Hệ thống giao thông đường bộ còn chưa được cải thiện. Tình trạng tắc đường xảy ra thường xuyên;
  • Vận tải đường sắt, đường biển chi phí thấp nhưng thời gian vận tải lâu. Vận tải hàng không tuy đã phát triển nhưng chưa thực sự phổ biến;
  • Việc quản lí logistics còn rời rạc, thiếu chặt chẽ. Hàng hóa phải trải qua nhiều khâu trung gian mới đến tay người dùng. Chi phí của các khâu trung gian khiến cước phí vận tải tăng;
  • Sự kết hợp của vận tải đa phương thức vẫn chưa phổ biến mà mới chỉ tổ chức giao thông vận tải đơn lẻ;
  • Một số Doanh nghiệp Việt có thói quen tự vận chuyển hàng hóa, không thuê các Công ty Logistics ở bên ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải bỏ ra một khoản chi phí khống cho thiết bị, phương tiện vận tải, xây dựng kho bãi. Việc thuê công ty logistics sẽ giúp Doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí, góp phần giảm chi phí logistics tại Việt Nam.

Có thể nói, trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, chi phí logistics đóng vai trò rất quan trọng. Nếu chi phí logistics thấp sẽ tạo nên sự thuận lợi hóa thương mại, tạo nên giá trị gia tăng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngoài ra, chỉ số về chi phí logistics sẽ đánh giá trình độ phát triển của thương mại của một quốc gia.

Cách tính chi phí Logistics chuẩn xác như thế nào?

Khi đã biết được chi phí logistics là gì thì các Cá nhân, Doanh nghiệp cũng cần nắm rõ cách tính toán khoản chi phí này. Đối với mọi thị trường, giá bán của hàng hóa (G) đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo tối thiểu bù đắp các chi phí (C). Vì vậy, công thức cơ bản để tính toán chi phí Log bạn cần phải nắm rõ:

G ≥ C1 + C2 + C3 + C4 + C5 (1)

* Trong đó:

  • C1: Giá thành sản xuất ra hàng hóa. Đây là cơ sở cho việc xác định giá bán EXWORK;
  • C2: Chi phí hoạt động Marketing;
  • C3: Chi phí vận tải;
  • C4: Chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ;
  • C5: Chi phí bảo quản hàng hóa.

Vậy, chi phí Logistics sẽ bao gồm: Clog = C3 + C4 + C5.

Chi phí vận tải: C3

Chi phí vận tải chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí Logistics và như trên đã nói nó chiếm khoảng từ ⅓ đến  ⅔ chi phí lưu thông phân phối. Mặc dù ngành vận tải luôn có những chính sách, quy định để cố gắng giảm chi phí vận chuyển bằng những giải pháp công nghệ như đóng mới các phương tiện, vận tải hàng hóa bằng container, thiết bị có sức chở lớn, tổ chức vận tải đa phương thức…nhưng chi phí vận tải vẫn không thể giảm do giá nhiên liệu ngày một leo thang.

Điều này bắt buộc các Nhà sản xuất phải áp dụng nhiều biện pháp nhằm mục đích giảm chi phí vận tải. Một trong những biện pháp phù hợp nhất đó là tăng khả năng sử dụng các trang thiết bị, công cụ và phương tiện vận tải bằng cách đóng gói bao bì hàng hóa, thiết kế các sản phẩm nhằm tăng tỷ trọng chất xếp của hàng hóa.

Chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ: C4

Chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ là suất sinh lời tối thiểu mà công ty nhận được khi vốn đầu tư cho một hoạt động khác mà không phải là đầu tư cho hàng tồn trữ. Để có thể dễ hiểu hơn thì ta giả thiết rằng mức sinh lời tối thiểu của vốn là mức lãi suất phải trả khi vay vốn của một tổ chức tài chính vì thế nên C4 được xác định ở công thức dưới đây:

C4 = (qikv)t [(1+r)t-1] (2)

* Trong đó:

  • qi: Là số lượng sản phẩm cho một lần gửi hàng đi;
  • kv: Định mức vốn cho một đơn vị sản phẩm. Mức vốn này phụ thuộc vào công nghệ sản xuất;
  • t = 1/m: Là số đơn vị thời gian chịu lãi suất hàng năm của hàng tồn trữ (tháng hoặc năm);
  • r: Là mức lãi suất phải trả cho vốn vay.

Nhìn qua công thức (2) ta có thể nhận thấy rằng C4 phụ thuộc vào thị trường vốn (r), công nghệ sản xuất (kv), sản phẩm tồn trữ và khối lượng vật tư. Giả sử r và kv đều không đổi thì C4 sẽ tỷ lệ thuận với qi, tức là khi qi nhỏ bao nhiêu lần thì C4 nhỏ bấy nhiêu lần và ngược lại.

Chi phí bảo quản hàng hóa: C5

Trong chi phí bảo quản hàng hóa sẽ bao gồm chi phí thuê kho bãi, vận chuyển hàng hóa ra vào kho, hàng bị hư hỏng, bảo hiểm cho hàng hóa. Chi phí đó được xác định ở công thức sau:

C5 = qi.Tbq.glk + qi.k.g + Cbh (3)

* Trong đó:

  • Tbq: Là thời gian bảo quản trong kho của lô hàng qi;
  • glk: Là chi phí trung bình cho một đơn vị hàng hóa lưu kho một ngày;
  • k: Là tỷ lệ của những hàng hóa lưu kho bị hư hỏng;
  • g:  Là giá trị của đơn vị hàng lưu kho;
  • Cbh: Chi phí bảo hiểm cho lô hàng lưu kho.

Nhìn vào công thức (3) ta thấy chi phí bảo quản hàng hóa (C5) có mối quan hệ cùng chiều với qi. Nếu giá trị qi và thời gian tồn trữ t nhỏ thì chi phí C5 này cũng nhỏ và ngược lại.

>>Xem thêm: Logistics xanh là gì?

Thực trạng chi phí Logistics tại Việt Nam hiện nay thế nào?

Thực trạng chi phí logistics tại Việt Nam hiện còn nhiều bất cập như chưa chú trọng vai trò cũng như cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém. Cụ thể như sau:

Chưa chú trọng vai trò

Thực trạng hiện nay cho thấy, nhiều Công ty Việt Nam chưa phát huy hết những lợi thế do logistics đem lại, thậm chí có Doanh nghiệp chưa nhìn thấy vai trò hết sức quan trọng của logistics trong việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Logistics có liên hệ chặt chẽ giữa marketing, sản xuất, tồn kho, vận tải và phân phối. Thế nhưng, nhiều Doanh nghiệp bố trí chức năng vận tải nằm trong phòng hành chính, quản trị tồn kho thì lại nằm trong phòng kế toán – tài chính, còn chức năng thu mua thì lại trực thuộc phòng marketing hay bán hàng,…Việc tổ chức rời rạc các phòng chức năng như thế khiến Doanh nghiệp quản lý các chức năng này cũng rời rạc. Vì vậy, cần phải hình thành một bộ phận riêng biệt cho logistics/chuỗi cung ứng để các nhà quản trị bộ phận này có thể phối hợp chặt chẽ với các chức năng khác.

Tại Việt Nam, hàng hóa phải đi qua quá nhiều trung gian, từ khâu cung ứng nguyên liệu cho sản xuất, đến khâu phân phối hàng hóa tới tay người tiêu dùng, làm tăng chi phí giao dịch, tăng giá bán. Trong chuỗi này, các bên tham gia đều cố gắng trục lợi cho chính mình, và vì thiếu thông tin, nên các thành viên trong chuỗi chỉ biết có bên quan hệ trực tiếp với Doanh nghiệp mình mà chẳng biết đến các thành viên khác và kết quả là thổi phồng chi phí logistics.

Mặt khác, hệ thống phân phối tập trung vào các đô thị là chủ yếu, mà lại bỏ ngõ phần nông thôn. Nhà phân phối chỉ đảm trách vận tải cự lý ngắn và các đại lý  phải tự lo vấn đề vận tải của mình. Hơn nữa, việc bố trí mạng lưới bán lẻ thì tương đối dày đặc ở các khu trung tâm đô thị, trong khi đó các kho bãi lớn thì ở quá xa, và vì phần lớn các Doanh nghiệp cũng chưa ý thức được vai trò của mỗi loại kho hàng như sơ cấp, thứ cấp, và kho trung tâm nên kết quả hoặc là chi phí vận tải thấp nhưng chi phí nắm giữ tồn kho cao hay ngược lại, mà một trong hai điều này cũng làm tăng tổng phí logistics.

Một vấn đề đáng quan tâm nữa là, Doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ thuê ngoài như đại lý khai thuê hải quan, đại lý kế toán và các dịch vụ thuê ngoài 3PL – mà chủ yếu tự làm. Khi Doanh nghiệp tự làm dịch vụ, tự đầu tư xây dựng hệ thống kệ kho hàng hay mua sắm phương tiện vận tải sẽ cần rất nhiều vốn đầu tư và khó đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Trong khi khả năng khai thác thấp, vì thế chậm thu hồi vốn, không hiệu quả và chi phí logistics tăng cao.

Chi phí logistics là gì? Cách tính Chi phí logistics như thế nào?
Thực trạng chi phí logistics tại Việt Nam hiện phản ánh rõ nét qua nhiều khâu, nhiều quy trình vận hành nhưng chung quy lại thì mức chi phí còn khá cao.

Hạ tầng cơ sở còn yếu kém

Nước ta hiện có trên 17.000 km đường nhựa, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km đường thủy, 266 cảng biển và 20 sân bay. Tuy nhiên, chất lượng của mạng lưới giao thông không đồng bộ, nhiều nơi tiêu chuẩn kỹ thuật chưa đảm bảo an toàn trong giao thông. Tuy có 266 cảng biển, nhưng chỉ có 20 cảng biển có thể tham gia vào việc xuất nhập hàng hóa quốc tế. Đa số các cảng này chưa thể tiếp nhận các tàu container thông thương vì chưa đủ thiết bị cũng như kinh nghiệm bốc dỡ container…

Về phương thức vận tải, vận tải bằng đường hàng không chưa được phổ biến, mà chủ yếu bằng phương tiện vận tải đường bộ. Tuy vậy, như đã nêu, hệ thống giao thông này không thể được sử dụng cho vận tải hàng hóa nặng bởi đường hẹp, chất lượng kỹ thuật chưa cao, và năng lực vận tải quá thấp, trình trạng kẹt xe thường xuyên diễn ra. Nhiều khu công nghiệp xây dựng xong, nhưng chưa có đường giao thông hoặc các khu công nghiệp bố trí quá xa hệ thống cảng biển, làm chi phí vận chuyển hàng hóa tăng lên.

Vận tải đường sắt hiện chỉ chở hành khách là chủ yếu. Với hệ thống hai khổ ray khác nhau (1 m và 1,43 m), phương tiện vận tải này không thể được dùng để vận tải hàng hóa trọng lượng cao và mất rất nhiều thời gian (chuyến đường sắt Bắc – Nam mất đến 32 tiếng đồng hồ). Vận tải đường thủy chủ yếu bằng xà lan, chi phí thấp, an toàn, ít xảy ra tai nạn, nhưng thời gian vận chuyển lâu và khách hàng vẫn chưa mặn mà với hình thức vận chuyển này. Ngoài ra, sự kết hợp các phương thức vận tài khác nhau (vận tải đa phương thức) để kết hợp các ưu điểm của từng phương thức vận tải cũng chưa phổ biến ở Việt Nam. Vì những lý do đó, tổng phí logistics (phần lớn là chi phí vận tải) rất cao là lẽ đương nhiên.

Tình hình này dẫn đến giá bán lẻ trên toàn quốc rất khác nhau. Một xu hướng chung của các Doanh nghiệp Việt Nam (và các Doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng) là không muốn lấy rủi ro, nên giá bán hàng hóa chỉ dựa trên giá bán FOB nguyên xứ (FOB origin), tức bán ra từ nhà máy mà không bao gồm chi phí vận tải, trong khi đó, để cho giá bán lẻ đồng nhất trên toàn quốc, cần phải áp dụng giá bán FOB đáo xứ (FOB destination), tức giá hàng hóa cộng thêm chi phí vận tải trung bình từ nơi bán cho đến kho của khách hàng, để chi phí cập bến (landed costs) giống nhau. Bởi thế, để giảm chi phí sản xuất cho Doanh nghiệp, hạ được giá thành sản phẩm, cần thiết phải giảm chi phí logistics. Chi phí logistics nước ta năm 2011, ước tính hơn 25 tỉ USD. Như vậy, nếu chỉ giảm được 1% chi phí đó sẽ làm lợi cho Doanh nghiệp, cho đất nước một số tiền không nhỏ.

Nguyên nhân nào khiến chi phí Logistics tại Việt Nam tăng cao?

Tại sao chi phí logistics ở Việt Nam cao? Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến chi phí Logistics tại Việt Nam lại tăng cao:

  • Nhiều chủ Doanh nghiệp chưa đánh giá đúng vai trò của chuỗi cung ứng logistics: Nên thường kết hợp bộ phận quản trị logistics vào các phòng ban hành chính khác khiến cho quá trình kiểm soát chi phí logistics không có tính hệ thống, hàng hóa đến tay người tiêu dùng qua nhiều khâu trung gian làm “đội” cước phí vận tải lên cao;
  • Nhiều Doanh nghiệp không thuê đơn vị cung cấp dịch vụ logistics 3PL ở bên ngoài mà tự tổ chức vận chuyển. Điều đó đồng nghĩa với việc phải bỏ một nguồn vốn không nhỏ cho việc xây dựng kho hàng, mua sắm trang thiết bị, phương tiện vận tải mà quá trình vận hành khó đạt đến trình độ chuyên nghiệp khiến hiệu quả kém, khó thu hồi vốn – chi phí logistics cao. Trong khi đó giải pháp thuê ngoài lại giúp tiết kiệm chi phí hơn;
  • Các thành viên nằm trong chuỗi cung ứng chưa có sự kết hợp chặt chẽ với nhau: Do chưa hình thành được mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà cung ứng với nhà sản xuất, giữa nhà sản xuất với khách hàng nên các bên chỉ biết có mối quan hệ trực tiếp đến mình – kết quả làm tăng chi phí giao dịch, tăng giá bán…;
  • Hình thức vận tải đa phương thức kết hợp ưu điểm của từng loại hình vận chuyển chưa phổ biến ở Việt Nam nên chi phí vận tải vẫn chiếm tỷ lệ lớn;
  • Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, nhiều nơi còn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn giao thông, đường hẹp nên vấn nạn kẹt xe diễn ra thường xuyên. Cả nước dù có đến 266 cảng biển nhưng chỉ có 20 cảng trang bị đủ thiết bị, kinh nghiệm bốc dỡ container để tham gia tiếp nhận các tàu container xuất nhập hàng hóa quốc tế.

Đơn vị nào chuyên cung cấp Dịch vụ Vận tải, Logistics Chuyên nghiệp, Uy tín, Giá tốt nhất tại Việt Nam?

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO là một trong những đơn vị chuyên cung cấp giải pháp lưu trữ container lạnh tự hành, cấp container lạnh chờ thu hoạch nông sản, vận chuyển container khô, container lạnh tự hành Trong nước và Quốc tế “Chuyên nghiệp – Giá rẻ – Uy tín – Chất lượng cao”, đáp ứng hết mọi yêu cầu của khách hàng. Hiện nay, các Doanh nghiệp ngành đường sắt như RATRACO cũng đã liên kết, hợp tác với các Doanh nghiệp vận tải, giao nhận hàng hóa ở các nước để cung cấp cho khách hàng Dịch vụ logistics trọn gói, bao gồm cả vận chuyển hai đầu, khai báo hải quan, chuyển tải qua các ga biên giới, giám sát vận chuyển, nhận – giao hàng đến tận kho,…rất thuận tiện.

Mặt khác, VNR còn nhận vận chuyển đa phương thức như đường sắt – đường sắt, đường sắt – đường bộ, đường sắt – đường biển để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tại đây, chúng tôi sẽ áp dụng các giải pháp tối ưu chi phí logistics, vận tải hàng hóa (kể cả tuyến gửi hàng Trong nước và Quốc tế) nhằm hỗ trợ tối đa cho Quý Doanh nghiệp trong thời bão giá cũng như những ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch Covid-19. Đặc biệt, ngoài vận chuyển hàng container khô, Ratraco còn nhận vận chuyển container lạnh các mặt hàng thủy hải sản, rau củ quả, mỹ phẩm, thuốc,…với hệ thống bảo quản lạnh tiên tiến, đạt chuẩn Quốc tế.

THÔNG TIN LỊCH TÀU CHẠY TUYẾN LIÊN VẬN QUỐC TẾ CẬP NHẬT MỚI NHẤT 2023

Việt Nam – Nga: Khởi hành thứ 4 và Chủ nhật hàng tuần

  • Tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Pingxiang – Manzhouli – Zabaykalsk – Vorsino (Moscow);
  • Thời gian: 23 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới).

Việt Nam – Trung Quốc: Khởi hành hàng ngày

  • Tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Pingxiang – Nanning Nan sau đó tiếp chuyển đi các tỉnh, thành phố của Trung Quốc (và ngược lại);
  • Thời gian: 3 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới.

Việt Nam – Trung Á: Khởi hành Chủ nhật hàng tuần

  • Tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Pingxiang – Alashankou – Dostyk – Almaty/Astana – sau đó tiếp chuyển đi Uzbekistan, Tajikistan, Kyzgyzstan;
  • Thời gian: 18 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới).

Việt Nam – EU: Khởi hành thứ 4 và Chủ nhật hàng tuần

  • Tuyến Việt Nam – Trung Quốc – Kazakhstan – Russia – Belarus – Poland (Malaszewicze) – Germany (Duisburg/Hamburg);
  • Thời gian: 28 – 30 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới).
Chi phí logistics là gì? Cách tính Chi phí logistics như thế nào?
Ratraco Solutions là một trong những đơn vị kinh doanh Vận tải đường sắt, Logistics chuyên nghiệp, giá cạnh tranh tốt nhất thị trường.

Cách thức chuyển – giao hàng nguyên container liên vận Quốc tế

  • Vận chuyển hàng nguyên Container từ Ga tới Ga;
  • Vận tải hàng hóa bằng Container từ Ga tới Kho;
  • Vận chuyển hàng bằng Container từ Kho tới Kho;
  • Các dịch vụ đi kèm khác nếu khách hàng yêu cầu.

Ratraco muốn hướng đến các đối tượng khách hàng

  • Đại lý giao nhận hàng Forwarding;
  • Đơn vị nhập hàng;
  • Đơn vị cung cấp hàng,…

Cước phí vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa phụ thuộc yếu tố

  • Hàng cần vận chuyển: Loại hàng cần vận chuyển là gì, đặc điểm cho từng loại hàng?
  • Kích thước hàng vận chuyển: Bao gồm Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao?
  • Số lượng hàng cần vận chuyển: Bao nhiêu kiện, bao nhiêu tấn và bao nhiêu khối?
  • Thời gian vận chuyển: Cung cấp thời gian dự kiến vận chuyển – XNK hàng hóa?
  • Nơi nhận và gửi hàng: Quý khách cung cấp địa chỉ nhận và giao hàng ở đâu, có yêu cầu giao nhận tận nơi không?
  • Một số thông tin khác: Phí bốc xếp hai đầu đi và đến, phí cẩu, gắp hàng, VAT,…

Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng container đường sắt Ratraco

  • Bước 1: Khách hàng phát sinh nhu cầu và lựa chọn Đơn vị vận chuyển đường sắt Ratraco Solutions;
  • Bước 2: Khách hàng cung cấp thông tin về lô hàng, nhận báo giá và tiến hành đàm phán giá cước vận chuyển với Ratraco Solutions;
  • Bước 3: Ký kết hợp đồng và khách hàng chuẩn bị hàng hóa, các giấy tờ liên quan để cung cấp cho Ratraco Solutions;
  • Bước 4: Ratraco Solutions kết hợp phương thức vận chuyển đường sắt + bộ vận chuyển hàng hóa theo nhu cầu của khách hàng đến tận kho;
  • Bước 5: Khách hàng kiểm tra hàng hóa và ký biên bản giao nhận giữa 2 bên;
  • Bước 6: Khách hàng tiến hành thanh toán cước vận chuyển cho Ratraco Solutions.

Công ty vận tải container đường sắt RATRACO SOLUTIONS đã thông tin đến quý khách thực trạng chi phí logistics tại Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân tại sao chi phí logistics ở Việt Nam cao cũng như giải đáp rõ hơn về chi phí logistics là gì. Từ đây, các Doanh nghiệp sẽ có những định hướng phát triển lâu dài, hiệu quả để giảm thiếu chi phí logistics, gia tăng lợi nhuận trong kinh doanh – thương mại. Việc cắt giảm chi phí logistics là mục tiêu hàng đầu của mỗi Doanh nghiệp và mỗi quốc gia bởi mục đích cuối cùng là đưa sản phẩm đến tay người dùng với mức giá hợp lý và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường. Để được tư vấn giải pháp Vận tải, Logistics tối ưu tiết kiệm nhất, vui lòng liên hệ với Ratraco theo Hotline bên dưới.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ
Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ