Logistics xanh là gì? Thực trạng logistics xanh tại Việt Nam ra sao?

Logistics xanh đang là xu hướng tất yếu, là khái niệm chỉ việc tính toán và các ứng dụng nhằm giảm thiểu các tác động về sinh thái của hoạt động Logistics. Việc “xanh hóa” ngành logistics và ứng dụng logistics xanh vào kinh doanh sẽ giúp các Doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí về môi trường, nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng trưởng bền vững…Trong bài viết này, RatracoSolutions Logistics sẽ giới thiệu tổng quan về thực trạng logistics xanh tại Việt Nam, nêu rõ định nghĩa logistics xanh là gì, giải pháp đề xuất phát triển Logistics tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời còn giới thiệu về Dịch vụ vận tải hàng liên vận Quốc tế với cơ sở hạ tầng đường sắt chuyên biệt, bạn quan tâm mời cập nhật và tham khảo dịch vụ tại đây.

Khái niệm về Logistics xanh

Logistics xanh là gì? Thuật ngữ “logistics xanh” hay các thuật ngữ tương tự như “logistics bền vững”, “logistics xanh bền vững”,… lần đầu tiên được đề cập vào những năm 1980. Kể từ đó, rất nhiều tổ chức và các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm khác nhau về logistics xanh từ nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tại Việt Nam, khái niệm logistics xanh vẫn còn tương đối mới nên hiện chưa có một cách hiểu thống nhất và rõ ràng. Ban Biên tập Báo cáo Logistics Việt Nam 2022 đưa ra quan điểm về logistics xanh như sau: Logistics xanh là hoạt động logistics hướng tới các mục tiêu bền vững, thân thiện và bảo vệ môi trường, giảm tối đa tác động tiêu cực đến môi trường.

Logistics xanh là gì? Thực trạng logistics xanh tại Việt Nam ra sao?
Logistics xanh được hiểu là hoạt động Logistics nhằm hướng tới các mục tiêu lâu dài, bền vững và thân thiện với môi trường.

Logistics xanh nhấn mạnh vào những nỗ lực và biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động logistics, từ đó đạt tới sự cân bằng bền vững giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường (Sbihi & Eglese, 2010). Mọi nỗ lực của logistics xanh đều tập trung đóng góp và đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Đa dạng các giải pháp “xanh hóa” logistics trên các phương diện như:

  • Vận tải xanh: sử dụng các phương tiện vận tải tạo ra lượng khí thải thấp hơn như xe điện sử dụng năng lượng sạch, vận tải đường thủy…;
  • Bao bì xanh: sử dụng các bao bì có khả năng tái chế, tái sử dụng, bao bì dùng vật liệu có thể phân hủy và phân hủy sinh học…;
  • Kho bãi xanh: kho bãi sử dụng năng lượng sạch và hiệu quả, thiết kế công trình bền vững…;
  • Quản lý dữ liệu logistics xanh: ứng dụng công nghệ để quản lý dữ liệu hiệu quả, nâng cao hiệu quả logistics, giảm tối đa thời gian vận chuyển và giao nhận…;
  • Logistics ngược: tăng cường tái sử dụng các sản phẩm, bao bì, vật liệu; tái sản xuất và tân trang…

Tìm hiểu thực trạng phát triển logistics xanh tại Việt Nam hiện nay

Để đánh giá một cách khách quan thực trạng logistics xanh tại Việt Nam hiện nay, Ban Biên tập Báo cáo Logistics Việt Nam 2022 đã kết hợp cả 2 nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Trong đó, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo của các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan và được nêu trong danh mục tài liệu tham khảo của Báo cáo. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ cuộc khảo sát trực tiếp và trực tuyến đối với 115 doanh nghiệp sản xuất thương mại và Doanh nghiệp Dịch vụ logistics.

Thực trạng vận tải xanh

  • Vận tải đường bộ:

Về kết cấu hạ tầng vận tải, mặc dù những năm qua Chính phủ không ngừng đầu tư cải thiện chất lượng của hệ thống hạ tầng đường bộ nhưng mạng lưới đường cao tốc nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Chiều dài đường cao tốc còn thấp so với nhiều quốc gia khác trên thế giới, mật độ phân bổ đường cao tốc chưa đồng đều giữa các khu vực trong cả nước. Một số tuyến đường cao tốc quan trọng có nhu cầu lớn và góp phần giải quyết các vấn đề về kinh tế – xã hội vẫn chưa được đầu tư thích đáng như: tuyến đường cao tốc Bắc Nam, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, TPHCM – Mộc Bài, các đường cao tốc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các đường vành đai của Thủ đô Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh.

Về phương tiện vận tải đường bộ, tại Việt Nam, xe tải có tải trọng nhỏ chiếm tỷ lệ cao hơn. Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2019), có khoảng gần 1,2 triệu xe tải được đăng ký chính thức ở Việt Nam; trong đó, 68% có tổng trọng lượng xe nhỏ hơn 5 tấn, 11% từ 5 – 10 tấn, 14% từ 10 – 20 tấn và 7% xe tải hạng nặng với tổng trọng lượng xe trên 20 tấn. Tỷ lệ xe tải hạng nặng ở Việt Nam thấp nên phải sử dụng số lượng xe tải cao hơn để vận chuyển cùng một lượng hàng hóa. Kết quả là tình trạng ùn tắc cao hơn, chi phí và lượng phát thải cao hơn.

Đối với các doanh nghiệp còn hạn chế về nguồn lực trong triển khai các dự án vận tải xanh thông qua thay thế phương tiện vận tải sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang phương tiện sử dụng nhiên liệu có khả năng tái tạo thì vẫn hoàn toàn có thể đóng góp vào việc giảm phát thải khí nhà kính nhờ áp dụng các giải pháp đào tạo lái xe sinh thái. Chẳng hạn như tại Công ty TNHH Quốc tế Delta đã tổ chức dự án đào tạo lái xe sinh thái lần đầu tiên vào tháng 4/2018 tại chi nhánh TP. Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ của chương trình “Vận tải hàng hoá xanh và đào tạo lái xe sinh thái/phòng vệ để phát triển bền vững” sáng lập bởi GIZ.

Đến nay, Delta đã tổ chức được 6 khóa đào tạo lái xe sinh thái tại khu vực miền Nam với 12 lái xe tham dự trực tiếp chương trình của GIZ, 42 lái xe sinh thái được đào tạo nội bộ và đang chuẩn bị triển khai tại khu vực phía Bắc. Hiệu quả thiết thực của dự án “Đào tạo lái xe sinh thái và lái xe phòng vệ” mang lại cho Delta đã được chứng minh cụ thể thông qua việc giúp công ty giảm 100% tỷ lệ các vụ tai nạn nghiêm trọng và tiết kiệm được từ 5,3 đến 12% chi phí nhiên liệu trong giai đoạn từ 2018 đến nay.

  • Vận tải đường sắt:

Đường sắt là phương thức vận tải được coi là thân thiện với môi trường, nhưng tại Việt Nam vận tải đường sắt chưa được đầu tư phát triển tương xứng với tiềm năng khai thác. Thực trạng cơ sở hạ tầng đường sắt tại Việt Nam vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng sự gia tăng về lưu lượng hàng hóa, nhất là trên tuyến liên vận qua ga Đồng Đăng.

Xem thêm  Sơ mi rơ moóc là gì? Những dòng rơ moóc phổ biến nhất

Về phương tiện, việc có quá nhiều chủng loại đầu máy gây khó khăn cho hoạt động sửa chữa, thay thế phụ tùng. Do nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp nên chưa loại bỏ được số lượng lớn toa xe hàng cũ, lạc hậu trong khi vẫn thiếu nhiều toa xe cho hàng container. Đường sắt Việt Nam hiện nay có tốc độ bình quân 80 – 90 km/h, tốc độ khá chậm so với nhiều nước trên thế giới. Với những hạn chế cả về kết cấu hạ tầng và phương tiện kể trên, vận tải đường sắt cũng xả một lượng lớn khí thải độc hại và tiếng ồn ra môi trường. Vẫn còn hiện tượng, rác và chất thải đường sắt xả trực tiếp xuống hai bên đường ray, gây ra các phản ứng phá hủy thiết bị đường sắt, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng dân cư.

Ngoài ra, còn phải kể đến bụi bẩn, hóa chất, tiếng ồn, độ rung ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ hàng rời, hàng độc hại,…Giảm vận tải đường bộ và tăng cường vận chuyển bằng đường sắt là một trong các nội dung xanh hóa hoạt động logistics. Tuy nhiên, với thực trạng vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt hiện nay thì Việt Nam cần phải nỗ lực rất nhiều để phát triển loại hình này sao cho đáp ứng được yêu cầu.

  • Vận tải đường biển và đường thủy nội địa:

Theo công bố của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) về phát thải khí nhà kính lần thứ 4 vào tháng 8/2020, lượng phát thải khí nhà kính của ngành vận tải biển (quốc tế, nội địa và đánh bắt cá) đã tăng gần 9,6% trong giai đoạn 2012 – 2018 (từ 977 triệu tấn lên 1.076 triệu tấn). Chỉ tính riêng phát thải khí CO2 đã tăng từ 962 triệu tấn lên 1.056 triệu. Vì vậy, việc xanh hóa cảng biển đang là xu hướng của thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Để được xem xét công nhận cảng xanh, cảng biển phải đạt được tối thiểu 60% số điểm của các tiêu chí (đạt tổng điểm tối thiểu 60/100 điểm) và doanh nghiệp phải có tài liệu chứng minh cho việc thực hiện từng tiêu chí.

Tại Việt Nam, Tân Cảng – Cát Lái tại TP. Hồ Chí Minh là cảng đầu tiên đạt danh hiệu Cảng xanh của Hội đồng Mạng lưới dịch vụ cảng APEC. Đây cũng là cảng biển lớn và hiện đại nhất Việt Nam, đồng thời đứng trong TOP 21 cảng container lớn và hiện đại nhất thế giới với quy mô 160 ha bãi, 2.040m cầu tàu, thiết bị xếp dỡ và công nghệ quản lý tiên tiến. Kinh nghiệm xanh hóa cảng biển của doanh nghiệp là tiết kiệm nguồn tài nguyên; chất lượng môi trường cảng; sử dụng năng lượng sạch tại cảng, xử lý chất thải tại cảng, ứng dụng công nghệ 4.0,…Đối với đường thủy nội địa, phát triển tuyến vận tải ven biển và đội tàu pha sông biển VR-SB đã phần nào giảm áp lực cho vận tải đường bộ Bắc – Nam, tham gia hiệu quả cho hoạt động vận chuyển container ở khu vực phía Nam.

Về số lượng phương tiện thủy nội địa, theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính tới tháng 6/2021 cả nước có tổng số 235.000 phương tiện thủy nội địa, tổng trọng tải khoảng 19,6 triệu tấn, độ tuổi bình quân 14 năm. Tuy nhiên, do các phương tiện thủy nội địa quá cũ, lạc hậu, hiệu suất đốt cháy nhiên liệu thấp và chưa có hệ thống xử lý khí thải nên phát thải nhiều khí độc. Chẳng hạn như, các cảng trên địa bàn TPHCM đang phát thải một khối lượng lớn khí CO2 ra môi trường: cảng Bến Nghé mỗi năm thải trên 5.000 tấn CO2; cảng Sài Gòn – Hiệp Phước khoảng 7.750 tấn CO2/năm; cảng container khoảng 101 tấn CO2/năm; cảng xăng dầu Thanh Lễ phát thải khoảng 385 tấn CO2/năm; cảng sửa chữa, đóng tàu cũng phát thải 2.278 tấn CO2/năm.

Logistics xanh là gì? Thực trạng logistics xanh tại Việt Nam ra sao?
Thực trạng Logistics xanh tại Việt Nam phản ánh trên nhiều phương diện, nhiều loại hình vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
  • Vận tải đường hàng không:

Mặc dù vận tải hàng không là phương thức vận tải ít rủi ro nhất, khí thải từ máy bay làm ô nhiễm khu vực nhạy cảm nhất của khí quyển. Theo Tổ chức Liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC), khói thải từ máy bay chiếm 3,5% nguyên nhân làm cho trái đất ấm dần lên. Theo Cơ quan Môi trường châu Âu, các chuyến bay từ châu Âu tạo ra lượng khí thải lên tới 440.000 tấn mỗi ngày. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm hoạt động vận tải phát thải khoảng 30 triệu tấn CO2 thì trong đó vận tải hàng không chiếm 5% (Báo Tài nguyên Môi trường, 2019).

Để đánh giá chung về hiệu quả hoạt động vận tải tại các doanh nghiệp Việt Nam, Ban Biên tập Báo cáo Logistics Việt Nam 2022 đã đề nghị các doanh nghiệp khảo sát đưa ra nhận định về hiệu quả hệ thống quản lý vận tải của doanh nghiệp trong việc tối ưu hoá lộ trình vận tải và giảm tiêu thụ nhiên liệu. Theo đó, có tới 77% doanh nghiệp trả lời rằng hệ thống quản lý vận tải của họ đạt mức “hiệu quả tương đối” và “rất hiệu quả”.

Thực trạng kho bãi xanh

Hiện nay, hệ thống kho bãi của Việt Nam có chất lượng thấp hơn so với các nước Châu Á khác. Nhiều kho bãi không có sàn bê tông, chỉ được xây bằng gạch trên mặt nền cát, sàn nhà kho không bằng phẳng, dễ làm hư hỏng hàng hóa. Về năng lượng cho hệ thống kho bãi, các nhà kho chủ yếu sử dụng nguồn điện phục vụ nhu cầu thắp sáng và kiểm soát nhiệt độ của kho khi cần thiết. Kho bãi với các tính năng thân thiện với môi trường như sử dụng năng lượng mặt trời, ánh sáng tự nhiên, diện tích phù hợp, tường và sàn dày, tái chế tại chỗ là những yêu cầu trong xây dựng và vận hành kho bãi của các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo khảo sát của Ban Biên tập Báo cáo, có tới 68,6% số doanh nghiệp trả lời chưa sử dụng năng lượng có khả năng tái tạo trong vận hành hoạt động kho tại doanh nghiệp hoặc chưa thuê kho có sử dụng năng lượng tái tạo. Số liệu khảo sát cũng cho thấy, việc quản lý kho bãi chưa thực sự khoa học, chưa áp dụng các kỹ thuật hiện đại, đặc biệt chưa nhiều ứng dụng công nghệ thông tin được sử dụng trong điều phối và quản lý kho bãi. Kho phân phối, hay kho CY/CFS chưa nối mạng thông tin với khách hàng để phục vụ công tác kiểm tra, lưu trữ và theo dõi từng lô hàng từ kho đến bất kỳ nơi nào, chưa ứng dụng kỹ thuật quản trị kho hàng (phần mềm chuyên dùng, mã vạch,…).

Xem thêm  Incoterms là gì? Incoterms 2021 có những gì thay đổi đặc biệt?

Thực trạng đóng gói bao bì xanh

Bao bì là một trong những chất thải công nghiệp và sinh hoạt được thải ra nhiều nhất hiện nay. Mỗi ngày các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa nhưng tỷ lệ rất nhỏ các sản phẩm bao bì nhựa được tái chế, điều này gây ảnh hưởng lớn tới môi trường và lãng phí không nhỏ cho nền kinh tế. Nhằm phát triển logistics xanh, doanh nghiệp được khuyến khích sử dụng các bao bì làm từ vật liệu tái chế hoặc dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên.

Ví dụ kho lạnh Nam Hà Nội có các quy trình kiểm soát logistics xanh ngay từ khâu đóng gói bao bì hàng hóa như sử dụng các màng bọc được làm từ nguyên liệu bao bì đơn giản nhất, có thể phân hủy trong tự nhiên. Ngoài ra, sử dụng pallet (gỗ, nhựa,…) để đặt sản phẩm thay vì sử dụng bao bì chiếm diện tích kho và ảnh hưởng đến mức độ xanh hóa.

Với đặc điểm tái sử dụng, công cụ này đặc biệt hiệu quả trong việc phân phối và vận chuyển hàng hóa, đảm bảo an toàn hàng hóa cũng như hạn chế việc sử dụng quá nhiều các bao bì, giấy chèn lót sản phẩm tạo ra rác thải môi trường. Theo kết quả khảo sát, một tín hiệu đáng mừng trong hoạt động đóng gói là, tỷ trọng bao bì thân thiện với môi trường như bao bì bằng giấy và carton đã được tới 42,9% các doanh nghiệp sử dụng, 1,2% doanh nghiệp sử dụng bao bì bằng gỗ.

Thực trạng Hệ thống thông tin xanh

Có rất ít số liệu điều tra về thực trạng hệ thống thông tin logistics tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Hầu hết các doanh nghiệp có hoạt động logistics tại thành phố Hà Nội mới chỉ sử dụng các công cụ công nghệ thông tin cơ bản như điện thoại, tin nhắn SMS, thư điện tử, fax, website, mạng LAN, WAN. Mặc dù phần lớn các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng IT đối với ngành logistics nhưng do tỷ suất đầu tư lớn dẫn đến các hạng mục IT của doanh nghiệp như: hệ thống quản lý giao nhận (FMS), quản lý vận tải (TMS), quản lý kho hàng (WMS), quản lý nguồn lực (ERP)… được thực hiện khá manh mún, không mang tính hệ thống nên kết quả đầu tư không như mong đợi.

Việc áp dụng hệ thống định vị GPS của các hãng vận tải biển để kiểm soát vị trí của tàu biển là một sáng kiến quan trọng thúc đẩy mức độ xanh hóa trong hoạt động logistics. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống GPS đối với các phương thức vận tải khác vẫn còn hạn chế.

Thực trạng logistics ngược

Phát triển logistics ngược ở Việt Nam là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp, các ngành cũng như trên bình diện quốc gia đặc biệt là trong bối cảnh quan điểm phát triển bền vững đã trở thành đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách của nhà nước và Việt Nam đã ký kết nhiều cam kết quốc tế về phát triển bền vững như: Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozon, Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hiểm và tiêu hủy chúng, Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Các nghiên cứu về logistics ngược xuất hiện ở các quốc gia trên thế giới nhưng ít được thực hiện tại thị trường Việt Nam:

  • Hoạt động thu hồi:

Đối với hoạt động thu hồi, quản lý logistics ngược tại Việt Nam bao gồm hai nội dung chính: (1) quản lý hành chính gắn liền với quá trình quản lý hoạt động thu gom và xử lý chất thải của các Bộ, ngành và (2) quản lý hoạt động gắn liền với sự tham gia của các thành viên trong chuỗi cung ứng với trách nhiệm là người thu gom, người xử lý, người phân phối lại.

  • Xử lý chất thải:

Hiện nay, hệ thống xử lý chất thải của Việt Nam hoạt động theo hai hình thức tổ chức chính thức và phi chính thức. Hệ thống chính thức do Nhà nước quản lý hoặc các công ty tư nhân dựa trên cơ sở hợp đồng thu gom và xử lý chất thải. Ngược lại, hệ thống phi chính thức nhỏ lẻ, tự phát, phân tán và không có hợp đồng giữa các thành viên tham gia hệ thống. Tuy nhiên, hệ thống logistics ngược đảm nhận quá trình xử lý chất thải đang được quản lý một cách chồng chéo bởi nhiều Bộ, ngành và chưa có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng. Do đó, hoạt động logistics ngược, đặc biệt trong quá trình xử lý chất thải gặp không ít khó khăn.

>>Xem thêm: Logistics là gì?

Giải pháp nào cho việc phát triển logistics xanh tại Việt Nam hiện nay?

Giải pháp từ phía Nhà nước

  • Nhà nước cần quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm xanh hóa các hoạt động logistics, tiếp tục cải tiến cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho vận tải đa phương thức. Cần tiến hành đầu tư, nâng cấp, quy hoạch hệ thống kho bãi phù hợp;
  • Chính phủ cần xây dựng Chiến lược và Quy hoạch phát triển logistics đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, chú trọng định hướng phát triển logistics xanh và các giải pháp thân thiện với môi trường;
  • Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, thúc đẩy việc áp dụng công nghệ thông tin, hạn chế việc sử dụng văn bản in ấn thông thường, tiết kiệm thời gian xử lý thông tin;
  • Xem xét có nhiều chính sách hơn nữa nhằm khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp hướng đến phát triển logistics xanh, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hỗ trợ nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp logistics về an toàn và tầm quan trọng của việc hoạt động kinh doanh giảm thiểu tác động đến môi trường, dùng cơ chế về thuế và luật để tạo động lực và giảm chi phí cho doanh nghiệp;
  • Cần có thước đo chung cho logistics xanh thông qua việc xây dựng bộ tiêu chí đo lường mức độ phát triển logistics xanh hay chỉ số năng lực phát triển logistics xanh (green logistics performance index). Chỉ số năng lực phát triển logistics xanh sẽ hỗ trợ kiểm soát hoạt động logistics xanh, đánh giá năng lực logistics xanh một cách thường xuyên, từ đó, xây dựng những giải pháp phù hợp và hiệu quả;
  • Cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động logistics xanh, tránh chồng chéo giữa các cơ quan Bộ, ngành. Đặc biệt là các quy định về kiểm soát ô nhiễm không khí, điều chỉnh phát thải khí thải, hạn chế lượng khí CO2 từ các phương tiện vận tải nhằm hạn chế các loại phương tiện trên đường, thúc đẩy các doanh nghiệp lựa chọn các phương tiện đạt tiêu chuẩn về phát thải và tiếng ồn.
Xem thêm  Những màu biển số xe phổ biến ở nước ta hiện nay

Giải pháp từ phía các Doanh nghiệp

  • Xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện chiến lược logistic xanh;
  • Cải tiến chất lượng phương tiện vận tải;
  • Kiểm soát logistics xanh ngay tại kho;
  • Tận dụng các ưu đãi của Nhà nước;
  • Triển khai công nghệ và công nghệ thông tin tiên tiến;
  • Hợp tác giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics.

Năm 2022, vượt qua khó khăn, thách thức, dưới sự điều hành của Chính phủ, nền Kinh tế – Xã hội Việt Nam phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, dự báo năm 2023 sẽ là một năm đầy khó khăn cho kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đòi hỏi cần tiếp tục nắm bắt tình hình, phát huy hơn nữa những thành quả đạt được, dự báo tốt và tiếp cận với thị trường quốc tế để có giải pháp ứng phó phù hợp.

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO cung cấp Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa bằng container đường sắt liên vận Quốc tế Á – Âu giá rẻ tốt nhất 2023

Ratraco Solutions là một trong những đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, chúng tôi hiểu rõ thực trạng logistics xanh tại Việt Nam nên việc triển khai mạnh mẽ tuyến đường sắt liên vận Quốc tế. Đơn vị đã thực hiện thành công các chuyến hàng quan trọng từ Việt Nam sang Kazakhstan, Uzbekistan, Nga, Tajikistan, Ý, Ba Lan, Bỉ, Hà Lan, Anh,…với các mặt hàng như nội thất, máy móc, vật liệu xây dựng, nông sản, hải sản, hàng điện tử,…góp phần thúc đẩy mối quan hệ giao thương phát triển bền vững giữa dải đất hình chữ S với bạn bè quốc tế. Giá cả vận tải hàng số lượng lớn bằng đường sắt Quốc tế được niêm yết công khai và trọn gói, không phát sinh bất cứ khoản phí nào khác gây khó khăn cho công việc của bạn.

RATRACO đã và đang cung cấp Dịch vụ chuyển hàng hóa bằng đường sắt liên vận Quốc tế đối với Hàng nguyên container (FCL), Hàng lẻ (LCL), Hàng thương mại điện tử (E – commerce), Hàng thực phẩm, trái cây bằng RF container. Ưu thế nổi bật của dịch vụ như:

  • Giá cước vận chuyển ổn định và cạnh tranh;
  • Vận chuyển khối lượng lớn và đa dạng các loại hàng hóa;
  • Thời gian vận chuyển nhanh, an toàn, lịch chạy tàu cố định;
  • Khả năng kết nối với các điểm đến nằm sâu trong nội địa xa hệ thống cảng biển;
  • Thủ tục hải quan thuân tiện, khai báo một lần từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc;
  • Theo dõi lịch trình hàng hóa online trên toàn tuyến đường vận chuyển.

THÔNG TIN LỊCH TÀU CHẠY TUYẾN LIÊN VẬN QUỐC TẾ CẬP NHẬT MỚI NHẤT

Việt Nam – Trung Quốc: Khởi hành hàng ngày

  • Tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Pingxiang – Nanning Nan sau đó tiếp chuyển đi các tỉnh, thành phố của Trung Quốc (và ngược lại);
  • Thời gian: 3 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới.

Việt Nam – Nga: Khởi hành thứ 4 và Chủ nhật hàng tuần

  • Tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Pingxiang – Manzhouli – Zabaykalsk – Vorsino (Moscow);
  • Thời gian: 23 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới).

Việt Nam – EU: Khởi hành thứ 4 và Chủ nhật hàng tuần

  • Tuyến Việt Nam – Trung Quốc – Kazakhstan – Russia – Belarus – Poland (Malaszewicze) – Germany (Duisburg/Hamburg);
  • Thời gian: 28 – 30 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới).

Việt Nam – Trung Á: Khởi hành Chủ nhật hàng tuần

  • Tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Pingxiang – Alashankou – Dostyk – Almaty/Astana – sau đó tiếp chuyển đi Uzbekistan, Tajikistan, Kyzgyzstan;
  • Thời gian: 18 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới).
Logistics xanh là gì? Thực trạng logistics xanh tại Việt Nam ra sao?
Công ty vận tải hàng hóa bằng đường sắt Ratraco Solutions chuyên cung cấp giải pháp xuất nhập khẩu hàng hóa tối ưu, tiết kiệm và hiệu quả.

Ratraco nhận vận chuyển, xuất nhập khẩu đa dạng mặt hàng

  • Hàng hóa nông sản, trái cây, hải sản đông lạnh,…;
  • Thực phẩm khô: cá khô, bánh kẹo, bánh tráng, tiêu hạt, cafe,…;
  • Vật liệu xây dựng nhà ở, công trình, nhà xưởng,…;
  • Mặt hàng thời trang: quần áo, giày dép, túi xách, giày nịt, bóp, ví,…;
  • Các mặt hàng điện tử, linh kiện điện tử, máy móc, USD, đĩa CD, điện thoại, máy tính;
  • Đồ thủ công mỹ nghệ: bàn ghế, tủ, bàn thờ, hàng may tre, đan, nứa,…;
  • Phụ tùng ô tô, xe máy,…;
  • Đồ gỗ, trang thiết bị nội thất,…;
  • Thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc;
  • Trà thảo dược; trà khô;…;
  • Thực phẩm chức năng;
  • Mỹ phẩm: kem dưỡng da, son, phấn,…và nhiều mặt hàng khác.

Cách thức chuyển – giao hàng nguyên container liên vận Quốc tế

  • Vận chuyển hàng nguyên Container từ Ga tới Ga;
  • Vận chuyển hàng Container từ Ga tới Kho;
  • Vận chuyển Container từ Kho tới Kho;
  • Các dịch vụ đi kèm khác nếu khách hàng yêu cầu.

Quy trình vận chuyển hàng hóa nguyên container đường sắt Ratraco

  • Bước 1: Khách hàng phát sinh nhu cầu và lựa chọn Đơn vị vận chuyển đường sắt Ratraco Solutions;
  • Bước 2: Khách hàng cung cấp thông tin về lô hàng, nhận báo giá và tiến hành đàm phán giá cước vận chuyển với Ratraco Solutions;
  • Bước 3: Ký kết hợp đồng và khách hàng chuẩn bị hàng hóa, các giấy tờ liên quan để cung cấp cho Ratraco Solutions;
  • Bước 4: Ratraco Solutions kết hợp phương thức vận chuyển đường sắt + bộ vận chuyển hàng hóa theo nhu cầu của khách hàng đến tận kho;
  • Bước 5: Khách hàng kiểm tra hàng hóa và ký biên bản giao nhận giữa 2 bên;
  • Bước 6: Khách hàng tiến hành thanh toán cước vận chuyển cho Ratraco Solutions.

Như vậy, RatracoSolutions Logistics đã chuyển tải những thông tin quan trọng về thực trạng logistics xanh tại Việt Nam, khái niệm thuật ngữ logistics xanh là gì,…Việc thực hiện logistic xanh không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn có tác dụng lớn đến kế hoạch bảo vệ môi trường. Bởi thế cho nên, các đơn vị, Doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước cần cập nhật sự chuyển đổi này vào mô hình sản xuất – kinh doanh của mình để góp phần phát triển bền vững trên mọi mặt. Và khi có nhu cầu vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng liên vận đường sắt, liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline bên dưới để được báo giá dịch vụ tốt nhất.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ