Despatch là gì trong xuất nhập khẩu? Có vai trò ra sao?

Trong vận tải hàng hóa, bên cạnh cước phí vận chuyển Nội địa và Quốc tế, đơn vị xuất nhập khẩu còn phải chịu phí nhiên liệu, phí an ninh, phí xếp dỡ trong hợp đồng thuê tàu chuyến,…nhất là phí xếp dỡ hàng còn có quy định xếp hàng đúng thời gian hoặc sớm hơn/trễ hơn sẽ thưởng/phạt. Để hiểu rõ hơn, cùng Ratraco Solutions tìm đọc nội dung liên quan tới thưởng phạt trong trường hợp này và từ đó cũng biết được Despatch là gì trong xuất nhập khẩu.

Despatch trong xuất nhập khẩu và sự khác biệt so với Demurrage

Muốn biết Despatch là gì trong xuất nhập khẩu và có gì khác so với Demurrage. Cùng Ratraco cập nhật kiến thức sau:

Despatch money là gì?

Despatch được hiểu là nếu người đi thuê tàu hoàn thành công việc bốc hàng hoặc dỡ hàng sớm hơn thời gian cho phép, thì được hưởng tiền thưởng bốc hoặc dỡ hàng nhanh (Despatch money).

Despatch là gì trong xuất nhập khẩu? Có vai trò ra sao?
Despatch là khoản tiền mà chủ tàu phải chi trả cho phía chủ hàng nếu thời gian xếp dỡ hàng hóa nhanh hơn thời gian quy định trong hợp đồng.

Sự khác biệt giữa Demurrage và Dispatch

Dispatch và Demurrage là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Dispatch là khoản tiền mà chủ tàu phải trả cho chủ hàng nếu thời gian xếp và dỡ hàng nhanh hơn so với thời gian quy định trong hợp đồng. Demurrage là khoản phí mà chủ hàng phải trả cho chủ tàu nếu như thời gian dỡ hoặc xếp hàng quá hạn so với thời gian được quy định trong hợp đồng.

Tổng quan về điều khoản thưởng phạt xếp dỡ Despatch và Demurrage

Hãy cùng Đơn vị vận chuyển hàng bằng container RatracoSolutions Logistics tiếp tục tìm hiểu qua về Điều khoản thưởng phạt xếp dỡ của Demurrage và Despatch là gì trong xuất nhập khẩu sau đây:

Xem thêm  Hàng tồn kho là gì? Hàng tồn kho bao gồm những loại nào?

Căn cứ thời gian xếp dỡ (là thời gian do hai bên thỏa thuận dành cho người đi thuê tàu tiến hành xếp dỡ hàng hóa lên tàu hoặc dỡ hàng khỏi tàu gọi là “Thời gian cho phép” (Allowed time) để xác định việc xếp/dỡ hàng nhanh hay chậm làm cơ sở tính số tiền thưởng/phạt cho xếp/dỡ hàng nhanh/chậm này.

Despatch là gì trong xuất nhập khẩu? Có vai trò ra sao?
Theo điều khoản chung về thưởng phạt xếp dỡ đường biển, mức tiền thưởng Dispatch money bằng 1/2 so với mức tiền phạt Demurrage Money.

Nếu người đi thuê tàu hoàn thành công việc xếp hàng hoặc dỡ hàng sớm hơn thời gian cho phép thì được hường tiền thưởng xếp/dỡ hàng nhanh (Despatch Money) từ chủ tàu. Ngược lại, khi người đi thuê tàu hoàn thành công việc xếp hoặc dỡ hàng chận hơn thời gian cho phép thì bị phạt số tiền xếp/dỡ hàng chậm (Demurrage money) nộp cho chủ tàu.

Mức tiền thưởng Dispatch money thường chỉ bằng 1/2 so với mức tiền phạt Demurrage Money. Để tính thời gian cho phép xếp/dỡ hàng, trong hợp đồng có thể quy định một số ngày cố định (ví như 14 ngày xếp hàng và 10 ngày dỡ hàng) hoặc quy định mức xếp/dỡ trung bình (Loading/Discharing rate) cho cả tàu trong một ngày.

Quy định về thời gian xếp dỡ và thưởng phạt xếp dỡ trong hợp đồng thuê tàu chuyến

Despatch là gì trong xuất nhập khẩu đã được giải đáp ở trên. Tiếp theo là những quy định về thời gian xếp dỡ và thưởng phạt xếp dỡ trong Hợp đồng thuê tàu chuyến mà các bên liên quan cần hiểu rõ.

Hai bên thỏa thuận “thời gian cho phép ” (Allowed time/Laytimes/Laydays for loading and discharging) dành cho việc bốc hàng và việc dỡ hàng. Thường tính bằng ngày.

Nếu người đi thuê tàu hoàn thành công việc bốc hàng hoặc dỡ hàng sớm hơn thời gian cho phép, thì được hưởng tiền thưởng bốc hoặc dỡ hàng nhanh (Despatch money). Ngược lại, người đi thuê tàu hoàn thành công việc bốc hoặc dỡ hàng chậm hơn thời gian cho phép, thì bị phạt bốc dỡ hàng chậm (Demurrage). Hai bên có thể quy định:

Xem thêm  Hoàn thuế xuất khẩu là gì? 3 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu

Allowed time quy định riêng cho việc bốc hàng và dỡ hàng

Là tính thưởng phạt riêng cho từng cảng; hoặc quy định thời gian cho phép chung cả bốc hàng và dỡ hàng, tức là sau khi hoàn thành việc dỡ hàng mới tính thưởng phạt.

Cách tính Allowed time tách riêng ra như vậy gọi là Separate Laydays:

* Ví dụ 1a: Hợp đồng ghi: “Cargo to be loaded at rate of 5,000 MTs and discharged at the rate of 4,500 MTs per weather working days of 24 consecutive hours, Sundays, holidays excepted, unless used = WWDSHEXUU. Cách tính Allowed time gộp chung gọi là Reversible Laydays:

* Ví dụ 2a: Hợp đồng ghi: “Cargo to be loaded and discharged at rate of 5,000 MTs per weather working days of 24 consecutive hours, Sundays, holidays excepted, unless used = WWDSHEXUU.

Cách quy định gộp chung có lợi cho người thuê tàu. Vì nếu sử dụng không hết số ngày bốc hàng được cho ở cảng bốc, người thuê tàu có thể dùng nó bù trừ sang cho số ngày dỡ hàng ở cảng dỡ. Khi đó, hãng tàu sẽ tính thưởng/phạt dựa trên số ngày sau khi bù trừ ở hai đầu (All time saved at both ends).

Despatch là gì trong xuất nhập khẩu? Có vai trò ra sao?
Cần phân biệt và hiểu đúng quy định các về thời gian Allowed time xếp dỡ và thưởng phạt xếp dỡ trong Hợp đồng thuê tàu chuyến đường biển.

Allowed time là thời gian cố định, tính thưởng phạt dựa trên tổng số ngày

Quy định mức bốc dỡ trung bình (Loading/And/Disharging rate) cho cả tàu trong một ngày, tính thưởng phạt dựa trên một ngày. Các quy định theo tổng số ngày có lợi hơn cho người thuê tàu.

Thay vì ghi như ví dụ 1a (theo mức bốc dỡ từng ngày), có thể lấy ví dụ 1b (theo tổng số ngày): “Cargo to be loaded in 10 weather working days of 24 consecutive hours, Sundays, holidays excepted, unless used (WWDSHEXUU) at loading port and discharged in 12 WWDSHEXUU at discharging port”.

Thay vì ghi như ví dụ 2a (theo mức bốc dỡ từng ngày), có thể lấy ví dụ 2b (theo tổng số ngày): “Cargo to be loaded and discharged in 22 weather working days of 24 consecutive hours, Sundays, holidays excepted, unless used (WWDSHEXUU)”.

=> Như vậy, có thể thấy, cách ghi 1a là cách ghi có lợi nhất cho hãng tàu; và cách ghi 2.b là cách ghi có lợi nhất cho người thuê tàu.

Xem thêm  Phiếu EIR là gì? Công dụng và cách khai báo như thế nào?

Các thuật ngữ vận tải hàng hóa – xuất nhập khẩu

Ngoài khái niệm Dispatch/Demurrage còn có một số thuật ngữ chuyên ngành xuất nhập khẩu, hải quan khác cần cập nhật như:

  • COD: Cash on delivery: Thanh toán tiền mới giao hàng;
  • ETA: Estimated time of arrival: Dự kiến tàu đến;
  • ETD: Estimated time of departure: Dự kiến tàu khởi hành/tàu chạy;
  • Combined B/L: Vận đơn hỗn hợp/đa phương thức;
  • Tolerance: Dung sai cho phép;
  • Shipper: Chủ hàng (thường là bên xuất khẩu);
  • Notify party: Bên nhận thông báo / bên được thông báo (ghi trong vận đơn);
  • Bill of lading: Vận đơn (danh sách chi tiết hàng hóa trên tàu chở hàng);
  • C.&F: Gồm giá hàng hóa và cước phí, không gồm bảo hiểm;
  • C.I.F: Gồm giá hàng hóa, bảo hiểm và cước phí;
  • Consignee: Bên nhận hàng;
  • Cargo: Hàng hóa (vận chuyển bằng tàu thủy/máy bay);
  • Certificate of origin: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
  • Container: Thùng đựng hàng lớn (container);
  • Container port (cảng cont); to Containerize (cho hàng vào cont);
  • Customs: Thuế nhập khẩu; hải quan;
  • Customs declaration form: tờ khai hải quan;
  • Declare: Khai báo hàng (để đóng thuế);
  • F.a.s: Gồm chi phí vận chuyển đến cảng, không gồm chi phí chất hàng lên tàu;
  • F.o.b: Người bán chịu trách nhiệm đến khi hàng đã được chất lên tàu;
  • Freight: Hàng hóa được vận chuyển;
  • Irrevocable: Không thể hủy ngang; unalterable – irrevocable letter of credit (tín dụng thư không hủy ngang);
  • Letter of credit (L/C): Tín dụng thư;
  • Merchandise: Hàng hóa mua và bán;
  • Packing list: Phiếu đóng gói hàng;
  • Pro forma invoice: Hóa đơn tạm thời;
  • Quay: Bến cảng; wharf – quayside (khu vực sát bến cảng);
  • Ship: Vận chuyển hàng đường biển/đường hàng không/tàu thủy;
  • Shipment (việc gửi hàng);
  • Shipping agent: Đại lý tàu biển;
  • Waybill: Vận đơn (cung cấp thông tin hàng hóa gửi đi);
  • Air waybill: Vận đơn hàng không.

Despatch là gì trong xuất nhập khẩu cùng những quy định liên quan tới thời gian xếp dỡ và thưởng phạt xếp dỡ trong Hợp đồng thuê tàu chuyến, sự khác nhau cơ bản giữa Thưởng/Phạt Demurrage và Despatch trong xếp dỡ hàng hóa tàu biển,…đã được chia sẻ một cách cặn kẽ nhất cho các doanh nghiệp, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu tham khảo. Nếu thấy bài viết về Despatch và các thuật ngữ logistics này hữu ích, hãy chia sẻ cùng Ratraco chúng tôi nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ