Điều kiện FCA là một điều kiện thuộc Incoterm, phù hợp với nhiều phương thức vận tải, bao gồm cả vận tải đa phương thức nên tính ứng dụng của nó rất cao, được nhiều đối tượng bên bán, bên mua ưa chuộng. Đáng nói là điều kiện FCA incoterms 2010 còn cho phép người mua hàng chủ động hơn trong việc chỉ định nhà vận chuyển thích hợp.
Tuy nhiên không phải cá nhân người mua, người bán nào cũng đều hiểu rõ khái niệm FCA là điều kiện gì, có vai trò quan trọng ra sao và cần phải lưu ý những vấn đề gì trong suốt quá trình thực hiện chuyển giao hàng hóa tới địa điểm cuối cùng được chỉ định. RatracoSolutions Logistics chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ một số khái niệm, câu hỏi liên quan giúp bạn có thêm kinh nghiệm để giao hàng nhanh chóng, an toàn và chính xác nhất.
Xem thêm: điều kiện EXW là gì?
Điều kiện FCA Incoterm 2010 là gì?
Điều kiện FCA sử dụng được cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia. FCA – “Giao cho người chuyên chở” tức là người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định, tại cơ sở của người bán hoặc tại địa điểm quy định khác. Các bên liên quan cần phải quy định càng rõ càng tốt nhất về địa điểm tại nơi được chọn để giao hàng vì lúc này rủi ro sẽ chuyển cho người mua tại địa điểm đó.

Nếu các bên có ý định giao hàng tại cơ sở của người bán thì việc cần làm là phải xác định rõ địa chỉ cơ sở của người bán là nơi giao hàng. Còn khi các bên có ý định giao hàng tại một địa điểm khác thì phải xác định chính xác địa điểm giao hàng đó. Điều kiện FCA incoterms 2010 cũng đòi hỏi người bán phải thông quan xuất khẩu (nếu cần thiết) nhưng người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, trả thuế nhập khẩu hoặc chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu.
Tìm hiểu chi tiết về điều kiện FCA trong Incoterm 2010
Những thông tin chi tiết trong điều kiện FCA Incoterms 2010 quy định rõ về nghĩa vụ cho cả bên bán lẫn bên mua như sau:
A. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN | B. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA |
A1 – Nghĩa vụ chung của người bán | B1 – Nghĩa vụ chung của người mua |
Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và cung cấp tất cả bằng chứng phù hợp mà hợp đồng có thể đòi hỏi. Bất kỳ chứng từ nào được đề cập trong mục A1 – A10 đều có thế là các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tương đương nếu được các bên thỏa thuận hoặc tập quán quy định
. |
Người mua phải thanh toán tiền hành như quy định trong hợp đồng mua bán. Bất kỳ chứng từ nào được đề cập trong mục B1 – B10 đều có thể là các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tương đương nếu được các bên thỏa thuận hoặc tập quán quy định. |
A2 – Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác | B2 – Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác |
Người bán phải chịu rủi ro và chi phí để lấy bất kỳ giấy phép xuất khẩu hoặc giấy phép chính thức nào khác và phải thực hiện mọi thủ tục hải quan cần thiết để xuất khẩu hàng hóa. | Nếu có quy định, người mua phải tự chịu rủi ro và phí tồn để lấy được giấy phép nhập khẩu hoặc các giấy phép chính thức nào khác và làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa và quá cảnh qua nước khác. |
A3 – Hợp đồng vận tải và bảo hiểm | B3 – Hợp đồng vận tải và bảo hiểm |
a) Hợp đồng vận tải
Người bán không có nghĩa vụ đối với người mua về ký kết hợp đồng vận tải. Tuy vậy, nếu người mua yêu cầu hoặc nếu đó là tập quán thương mại và người mua không có một chỉ dẫn ngược lại kịp thời thì người bán có thể ký hợp đồng vận tải theo những điều kiện thông thường với những chi phí và rủi ro do người mua chịu. Trong cả hai trường hợp, người bán có thể từ chối ký hợp đồng vận tải và nếu từ chối người bán phải thông báo ngay cho người mua biết về việc đó. b) Họp đồng bảo hiểm Người bán không có nghĩa vụ đối với người mua về ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy vậy, người bán phải cung cấp cho người mua nếu người mua yêu cầu và chịu rủi ro và chi phí, nếu có, những thông tin người mua cần để mua bảo hiểm. |
a) Hợp đồng vận tải
Người mua phải ký hợp đồng vận tải với chi phí của mình để vận chuyển hàng hoá từ địa điểm chỉ định, trừ trường hợp hợp đồng vận tải do người bán ký như quy định ờ mục A3 a). b) Hợp đồng bảo hiểm Người mua không có nghĩa vụ đối với người bán về ký kết hợp đồng bảo hiểm. |
A4 – Giao hàng | B4 – Nhận hàng |
Người bán phải giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định tại địa điểm chỉ định, nếu có, vào ngày hoặc trong thời hạn quy định cho việc giao hàng. Việc giao hàng sẽ hoàn thành:
a) Nếu địa điểm giao hàng là cơ sở của người bán, khi hàng đã được bốc lên phương tiện vận tải của người chuyên chở được người mua chỉ định. b) Trong trường họp khác, khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định và trên phương tiện vận tải của người bán và sẵn sàng để dỡ. Nếu một địa điểm giao hàng cụ thể tại nơi giao hàng chỉ định không được người mua thông báo theo mục B7 d) và nếu tại địa điểm chỉ định có một số điểm có thể giao hàng, thì người bán có thể chọn điểm giao hàng phù hợp nhất cho mục đích của mình. |
Người mua phải nhận hàng khi hàng hóa được giao theo mục A4. Trừ khi người mua có thông báo khác cho người bán, người bán có thể giao hàng để vận chuyển theo phương thức mà số lượng và/hoặc tính chất của hàng hóa đòi hỏi. |
A5 – Chuyển rùi ro | B5 – Chuyển rủi ro |
Người bán phải chịu tất cả rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa cho đến khi hàng hóa được giao theo điều A4 trừ trường hợp mất mát hoặc hư hỏng trong các trường họp quy định tại điều B5. | Người mua chịu mọi rủi ro và mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa kể từ khi hàng được giao theo mục A4. Nếu:
a) Người mua không thông báo cho người bán như quy định ở mục B7, về chỉ định người chuyên chở hoặc người khác như quy định của mục A4 hoặc b) Người chuyên chở hoặc người khác do người mua chỉ định theo muc A4 không nhận hàng thì, người mua phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa: (i) Kể từ ngày quy định, hoặc nếu không quy định ngày (ii) Từ ngày người bán thông báo theo mục A7 trong thời hạn quy định, hoặc, nếu không có ngày nào được thông báo (iii) Thì từ ngày hết hiệu lực thời hạn giao hàng đã được thỏa thuận, với điều kiện hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng. |
A6 – Phân chia chi phí | B6 – Phân chia chi phi |
Người bán phải trả:
a) Mọi chi phí liên quan tới hàng hóa cho đến khi hàng đã được giao theo mục A4, trừ những chi phí do người mua trả theo quy định tại mục B6. b) Chi phí về thủ tục hải quan cần thiết để xuất khấu, nếu có, cũng như tất cả các thứ thuế, lệ phí và chi phí khác có thể phải trả khi xuất khẩu. |
Người mua phải:
a) Trả mọi chi phí liên quan tới hàng hóa kể từ khi hàng đã được giao theo mục A4; ngoại trừ, nếu có quy định, chi phí làm thủ tục hải quan xuất khẩu cần thiết, cũng như tất cả các loại thuế và lệ phí khác phải nộp khi xuât khẩu hàng hoá theo quy định tại mục A6 b) b) Tất cả chi phí phát sinh thêm, do: (i) Người mua không chỉ định người chuyên chở hoặc một người khác theo quy định ở mục A4. hoặc (ii) Người chuyên chở hay người được người mua chỉ định không nhận hàng hoặc (iii) Người mua không thông báo một cách thích hợp như quy định ở mục B7, với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng; và c) Nếu có quy định, tất cả các thứ thuế, lệ phí khác cũng như các chi phí làm thủ tục hải quan phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa và quá cảnh qua nước khác. |
A7 – Thông báo cho người mua | B7 – Thông báo cho người bán |
Người bán phải, với rủi ro và chi phí do người mua chịu, thông báo đầy đủ cho người mua biết hàng hoá đã được giao như quy định ở mục A4 hoặc người vận tải hoặc người khác do người mua chỉ định đã không nhận hàng vào thời gian quy định. | Người mua phải thông báo cho người bán về:
a) Tên của người vận tải hoặc người khác được chi định theo mục A4 trong thời gian hợp lý để người bán có thể giao hàng theo đúng quy định; b) Nếu cần thiết, thời điểm được lựa chọn trong khoảng thời gian đã thỏa thuận cho việc giao hàng khi người chuyên chở hoặc một người được chỉ định sẽ nhận hàng; c) Phương thức vận tải được sử dụng bởi người được chỉ định; và d) Điểm nhận hàng tại địa điểm quy định. |
A8 – Chừng từ giao hàng | B8 – Bằng chứng của việc giao hàng |
Người bán phải cung cấp cho người mua với chi phí của người bán, bằng chứng thông thường về việc giao hàng theo mục A4. Người bán phải giúp đỡ người mua theo yêu cầu của người mua và do người mua chịu rủi ro và phí tổn để lấy chứng từ vận tải. | Người mua phải chấp nhận bằng chứng về việc giao hàng như đã quy định tại mục A8. |
A9 – Kiểm tra – Đóng gói, bao bì – Kỷ mã hiệu | B9 – Kỉểm tra hàng hoá |
Người bán phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất lượng, cân, đo, đếm) cần thiết để giao hàng theo quy định ở mục A4, kể cả các phí tổn cho bất kỳ việc kiểm tra nào trước khi gửi hàng theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu. Người bán phải, bằng chi phí cùa mình; đóng gói hàng hóa, trừ khi thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hoá được gửi đi không cần đóng gói. Người bán có thể đóng gói hàng phù hợp với phương thức vận tải, trừ khi người mua thông báo cho người bán yêu cầu cụ thể về đóng gói trước khi hợp đồng được ký kết. Bao bì phải được ghi ký mã hiệu thích hợp. | Người mua phải trả các chi phí cho việc kiềm tra bắt buộc trước khi gửi hàng, ngoại trừ việc kiểm tra theo yêu câu của các cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu. |
A10 – Hỗ trợ thông tin và chí phí liên quan | B10 – Hỗ trợ thông tin và chi phí liên quan |
Nếu có quy định, người bán, theo yêu cầu của người mua, do người mua chịu rủi ro và phí tổn, phải giúp đỡ người mua để lấy các chứng từ và thông tin kể cả thông tin an ninh mà người mua cần để nhập khẩu và/hoặc vận tải đến địa điểm cuối cùng. Người bán phải hoàn trả cho người mua tất cả chi phí và lệ phí phát sinh trong trường hợp người mua đã chi để lấy được những chứng từ và thông tin theo mục B10. | Người mua phải thông báo cho người bán một cách kịp thời các yêu cầu về thông tin an ninh để người bán có thề thực hiện mục A10. Người mua phải hoàn trả cho người bán tất cả chi phí và lệ phí mà người bán đã chi để lấy được những chứng từ và thông tin theo mục A10. Nếu có quy định, theo yêu cầu của người bán, do người bán chịu rủi ro và phí tổn, người mua phải giúp đờ người bán một cách kịp thời để lấy các chứng từ và thông tin kể cả thông tin an ninh mà người bán cần để vận tải, xuất khẩu hàng hóa và quá cảnh qua nước khác. |

Khi nào chấm dứt trách nhiệm giao hàng của người bán trong FCA?
Trong điều kiện FCA, mọi rủi ro và chi phí được chuyển giao từ bên bán sang bên mua tại thời điểm trách nhiệm giao hàng của người bán chấm dứt nên cả 2 bên cần chỉ rõ thời điểm chuyển giao này càng cụ thể càng tốt trong hợp đồng. Trong các loại hình vận tải hàng hóa khác nhau, trách nhiệm giao hàng cho người vận chuyển (carrier) sẽ chấm dứt trong các trường hợp cụ thể sau:
- Vận tải hàng đường bộ: Nếu việc bốc hàng diễn ra tại cơ sở của người bán thì trách nhiệm giao hàng gọi là hoàn thành khi hàng hóa được chất lên xe của người mua cung cấp. Hàng hóa khi được người mua yêu cầu giao đến cơ sở vận chuyển thì việc giao hàng sẽ hoàn thành khi hàng được bàn giao cho người vận chuyển đường bộ hoặc cho người khác thay mặt người này.
- Vận tải hàng đường sắt: Khi điểm giao hàng là toa tàu, hàng hóa phải được bốc lên toa tàu (chú ý đến loại Container dành cho tàu) thì người bán phải bốc xếp Container lên tàu. Theo điều kiện FCA Incoterm 2010, trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng hóa được tiếp quản bởi quản lý đường sắt hoặc người được ủy quyền. Và khi hàng hóa là dạng hàng lẻ không chứa trong Container thì việc giao hàng hoàn thành khi người bán đã bàn giao hàng hóa tại điểm tiếp nhận cho đơn vị thu gom bằng đường sắt hoặc một phương tiện vận tải do đường sắt cung cấp.

- Vận tải hàng đường biển: Nếu là hàng Full Container, các Container phải được vận chuyển đến khu vực Terminal của cảng, hàng hóa được coi là đã được chuyển giao rủi ro khi các kiện Container được đưa vào cơ sở của bến cảng (Terminal) đó và đã được thông quan hàng. Đối với hàng lẻ (LCL), người bán phải đem đến cho các nơi thu gom hàng lẻ như kho CFS. Và việc giao hàng sẽ hoàn thành khi hàng hóa được giao cho hãng tàu biển hoặc một người đại diện cho hãng tàu biển (Đơn vị gom hàng Consol, Forwarder).
- Vận tải hàng bằng đường thủy nội địa: Khi việc bốc hàng diễn ra tại cơ sở của người bán hoặc tại bến cảng thì trách nhiệm giao hàng sẽ hoàn thành khi hàng hóa đã được chất lên tàu chở hàng do người mua cung cấp. Còn trường hợp hàng hóa đã giao đến cơ sở của người vận chuyển, việc giao hàng sẽ hoàn thành khi hàng hóa được bàn giao cho người vận chuyển đường thủy nội địa hoặc một người khác được người này ủy quyền lại.
Ratraco Solutions đã vừa chia sẻ cho các đối tượng liên quan tới quá trình giao nhận hàng hóa là người bán, người mua hiểu rõ hơn về khái niệm điều kiện FCA incoterm 2010 là gì, mang lại lợi ích như thế nào cho từng cá nhân. FCA thích hợp cho những đơn vị có nhà xưởng, cơ sở tại nước ngoài; Công ty mẹ mua hàng từ công ty con và ngược lại. Các công ty xuyên quốc gia này đã có thời gian đầu tư lâu dài tại Việt Nam và thông hiểu chính sách, có quan hệ mật thiết với các hãng tàu đặt tại Việt Nam.
Vậy nếu bạn thuộc vào những đối tượng nêu trên có thể tìm hiểu để định hướng kế hoạch chuyển giao hàng sắp tới. Hãy tiếp tục theo dõi và đồng hành cùng RatracoSolutions Logistics để cập nhật nhiều tin bài liên quan đến các điều kiện FCA Incoterms 2010 mà bạn đang đặc biệt quan tâm nhé.
Thông tin liên hệ Ratraco Solutions
- Hotline: 0965 131 131
- Email: [email protected]
TPHCM:
- Địa chỉ: 21bis Hậu Giang, P.4, Q.Tân Bình, TPHCM
- Điện thoại : 0909 876 247 - 0901 411 247
Bình Dương:
- Địa chỉ: Ga Sóng Thần
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0909 876 247
Đồng Nai:
- Địa chỉ: Ga Trảng Bom
- Điện thoại : 0909 986 247 - 0909 876 247
Bình Định:
- Địa chỉ: Ga Diêu Trì
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0909 986 247
Đà Nẵng:
- Địa chỉ: Ga Đà Nẵng
- Điện thoại : 0909 199 247 - 0906 354 247
Nghệ An:
- Địa chỉ: Ga Vinh, Nghệ An
- Điện thoại : 0901 100 247 - 0902 486 247
Hà Nội:
- Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247
Trung Quốc:
- Địa chỉ: Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
- Điện thoại : 0909 949 247
Liên hệ trực tuyến:
- Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
- Zalo: http://zalo.me/0965131131