E Logistic là gì? Vai trò và tác dụng của E Logistic như thế nào?

Sự phát triển của Công nghệ thông tin và Thương mại điện tử làm thay đổi lối sống, thói quen mua sắm, đặc thù sản xuất kinh doanh và tất yếu đòi hỏi sự đổi mới tiên phong của lĩnh vực logistics, vốn được coi là mắt xích quan trọng nối giữa các khâu trong hoạt động sản xuất với nhau và giữa sản xuất với tiêu dùng. Cùng với đó, E-Logistics đã khẳng định được vị trí, chỗ đứng của mình. Vậy bạn hiểu E logistic là gì? Hãy cùng Ratraco Solutions tìm hiểu về E logistics tại Việt Nam để hiểu hơn về lĩnh vực mới này qua bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm về thuật ngữ E Logistic

E logistic là gì? Trong Thương mại điện tử (TMĐT) E-commerce, Logistics là một trong những yếu tố chủ đạo quyết định lợi nhuận của Doanh nghiệp. E-logistics trong TMĐT B2C (Business to Customer) là toàn bộ các hoạt động nhằm hỗ trợ việc di chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng thông qua các giao dịch mua bán điện tử. TMĐT là mô hình bán hàng online thông qua kênh bán hàng trực tuyến. Với đặc thù là độ phủ thị trường rộng, độ phân tán hàng hóa cao, quy mô bán lẻ, tần suất mua lớn, mặt hàng đa dạng, thường yêu cầu giao hàng nhanh và thu tiền tận nơi.

Theo tính toán, khoảng 40% tổng chi phí bán hàng trên mạng tập trung vào sau giai đoạn khách hàng nhấn vào biểu tượng mua. Khi khách hàng trở thành người mua trong một giao dịch online thì DN cũng bắt đầu cho quá trình e-logistics. Xử lý và thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán, đổi hàng và thu hồi lại những hàng hóa không ưng ý,… là những nội dung cơ bản của logistics trong môi trường này.

Trong bán lẻ truyền thống, giới hạn bán kính phục vụ thị trường (R) của nhà bán lẻ là nhân tố quyết định đặc điểm khách hàng và các nỗ lực cung ứng dịch vụ thì trong bán lẻ B2C, thị trường được mở rộng không giới hạn. Một khách hàng ở VN có thể đặt mua một chiếc điện thoại hay một lọ nước hoa tại Mỹ qua website của sản phẩm, thông tin đơn hàng sẽ được truyền đi và chấp nhận với tốc độ gần như tức thời.

E Logistic là gì? Vai trò và tác dụng của E Logistic như thế nào?
E logistics được hiểu là các hoạt động hỗ trợ việc di chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng thông qua các giao dịch mua bán điện tử.

Sự hình thành, phát triển của E-commerce Logistics và tác động từ dịch Covid-19 trong TMĐT

Sự phát triển và hình thành của E-logistics

Với sự bùng nổ trong những năm gần đây, Thương mại điện tử (E-commerce) đang là loại hình kinh doanh tiềm năng được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư, bán lẻ định hướng phát triển. Theo báo cáo hàng năm của Facebook và Bain & Company về thương mại điện tử, thị trường E-commerce tại khu vực Đông Nam Á đã tăng 85% chỉ trong năm 2020, tương đương với hơn 70 triệu người tiêu dùng mua sắm trực tuyến kể từ cuối năm 2019 – đầu năm 2020.

Đặc biệt, Việt Nam đã và đang trở thành một trong những thị trường E-commerce tiềm năng nhất khu vực ASEAN, đứng thứ ba trong vài năm trở lại đây. Việt Nam đang trên đà phục hồi và tăng trưởng tích cực kể từ quý IV/2020, GDP quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với quý I/2020. Đồng hành với những thách thức, khó khăn trong bối cảnh giai đoạn 2020-2021, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chuyển biến tích cực từ thói quen mua sắm, cũng như kinh doanh trực tuyến của cộng đồng người tiêu dùng và doanh nghiệp trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử bán lẻ năm 2020 ổn định, với doanh thu bán lẻ đạt 11,8 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ.

Xem thêm  Tìm hiểu thủ tục nhập khẩu máy móc cũ từ A-Z

Thế mạnh dân số trẻ cũng như lượng người sử dụng điện thoại thông minh chiếm tỷ trọng cao, lượng người giao dịch trên các sàn thương mại điện tử nhiều chính là yếu tố chính giúp Việt Nam có được những con số này. Với mức tăng trưởng cao, thương mại điện tử góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nắm bắt cơ hội sản xuất và kinh doanh thuận lợi trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự lan tỏa của cuộc thời kỳ Công nghệ 4.0. Trong tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử thời gian qua có đóng góp rất lớn từ sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ E logistics. Các sàn E-commerce hàng đầu tại Việt Nam đang từng ngày nghiên cứu và cải thiện phương thức và tốc độ giao hàng để gia tăng trải nghiệm của khách hàng.

Tác động của đại dịch Covid-19 đến E-logotics trong TMĐT tại Việt Nam

  • Về Dịch vụ vận tải: Tình trạng suy giảm trong hoạt động thương mại trên thế giới và Việt Nam đã khiến các đơn hàng cần vận chuyển giảm sút, tình trạng dịch bệnh cũng khiến số lượng nhân viên vận chuyển thiếu hụt do phải cách ly hoặc phải đổi người vì dịch bệnh, hay lệnh giãn cách xã hội, các quy định hạn chế và cách ly đối với người nhập cảnh tại các nước gây ra khó khăn, làm tăng chi phí logistic;
  • Về Dịch vụ giao nhận: Các hoạt động logistics giảm do dịch vụ thông quan bị cản trở, dịch vụ kho bãi, cước cũng bị ảnh hưởng nặng. Hầu hết hàng nhập trên các tuyến về Việt Nam giảm mạnh, một số thị trường khác bị kiểm dịch gắt gao. Các thủ tục vận hành từ thị trường khu vực châu Á và một số khu vực khác chậm trễ hơn so với bình thường;
  • Về Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực: Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ thị trường lao động, đặc biệt lao động trong ngành Logistics. Nguy cơ hàng loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics bị phá sản cũng như sự gãy đổ, thay đổi và gián đoạn của các chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng nặng nề đến cục diện của thị trường lao động. Lệnh giãn cách xã hội tại hầu hết các nước đã buộc các cửa hàng bán lẻ, trung tâm thương mại phải đóng cửa, các hệ thống phân phối và chuỗi cung ứng logistics bị giảm sản lượng, quy mô và hình thức hoạt động thay đổi khiến hàng triệu lao động có nguy cơ mất việc, nhiều kỹ năng mới phát sinh buộc người lao động phải đẩy mạnh học tập để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong việc thay đổi theo hình thức và quy mô kinh doanh mới. Các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục đã không kịp thời xây dựng được chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung kỹ năng cho người lao động trong bối cảnh dịch bệnh.

>>Xem thêm: Reverse Logistics là gì?

Vai trò và tác dụng của E Logistic hiện nay như thế nào?

Trong buôn bán Thương mại điện tử Quốc tế, E logistics có vai trò quan trọng, tập trung vào các vấn đề sau:

Về chuẩn bị đơn hàng

Mức độ ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa vào khâu này hết sức quan trọng vì sẽ cho phép tăng năng suất cung ứng, nâng cao tính chính xác, giảm thời gian chờ đợi của khách, nâng cao hiệu quả bán hàng.

Về lưu kho

Nhằm hỗ trợ tối đa cho các hoạt động nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, gắn nhãn/mã vạch, phân loại, thiết lập danh mục hàng đảm bảo về thời gian, tốc độ, việc quản lý và duy trì dự trữ cần đảm bảo chính xác, linh hoạt, yêu cầu cao trong áp dụng các loại máy móc thiết bị tự động và sử dụng các hệ thống phần mềm quản lý kho.

Về giao hàng

Gồm điều phối đơn hàng, xuất hàng từ kho cho KH hoặc bên chuyển phát, cập nhật thông tin tới khách hàng. Các doanh nghiệp bán lẻ B2C có thể tự tiến hành hoạt động giao hàng nếu có đủ chi phí và kinh nghiệm để xây dựng, đào tạo và quản lý đội ngũ giao hàng. Nhưng các doanh nghiệp nhỏ thì thường thiếu năng lực này nên sẽ phải thuê các dịch vụ giao nhận từ các Công ty logistics bên thứ ba. Khi giao hàng, nhà bán lẻ B2C thường sử dụng một số phương thức giao hàng khác nhau, các phương thức này quyết định số lượng Dịch vụ logistics và mức độ tham gia ít hay nhiều của doanh nghiệp vào các giao dịch điện tử.

Xem thêm  Khai nợ C/O là gì? Những lưu ý khi khai nợ C/O?
E Logistic là gì? Vai trò và tác dụng của E Logistic như thế nào?
E-logistics đóng vai trò quan trọng trong buôn bán Thương mại điện tử Quốc tế về vấn đề lưu kho, chuẩn bị đơn hàng, giao hàng, giao hàng tại kho người bán, giao hàng tại địa chỉ người mua hay dropshipping.

Về giao hàng tại địa chỉ người mua

Buy online, ship to store hay mua hàng online, giao hàng tận nhà. Cho phép hàng hóa được giao đến vị trí khách hàng yêu cầu, tạo thuận lợi cho khách nhưng lại làm tăng chi phí và nguồn lực logistics đáng kể. Lúc này, nhà bán lẻ B2C sẽ phải chịu toàn bộ chi phí vận chuyển và giao hàng, trong trường hợp còn hạn chế về vốn và năng lực giao nhận vận chuyển thì rất khó thực hiện.

Về giao hàng tại kho của người bán

Buy online, pick-up in-store hay mua hàng online, khách đến lấy hàng tại cửa hàng. Cách này khách hàng đến tận kho, cửa hàng của nhà cung cấp để thanh toán và nhận hàng. Đây là phương thức sơ khai nhất của thương mại điện tử và không thuận tiện cho khách hàng. Tuy nhiên các doanh nghiệp không có khả năng cung ứng dịch vụ logistics vẫn có thể sử dụng.

Về Dropshipping

Là giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển là mô hình rất tối ưu, cho phép DN mua sản phẩm cá biệt từ người bán buôn và chuyển trực tiếp đến khách hàng của doanh nghiệp. Nhà bán lẻ B2C chỉ đơn giản là hợp tác với nhà cung cấp có khả năng vận chuyển và liệt kê danh mục hàng hóa của họ có để bán. Sau đó, khi nhận được đơn đặt hàng, đơn này sẽ được chuyển tiếp tới các nhà cung cấp để thực hiện. Các nhà cung cấp sẽ xuất xưởng sản phẩm trực tiếp từ nhà kho của họ tới khách hàng của DN và doanh nghiệp chỉ trả phí vận chuyển cho đơn hàng.

Lợi ích của dropshipping là không cần nhiều vốn, không tồn kho, quay vòng vốn nhanh, không có áp lực về thời gian. Đặc biệt nó phù hợp với các doanh nghiệp, bán lẻ B2C hoàn toàn thiếu mạng lưới nhà kho, phương tiện vận tải, đội ngũ giao hàng vì đã tận dụng được toàn bộ năng lực logistics của nhà cung ứng. Có thể nói, E-Logistics chính là một công cụ liên kết mọi hoạt động của chuỗi giá trị toàn cầu, bao gồm: sản xuất, cung cấp, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường….

>>Xem thêm: Điều kiện giao hàng Incoterm 2020

Triển vọng phát triển E-logistics tại Việt Nam

Các Công ty logistics lớn đã sớm có sự chuẩn bị và sử dụng E logistics tại thị trường Việt Nam. Ví dụ đầu tiên phải kể đến là DHL Express – Công ty logistics nổi tiếng toàn cầu. Với số lượng đơn hàng vận chuyển trong khối Thương mại điện tử đã tăng từ 10% (2013) lên hơn 20% (2016) trong tổng số các đơn hàng quốc tế. DHL Express là một trong những Công ty tiên phong ứng dụng các tiến bộ của e-logistics trong hoạt động giao nhận cũng như quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng của mình.

Đầu tháng 10/2017, UPS Việt Nam thông báo tăng cường dịch vụ tại 10 tỉnh thành tại miền Trung và miền Nam đồng thời với việc cải thiện thời gian vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu ở khu vực châu Á từ 2 ngày xuống 1 ngày, và hàng hóa nhập khẩu từ Châu Âu từ 3 ngày xuống còn 2 ngày. Công ty cũng tăng thời gian nhận hàng trễ nhất trong ngày thêm 3 tiếng đồng hồ. UPS đã đầu tư hàng triệu USD cho công nghệ nhằm đem lại những dịch vụ cao hơn đối với khách hàng, trong đó có dịch vụ giao hàng nhanh dành cho gói nhỏ vào sáng sớm, dịch vụ cung cấp thời gian giao hàng dự kiến cũng như theo dõi tình trạng giao hàng, dịch vụ gửi trả hàng quốc tế, hỗ trợ khách hàng tạo nhãn giao hàng và hóa đơn thương mại cho gói hàng được gửi từ 1 quốc gia và trả về 1 quốc gia khác được chỉ định.

Xem thêm  Ưu và nhược điểm của Việt Nam trong ngành Logistics là gì?

UPS còn cung cấp dịch vụ giúp doanh nghiệp cập nhật quy định về giấy phép, mã số thuế, các biểu mẫu và các dịch vụ này được tích hợp vào trang web của nhà bán lẻ trực tuyến. Với khách hàng sở hữu trang Web Thương mại điện tử, UPS có thể hỗ trợ tích hợp hệ thống logistics, cho phép thực hiện và theo dõi đơn hàng cũng như đảm bảo trải nghiệm mua sắm dành cho khách hàng. Nếu không tính thị trường Mỹ, 21% dịch vụ giao nhận hàng của UPS trên thị trường quốc tế là B2C. UPS Việt Nam nhận định sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ tạo bứt phá lớn cho lĩnh vực logistics bởi các nhà sản xuất Việt Nam có thể bán hàng trực tiếp tại các nền tảng thương mại điện tử trên toàn thế giới.

E Logistic là gì? Vai trò và tác dụng của E Logistic như thế nào?
Hiện có rất nhiều các Công ty logistics lớn như DHL Express, UPS, FedEx,…ứng dụng các tiến bộ của e-logistics trong hoạt động giao nhận và quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng của mình.

FedEx đã đưa ra nhiều dịch vụ theo dõi chuỗi cung ứng và báo cáo trực tuyến. Khách hàng của FedEx Trade Networks có thể có được thông tin chính xác đến từng phút về hàng xuất nhập khẩu trong 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần. Một ví dụ khác là Tập đoàn Deutsche Post DHL (Đức), với dịch vụ hậu cần thương mại điện tử DHL eComemerce tại Việt Nam (khai trương từ tháng 7/2017). Điểm nhấn chính là việc DHL eCommerce cung cấp dịch vụ như các Công ty giao nhận Thương mại điện tử hiện nay, kể cả dịch vụ thu tiền hộ, giải tỏa phần nào các trở ngại trong hoạt động B2C và C2C.

Các Công ty logistics trong nước cũng đã nhận thức được và đang từng bước đầu tư cho e-logistics. Một ví dụ tiêu biểu như ALS Thái Nguyên đã có những bước đột phá trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý dịch vụ vận tải và hệ thống kho hàng. Dịch vụ vận tải được giám sát qua hệ thống GPS thời gian thực, quy trình khai thác hiện đại bằng các trang thiết bị và hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến.

Thông tin trạng thái từng lô hàng được cập nhật liên tục theo thời gian thực bằng hệ thống PDA, điện thoại thông minh; Kho lưu trữ hàng hóa được quản lý dựa trên hệ thống mã vạch thông minh. Với những nỗ lực đổi mới, ALS Thái Nguyên đã đáp ứng được tiêu chuẩn phục vụ theo tiêu chuẩn của Cục hàng không Việt Nam, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) và Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Qua đây có thể thấy, cả về xu hướng thị trường và năng lực của các doanh nghiệp logistics đều hứa hẹn sự phát triển của E logistics tại Việt Nam trong thời gian tới.

E logistics (hay Logistics điện tử) là khái niệm tương đối mới không những đối với người dân, Doanh nghiệp mà còn cả với các Công ty logistics truyền thống. Hi vọng rằng, với những chia sẻ chi tiết đầy đủ nhất về thuật ngữ E logistic là gì và kiến thức liên quan sẽ góp phần hỗ trợ hiệu quả cho công việc trao đổi/mua bán hàng hóa giữa các cá nhân, Doanh nghiệp với nhau. Đồng thời, bạn đọc quan tâm tới lĩnh vực E-Logistics mới này cũng nhận thấy rõ tiềm năng phát triển của mô hình E logistics tại Việt Nam hiện nay ra sao để điều hướng cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh của đơn vị mình. Hãy tiếp tục theo dõi và cập nhật các tin bài liên quan tiếp theo của RatracoSolutions Logistics để góp nhặt kinh nghiệm nhằm phục vụ hiệu quả cho công việc giao thương hàng hóa về lâu về dài.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ