Tìm hiểu hoạt động đào tạo nguồn nhân lực Logistics tại Việt Nam

Bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu rõ hơn về những chương trình, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực Logistics tại Việt Nam hiện nay được áp dụng thực hiện như thế nào? Hoạt động đào tạo qua đại học, đào tạo tại Doanh nghiệp, hoạt động đào tạo ngắn hạn, dài hạn sẽ diễn ra như thế nào trong thời gian sắp tới?

Thông qua bài viết chia sẻ tin tức dưới đây, RatracoSolutions Logistics chúng tôi sẽ chỉ ra những thế mạnh, những hoạt động chủ lực, những kế hoạch tích cực trên các đối tượng là từng cá nhân, từng doanh nghiệp để từ đó sớm có hướng đi lâu dài, bền vững, góp phần hiệu quả trong việc nâng cao nguồn nhân lực Logistics cho nước nhà, khắc phục mọi vấn đề còn tồn động do ảnh hưởng dịch Covid-19 từ đầu năm 2020.

Tổng quan nhu cầu nhân lực Logistics hiện nay

Tại Việt Nam, ngành Dịch vụ Logistics đang trên đà phát triển nhưng nhân lực Logistics lại được đánh là thiếu bài bản và ít nhiều có sự “chắp vá”. So với nhu cầu thực tế thì nguồn nhân lực Logistics hiện nay vẫn còn quá ít. Hiện nước ta có hơn 1.500 Doanh nghiệp Logistics đang hoạt động nhưng chỉ có khoảng 200 sinh viên ra trường mỗi năm. Đa phần những kiến thức mà nhân lực ngành có được từ thực tiễn khi làm đối tác hoặc làm đại lý cho các Công ty nước ngoài.

Hiện có khoảng hơn 80 % nhân lực ngành được đào tạo từ môi trường làm việc thực tế hàng ngày; 23,6 % lao động được tham gia các khóa đào tạo trong nước; 6,9 % lao động được các chuyên gia nước ngoài đào tạo và số lượng lao động được ra nước ngoài đào tạo chỉ chiếm 3,9%. Nhân sự ngành logistics được hưởng mức lương khá hấp dẫn. Một nhân viên Logistics được nhận mức lương khởi điểm là 6 – 7 triệu đồng/tháng. Vị trí Logistics Manager có thể nhận được mức lương dao động từ 3.000 – 4.000 USD.

Nhìn chung mỗi năm, tốc độ phát triển của ngành Logistics lên đến 30% nên nhu cầu tuyển dụng nhân viên ở cấp độ quản lý, giám đốc là rất cao để mở rộng thị trường và xây dựng chiến lược phát triển bền vững lâu dài. Cũng chính vì thế mà nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao chất lượng, có kinh nghiệm luôn là vấn đề sống còn của các Doanh nghiệp Logistics hiện nay.

Mạng lưới đào tạo Logistics của nước ta có quy mô ra sao?

Ở thời điểm hiện tại, số trường tham gia Mạng lưới Đào tạo Logistics Việt Nam là 60 (trong đó có khoảng 50 trường Đại học, còn lại là các trường Cao đẳng và viện đào tạo. Năm nay, Mạng lưới ghi nhận sự tham gia của một số trường đại học như:

  • Trường Đại học Quy Nhơn
  • Trường Đại học Trà Vinh
  • Trường đại học Văn Lang
  • Trường đại học Thủy lợi
  • Trường đại học Công đoàn
  • Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên).
Tìm hiểu hoạt động đào tạo nguồn nhân lực Logistics tại Việt Nam
Việt Nam từng bước mở rộng mang lưới đào tạo nguồn nhân lực Logistics trên quy mô rộng khắp.

So với năm trước, số lượng cá nhân tham gia Mạng lưới cũng tăng hơn cùng với sự tham gia của các thành viên là giảng viên, nhà nghiên cứu, doanh nhân, có quan tâm đến lĩnh vực Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng.

Do ảnh hưởng dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 nên một số hoạt động thường niên của mạng lưới bị đẩy lùi tiến độ so với năm 2019. Mạng lưới vẫn duy trì các hoạt động Tọa đàm “Khởi nghiệp cùng Logistics” và Cuộc thi “Tài năng trẻ Logistics Việt Nam 2020” (VNYLT 2020), thu hút đông đảo sự tham gia của sinh viên và các tổ chức, Doanh nghiệp trong nước.

Tìm hiểu những hoạt động đào tạo nguồn nhân lực Logistics tại Việt Nam

Đào tạo logistics bậc cao đẳng

Về tuyển sinh và số lượng sinh viên được học về logistics và quản lý chuỗi cung ứng, theo Báo cáo số 2535/TCGDNN-ĐTCQ của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, ngày 28/11/2019, hiện có 32 trường cao đẳng có các chương trình đào tạo logistics và gần với logistics với quy mô hàng năm từ 8.000-10.000 người học. Có 6 trường Cao đẳng có chương trình đào tạo ngành/chuyên ngành logistics:

 

TT

 

Tên trường

Ngành/chuyên ngành Hệ đào tạo Tuyển sinh 2020 Tuyển sinh 2019
 

1

 

Trường Cao đẳng Đường sắt

 

Logistics

 

Trung cấp

 

35

Cao đẳng: 35

Trung cấp: 70

2 Trường Cao đẳng GTVT đường thủy I Logistics Cao đẳng 30 Trung cấp: 35
 

 

3

 

 

Trường cao đẳng hàng hải I

 

Logistics Quản lý vận tải và dịch vụ logistics

Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Trung cấp 70

70

50

50

 

Cao đẳng: 60

Trung cấp: 50

Sơ cấp: 50

4 Trường Cao đẳng VMU Logistics Cao đẳng 35 Sơ cấp: 50
 

5

 

Trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương II

 

Logistics

Cao đẳng Trung cấp 20

30

 

Trung cấp: 25

 

6

 

Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V

 

Logistics

 

Cao đẳng

 

35

Cao đẳng:100 Trung cấp: 80
7 Trường Cao đẳng Bách Khoa Đà Nẵng Quản lý logistics Trung cấp 20 20
8 Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng Logistics Cao đẳng 35 35
9 Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Đắk Lắk Logistics Trung cấp 70 70
 

10

 

Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

 

Logistics

 

Cao đẳng

 

80

Cao đẳng: 80

Trung cấp: 20

11 Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh Logistics Trung cấp 70 70
12 Trường Cao đẳng Viễn Đông Logistics Cao đẳng 70 70
 

13

 

Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP HCM

 

Logistics

Cao đẳng Trung cấp 60

30

Cao đẳng: 30

Trung cấp: 60

14 Trường Cao đẳng Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ Logistics Cao đẳng 20 20
15 Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TP HCM Logistics Cao đẳng N/A 40
 

16

 

Trường Cao đẳng Kinh tế TP HCM

 

Logistics

Cao đẳng Trung cấp 100

50

Cao đẳng: 90

Trung cấp: 25

17 Trường Cao đẳng GTVT Trung ương VI Logistics Cao đẳng N/A 60
18 Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại Logistics Cao đẳng 110 300
19 Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Logistics Cao đẳng 100 100
20 Trường Cao đẳng Thống kê II Logistics Trung cấp 25 25
 

21

 

Trường cao đẳng kinh tế – kỹ thuật Cần Thơ

Quản lý vận tải và dịch vụ logistics  

Cao đẳng

 

35

 

40

Bảng thống kê các trường Cao đẳng có đào tạo ngành/chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

(Nguồn tham khảo: Tổng hợp từ thông tin tuyển sinh của các trường năm 2019-2020 và 2020-2021).

So với năm 2019, tổng số lượng tuyển sinh năm 2020 có xu hướng giảm. Xu hướng này không giảm đều ở mỗi trường mà tùy từng trường, có trường có số lượng tuyển sinh tăng, có trường có số lượng tuyển sinh giảm. Bên cạnh đó, hàng năm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp còn đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng cho người lao động trong lĩnh vực này từ 30.000 đến 40.000 lượt người.

Các trường cao đẳng, trung cấp phía Nam và nhất là Thành phố Hồ Chí Minh khá năng động trong việc tiếp cận với đào tạo logistics.Nhóm các trường tiếp cận tới ngành chủ yếu từ 2 nhóm ngành là Kinh tế và Giao thông vận tải. Lý do là vì trong nhiều năm qua kể từ khi chưa mở ngành logistics thì các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thường tuyển nhân viên có chuyên ngành “kinh tế đối ngoại” – bậc đại học từ Trường đại học Ngoại thương, còn bậc cao đẳng chủ yếu từ Trường cao đẳng Kinh tế Đối ngoại.

Dự án Aus4Skills được tài trợ bởi Chính phủ Australia từ tháng 5/2017, đến nay vẫn là dự án lớn nhất dành cho các trường cao đẳng và trung cấp có đào tạo về lĩnh vực logistics tại Việt Nam. Trường cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (HCE) là trường đầu tiên mở ngành logistics (từ 2018) và là một thành viên tích cực tham gia chương trình Aus4Skills.

Hiện trường tuyển sinh logistics với 2 bậc trung cấp và cao đẳng, với số lượng trong chỉ tiêu khoảng 200 sinh viên. Khối cao đẳng ngành Giao thông vận tải và ngành gần như Trường cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi Đồng Nai cũng tích cực tham gia với phân ngành vận tải (đường bộ, đường biển, đường thủy, máy xếp dỡ).

Trường cao đẳng Công nghệ Thủ Đức cũng là trường tích cực và có chuyên môn quản lý kho hàng với hệ thống thực hành được thiết kế thích hợp. Ngoài khu vực Thành phố Hồ Chí Minh thì các tỉnh, thành phố phía Nam còn gặp khó khăn trong mở ngành và đào tạo logistics. Với dự án Au4Skills, rất nhiều giảng viên đến từ các trường cao đẳng và một số trường đại học đã tham gia các khóa đào tạo, nâng cao kỹ năng chuyên môn.

Đào tạo bậc đại học và sau đại học

Trong năm qua, các trường Đại học tiếp tục xu hướng mở ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, theo mã 7510605 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT). Trường đại học Công nghiệp và Trường đại học Trà Vinh là 2 trường gần đây nhất đã mở ngành logistics. Trường đại học Quy Nhơn cũng đang xem xét và xây dựng ngành này trong thời gian tới. Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã điều chỉnh chương trình theo hướng mới

Tìm hiểu hoạt động đào tạo nguồn nhân lực Logistics tại Việt Nam
Tăng cường hoạt động đào tạo qua đại học để gia tăng nguồn nhân lực Logistics tại Việt Nam.

Chương trình chất lượng cao, giảng dạy bằng tiếng Anh, có lấy chứng chỉ nước ngoài. Như vậy tính đến tháng 08/2020, trong số 286 trường đại học trên cả nước đã có 30 trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành/ hoặc chuyên ngành logistics. Thông tin thực tuyển sinh các chương trình đào tạo ngành và chuyên ngành của các trường chi tiết tại Phụ lục 2. So với năm trước, có một số trường giảm số lượng tuyển sinh, có một số trường tăng số lượng tuyển sinh. Tổng số chỉ tiêu cho ngành/chuyên ngành này khoảng 3000 (cao hơn năm trước khoảng 200 chỉ tiêu).

Trong năm qua, một trong những điểm sáng của tăng cường tính thực tiễn trong đào tạo logistics là mô hình phòng thực hành mô phỏng logistics và quản lý chuỗi cung ứng của Trường đại học Thủ đô Hà Nội. Về đào tạo sau đại học, một chương trình liên kết giữa 3 đối tác là Trường đại học Giao thông vận tải Hồ Chí Minh, Trường đại học Solent (Vương quốc Anh) và Tân Cảng STC vừa được xây dựng và tuyển sinh từ năm 2020.

Tân Cảng STC đặt ra mục tiêu góp phần phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực vận tải tại Việt Nam, do đó chương trình bao gồm nhiều chuyến tham quan, học tập thực tế trong và ngoài nước đảm bảo đem lại chương trình thực tế chất lượng cao cho sinh viên và học viên đến từ các doanh nghiệp. Đây được kỳ vọng là chương trình đào tạo sẽ thu hút nhiều sự chú ý của người học, do các chuyên ngành/ngành đào tạo bậc đại học về logistics và quản lý chuỗi cung ứng đã được triển khai tương đối nhiều trong thời gian qua.

Hoạt động tự đào tạo tại các Doanh nghiệp

Tự đào tạo vẫn là hình thức phổ biến trong năm qua tại các doanh nghiệp. Do khó tìm được nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu thực tế nên phần lớn các doanh nghiệp phải tự đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng cho nhân viên theo điều kiện hiện có. Các hình thức tự đào tạo tại doanh nghiệp Việt Nam hiện nay bao gồm: đào tạo qua công việc do nhân viên có kinh nghiệm hướng dẫn nhân viên mới, các chương trình đào tạo nội bộ do doanh nghiệp tự xây dựng và mời chuyên gia về đào tạo tại các doanh nghiệp.

Tìm hiểu hoạt động đào tạo nguồn nhân lực Logistics tại Việt Nam
Hoạt động đào tạo tại Doanh nghiệp cũng được lên kế hoạch nhân rộng trong thời gian sắp tới.

Cử nhân lực logistics tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn bên ngoài doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng lên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động logistics tại doanh nghiệp.

Hoạt động đào tạo nhân lực logistics ngắn hạn

Đào tạo ngắn hạn chủ yếu được cung cấp bởi các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội ngành nghề liên quan đến lĩnh vực logistics như Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), Hiệp hội Đại lý và Môi giới Hàng hải Việt Nam (VISABA), Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA).

Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng tham gia đào tạo nghề logistics thông qua việc cung cấp các khoá học ngắn hạn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho nhân lực logistics; cấp chứng chỉ, chứng nhận nghề nghiệp cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu. Một số cơ sở đào tạo nhân lực về logistics có thể kể đến như Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics (VLI – thuộc VLA), Viện Logistics Việt Nam (VIL), Viện Đào tạo Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng EDINS, Trung tâm Đào tạo logistics Tiểu vùng Mê Kông – Nhật Bản tại Việt Nam.

Điểm mạnh của các cơ sở đào tạo trên là cung cấp những khoá học mang tính thực tiễn cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng nhân lực, thậm chí thiết kế riêng chương trình đào tạo ngắn hạn theo yêu cầu đặc thù của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, khó khăn chung của các cơ sở đào tạo này là phải tự túc toàn bộ nên cần nguồn lực lớn để phát triển quy mô. Giảng viên phần lớn là kiêm nhiệm công việc giảng dạy nên mặc dù có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nhưng thường hạn chế về phương pháp sư phạm và trình độ chuyên môn.

Như vậy là phía Ratraco Solutions đã vừa chỉ ra những hoạt động tích cực, đầy tiềm năng trong việc đào tạo nguồn nhân lực Logistics tại Việt Nam, nếu cá nhân hoặc đơn vị Doanh nghiệp nào đang có nhu cầu cần tìm hiểu, làm rõ định hướng sắp tới, có thể tham khảo tìm đọc nguồn bài viết trên. Những hoạt động đào tạo qua đại học, đào tạo tại Doanh nghiệp hay đào tạo ngắn hạn đều nằm trong kế hoạch khôi phục, tăng cường phát triển bền vững lĩnh vực Logistics nói chung, bởi thế cho nên các đối tượng liên quan cần phải xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc thực hiện theo định hướng lâu dài của Nhà nước.

Hi vọng những kiến thức, tin tức trên sẽ góp phần củng cố, bổ sung lượng kiến thức cần thiết về đào tạo nhân lực Logistics của nước nhà. Tiếp tục theo dõi, đồng hành cùng trang tin tức của chúng tôi để nắm bắt nhiều tin bài hữu ích về Logistic bạn đang quan tâm nhé.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ